Loài thằn lằn có khả năng tự vệ “bá đạo”, tưởng như chỉ có ở trong game
Thằn lằn sừng là một loài bò sát nhỏ có nguồn gốc từ Mexico và vùng Tây Nam Hoa Kỳ. Loài vật này sinh sống chủ yếu ở dãy núi sa mạc Sonoran
Loài thằn lằn có khả năng phun máu để tự vệ (Ảnh: Animal Planet/YouTube)
Việc những loài động vật hoang dã có những cách tự vệ đặc biệt không phải là một điều gì đó quá bất ngờ. Tuy nhiên thứ vũ khí tự vệ của loài thằn lằn này sẽ chắc chắn sẽ khiến mọi người phải cảm thấy ngạc nhiên.
Thằn lằn sừng là một loài bò sát nhỏ có nguồn gốc từ Mexico và vùng Tây Nam Hoa Kỳ. Loài vật này sinh sống chủ yếu ở dãy núi sa mạc Sonoran. Chúng dành phần lớn thời gian ở dãy núi này để ăn những con kiến và những loại côn trùng nhỏ khác. Loài thằn lằn này có thể ăn 2.500 con kiến trong một bữa ăn, quả là một con số ấn tượng. Tuy nhiên điều này vẫn chưa thể nào ấn tượng bằng cơ chế tự vệ của chúng: Phun máu ra từ mắt để tự vệ.
Chân dung loài thằn lằn có khả năng tự vệ đặc biệt (Ảnh: Room237/Wikimedia Commons)
Cuộc sống trên sa mạc Sonora rất khắc nghiệt, điều đó đồng nghĩa với việc có rất nhiều mối nguy hiểm xung quanh loài thằn lằn sừng. Vì kích cỡ nhỏ bé của mình nên chúng có thể dễ dàng trở thành con mồi của rắn, chuột ăn thịt và chó sói. Tuy nhiên thằn lằn sừng không phải là một “món ăn” dễ xơi. Tự nhiên đã ban tặng cho chúng một cơ chế phòng thủ vô cùng đặc biệt để đối phó với những kẻ thù, đó chính là khả năng phun máu ra từ mắt.
Nhiều người nghe đến đây sẽ tự đặt ra câu hỏi rằng liệu có khi nào chính việc phun ra máu khiến loài động vật này tự chết khi tự vệ hay không? Câu trả lời là không. Các nhà khoa học đã quan sát loài thằn lằn bé nhỏ này và phát hiện ra chúng có chiến thuật riêng của mình khi tự vệ. Cụ thể, khi bạn nhặt một con thằn lằn sừng lên hay thậm chí giả vờ làm hại nó, việc đầu tiên mà loài thằn lằn bé nhỏ này làm là rít lên. Việc rít lên có thể khiến đối phương giật mình và nhả ra. Tiếp sau đó chúng sẽ cào và cắn đối thủ, nếu như vẫn không thể thoát ra thì nó mới dùng đến tuyệt chiêu phun máu của mình.
Mặc dù là tuyệt chiêu đặc biệt, tuy nhiên nó lại không mấy hiệu quả khi đối cầu những loài như rắn và chuột. Tuy nhiên nó lại cực kỳ hiệu quả với những loài thuộc họ chó hay mèo. Thằn lằn sừng thường sẽ chờ đợi lúc đối thủ chuẩn bị cắn mình để tự vệ, lý do là bởi lúc đó chúng có thể phun máu vào miệng đối thủ và khiến chúng hoảng sợ. Trên thực tế, máu của loài thằn lằn sừng không hề có chất độc, tuy nhiên các loài vật thuộc họ chó và mèo thường ghét chúng. Theo quan sát, loài sói sau khi bị thằn lằn sừng phun máu vào miệng sẽ mắt khoảng 15 phút để bình tĩnh trở lại, lúc đó thì thằn lằn sừng đã chạy trốn đến một nơi an toàn.
Vậy làm thế nào loài thằn lằn này có thể phun máu ra khỏi mắt ? Câu trả lời là vì chúng có một túi đựng máu nằm ở dưới mắt. Chiếc túi này sẽ phồng lên khi đầy máu và được bắn ra khi có áp lực đột ngột tác động. Máu sẽ được phun ra phần ở mí mắt dưới của chúng, khoảng cách tối đa của tia máu là vào khoảng 2 mét. Chúng có thể bắn máu nhiều lần khi cần thiết.
Sherbrooke cho biết, loài thằn lằn sừng rất giỏi trong việc phân biệt đối thủ để đưa ra chiến thuật tự vệ thích hợp nhất. Ví dụ như khi gặp một con rắn, nó sẽ không sử dụng tuyệt chiêu phun máu của mình mà chỉ ngồi im để ngụy trang.
Theo viettimes.vn
Robot sống đầu tiên được chế tạo từ phôi thai ếch
"Chúng không phải là robot bình thường hay là một loài động vật mới mà là đẳng cấp mới của sự sáng tạo: Sinh vật sống có thể lập trình", các nhà khoa học chia sẻ.
Nhóm các nhà nghiên cứu lấy tế bào từ phôi ếch và biến chúng thành cỗ máy có thể được lập trình để hoạt động theo ý muốn. Họ khẳng định chúng sẽ được công nhận là robot sống đầu tiên.
Robot sống được phát triển từ phôi thai ếch.
Trong bài báo khoa học mới đây, nhóm nghiên cứu cho biết, lần đầu tiên loài người có thể tạo ra những cỗ máy lập trình với cấu tạo hoàn toàn sinh học. Chuyên gia Joshua Bongard của Đại học Vermont (Mỹ), người đồng lãnh đạo nghiên cứu cho biết đây là những cỗ máy sống bước ra từ tiểu thuyết, đó không phải là một robot truyền thống hay một loài động vật được biết đến.
Nó có đẳng cấp mới của sự sáng tạo: Một sinh vật có thể lập trình được. Các "xenobots" (cơ quan giả được lập trình) này có thể vận chuyển thuốc trong cơ thể bệnh nhân hoặc làm sạch đại dương. Chúng cũng có thể tự chữa lành cho bản thân khi gặp hư hại.
Các sinh vật mới được thiết kế bằng siêu máy tính và sau đó được chế tạo bởi các nhà sinh học, có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Đồng lãnh đạo sáng chế, Michael Levin đến từ Trung tâm Sinh học Tái sinh và Phát triển thuộc đại học Tufts (Mỹ) cho biết: "Chúng ta có thể tưởng tượng nhiều ứng dụng hữu ích của những robot sống này mà các người máy khác không thể làm như tìm kiếm các hợp chất nguy hiểm hoặc ô nhiễm phóng xạ, thu thập microplastic trong đại dương, di chuyển trong các động mạch để cạo sạch mảng bám".
Sinh vật mới được thiết kế trên các siêu máy tính. (Ảnh cắt từ clip của Đại học Vermont)
Các nhà khoa học cho rằng việc thiết kế robot từ những vật liệu sống như vậy có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong cách sử dụng công nghệ. Các xenobots có thể tái sinh và hoàn toàn phân hủy khi chúng chết. Hơn nữa, chúng có thể tự sửa chữa.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận mối nguy hiểm khi sự phát triển có thể được khai thác vào những mục đích khác, dẫn đến những hậu quả không lường trước.
QUÂN KHANH
Theo vtc.vn/Independent
Rồng Komodo giao tranh quyết liệt giành bạn đời Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất hành tinh, sống chủ yếu ở hòn đảo Komodo (Indonesia). Chúng thường ăn thịt các loài động vật nhỏ và luôn sẵn sàng đấu tranh, giành lãnh thổ. An Ngọc Theo news.zing.vn