Loại tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ không thể chìm
Loại tàu chiến này của Mỹ dù rất to lớn và kềnh càng nhưng sở hữu những tính năng kĩ chiến thuật ưu việt đảm bảo nó sẽ không bao giờ bị chìm trước bất kì vũ khí nào.
Ngày 17.6, tàu khu trục USS Fitzgerald trị giá 1,5 tỉ USD của Mỹ bất ngờ đâm phải tàu hàng ở ngoài khơi Nhật Bản, khiến 7 thủy thủ thiệt mạng. Đây là vụ việc rất nghiêm trọng trong lịch sử hải quân Mỹ. Tàu chiến Mỹ đã được đưa về cảng Nhật Bản sửa chữa và đánh giá nguyên nhân vụ việc.
Rủi ro với các tàu chiến hiện đại khi lênh đênh trên biển là rất lớn, trong đó có trúng phải mìn, ngư lôi hoặc thậm chí là va phải tàu chở hàng cỡ lớn. Tuy nhiên, Mỹ vẫn có thể tự hào vì sở hữu một loại tàu chiến được xem là “không thể chìm”: tàu sân bay.
Tàu sân bay của Mỹ được xem là mục tiêu rất lí tưởng để tấn công vì trên tàu luôn túc trực ít nhất 5.000 thủy thủ và hàng chục máy bay chiến đấu đắt tiền. Chỉ cần công phá được mục tiêu này, đối phương sẽ có lợi thế rất lớn và khiến quân đội Mỹ thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, khả năng để một tàu sân bay Mỹ chìm, dù là bởi yếu tố bên ngoài do một cuộc tấn công, hay do va chạm với tàu hàng khác như vụ việc tàu USS Fitzgerald, là gần như bằng 0. Sau đây là 5 lí do chủ chốt để hàng không mẫu hạm Mỹ không thể chìm:
Tàu sân bay rất nhanh và cơ động
Hiện nay, tàu sân bay lớp Nimitz đang làm chủ hạm đội hàng không mẫu hạm hơn 10 chiếc của Mỹ và trong tương lai, tàu lớp Ford sẽ thay thế. Tàu sân bay Nimitz có 25 khoang, cao 70 mét, độ giãn nước 100.000 tấn. Với hàng trăm khoang kín nước và hàng ngàn tấn thiết bị vũ khí, không một quả ngư lôi hoặc mìn truyền thống nào có thể hạ gục tàu sân bay.
Video đang HOT
Ngoài ra, tàu sân bay luôn di chuyển với vận tốc trên 45km/giờ (đủ nhanh để vượt mặt tàu ngầm) nên việc bắn hạ hàng không mẫu hạm là rất khó khăn. Trong vòng 30 phút sau khi đối phương phát hiện ra tàu sân bay, khu vực tàu sân bay có thể hoạt động đã lên tới 700 dặm vuông và sau 90 phút là 6.000 dặm vuông.
Hệ thống phòng thủ bất khả xâm phạm
Tàu sân bay Mỹ được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động và bị động để tiêu diệt mọi mối đe dọa từ tên lửa hành trình tầm thấp tới tàu ngầm. Với cảm biến công suất cao, tên lửa dẫn đường bằng radar và pháo Gatling 20mm bắn 50 viên/giây, mọi phương tiện bén mảng gần tàu sân bay sẽ bị hạ gục trong tích tắc.
Tàu sân bay chở theo 60 máy bay chiến đấu cùng hàng loạt máy bay cảnh báo sớm quần thảo trên đầu có thể phát hiện mọi nguy hiểm trên một phạm vi rộng lớn. Máy bay trực thăng đậu trên tàu sân bay có tên lửa chống ngầm, tên lửa mặt đất và hệ thống chống mìn tiên tiến. Mọi cảm biến của tàu sân bay đều kết nối với nhau và tạo ra hệ thống điều khiển chung phối hợp mọi hoạt động.
Tàu sân bay không hoạt động đơn lẻ
Tàu sân bay được gọi là “nhóm tàu tấn công” do nó luôn được hỗ trợ bởi một số tàu tên lửa dẫn đường, trang bị hệ thống phòng thủ Aegis tiên tiến. Hệ thống này được đánh giá là tân tiến và hiện đại nhất thế giới hiện nay, có thể tiêu diệt hầu như mọi nguy hiểm trên không, kể cả tên lửa đạn đạo. Hệ thống Aegis kết nối với hệ thống phòng thủ trên tàu giúp bắn hạ tàu ngầm, tàu mặt nước, mìn nổi hoặc cảm biến của đối phương. Ngoài ra, tàu sân bay thường được sự trợ giúp của tàu ngầm để gia tăng khả năng tiêu diệt các mục tiêu dưới biển.
Chiến thuật hải quân gia tăng khả năng sống sót
Mặc dù tàu sân bay Mỹ được bảo vệ bởi nhiều lớp, hải quân Mỹ vẫn phát triển các chiến thuật đa dạng nhằm giảm tới mức tối thiểu nguy cơ gặp nạn. Chẳng hạn, tàu sân bay sẽ không tới vùng biển được xác định là có mìn hoặc ngư lôi cho tới khi “bãi chiến trường” đó được dọn sạch. Tàu sân bay thường neo đậu ở đại dương thay vì vùng biển hẹp vì lo ngại tàu dân dụng giả trang tấn công. Tàu sân bay cũng được lệnh phải di chuyển không ngừng nghỉ để tránh trở thành mục tiêu tấn công của đối phương.
Công nghệ phòng thủ mới hiện đại
Hải quân Mỹ liên tục đầu tư tiền của vào công nghệ mới nhằm bảo vệ tàu sân bay trong mọi tình huống. Một trong những tiến bộ quan trọng nhất đạt được thời gian qua là kết nối mọi cảm biến và vũ khí trên tàu sân bay thành một khối để gia tăng tính hiệu quả. Kết quả là một mạng lưới vũ khí và cảm biến gắn kết, thông suốt từ tự vệ tới phản công trên tàu sân bay được hình thành.
Theo Danviet
Va tàu hàng, tàu khu trục Mỹ hỏng nặng, thủy thủ bị thương
Tàu khu trục của Hải quân Mỹ ngày 16.6 đã va chạm với một tàu chở hàng Philippines ở ngoài khơi bờ biển Yokosuka, Nhật Bản.
Tàu khu trục USS Fitzgerald của Hải quân Mỹ bị hư hại ở mạn phải.
Hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục USS Fitzgerald đã va chạm với một tàu chở hàng của Philippines vào 2.30 phút ngày 16.6 (theo giờ địa phương) ở ngoài khơi bờ biển Yokosuka, Nhật Bản.
Theo hãng tin Reuters, ít nhất 1 thủy thủy Mỹ bị thương trong vụ va chạm và được đưa đi cấp cứu bằng máy bay trực thăng của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, trong khi tàu khu trục USS Fitzgerald bị hư hại nặng ở mạn phải.
Một quan chức Mỹ cho biết tàu Fitzgerald vẫn đang rà soát tất cả quân nhân và chưa thể xác nhận các trường hợp mất tích.
Tàu chở hàng của Phillippines cũng bị hư hại ở phần mũi.
Trong khi đó, hãng tin Kyodo của Nhật Bản dẫn thông báo của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, cho biết 7 thành viên thủy đoàn của tàu khu trục Fitzgerald đã mất tích.
Phát ngôn viên của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ trước đó cho biết tàu khu trục Fitzgerald vẫn có thể tự di chuyển trở lại Yokosuka sau vụ va chạm. Tàu USS Dewey và 2 tàu kéo của Na Uy cũng được điều động để hỗ trợ tàu khu trục Fitzgerald.
Hạm đội 7 cho biết tàu chở hàng trong vụ chạm có trọng tải khoảng 29.000 tấn và có kích thước lớn gấp 3 lần so với tàu khu trục Fitzgerald.
Theo Danviet
Khủng hoảng vùng Vịnh: Iran chĩa laser vào trực thăng Mỹ Một tàu tên lửa Iran được cho là hành động "ngăn cản tầm nhìn" của phi công lái trực thăng Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở vùng Vịnh. Tàu chiến Iran phóng thử tên lửa hành trình ở eo biển Hormuz. Theo Express, trong một động thái nhằm phô trương sức mạnh, tàu tên lửa Iran đã phóng laser vào...