Loài sinh vật hàng đêm vẫn “bơi” và giao phối trên mặt chúng ta
Dài 0,3 milimet với cơ thể trong suốt, loài sinh vật 8 chân này đang trú ngụ trong lỗ chân lông của hầu hết mọi người. Chỉ cần chúng ta đi ngủ, chúng sẽ ngoi lên và bơi trên da mặt để giao phối và rồi đẻ trứng.
Demodex là một chi Ve bét kí sinh có kích thước cực kì nhỏ, hiện có khoảng 65 loài trong chi Demodex đã được biết đến, đặc biệt hầu hết thành viên của chi này đều được tìm thấy…trên mặt chúng ta.
Số đông người trưởng thành trên toàn thế giới đều có những con ve này sinh sống trên mặt. Chúng thường được gọi với tên ve lông mày hoặc ve mặt. Vì chỉ dài vỏn vẹn 0,3 milimet và cơ thể gần như trong suốt, chúng ta không thể quan sát ve mặt bằng mắt thường.
Ve mặt dành cả ngày để trú ngụ bên trong lỗ chân lông của chúng ta. Thức ăn của chúng chính là bã nhờn mà làn da tiết ra để tự giữ ẩm. Do đó, những nơi nhiều dầu nhất trên khuôn mặt bạn như: vùng quanh mắt, mũi và miệng thường sẽ tập trung nhiều nhất các cá thể ve mặt.
Ve mặt có thể sống trong vòng hai tuần. Phần lớn thời gian chúng nằm ở bên trong lỗ chân lông. Tuy nhiên, khi chúng ta đi ngủ, chúng có thể ra ngoài và bơi (theo đúng nghĩa đen) trên da mặt, để giao phối và sau đó quay ngược trở lại lỗ chân lông để đẻ trứng.
Nghe có vẻ rợn người nhưng bạn cũng không cần phải lo lắng về sinh vật này, bởi chúng hầu như không hề gây nên bất cứ triệu chứng nào. Và thậm chí nếu có muốn, chúng ta cũng không thể loại bỏ hoàn toàn ve mặt khỏi cơ thể mình.
Cùng khám phá loài kí sinh đặc biệt trên mặt chúng ta trong video dưới đây:
Loài sinh vật dài hàng đêm vẫn “bơi” và giao phối trên mặt chúng ta
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn/DL
Tìm ra sự sống ngoài Trái đất cần nhiều thời gian hơn
Phát biểu tại Washington (Mỹ) cách đây chưa lâu, nhà thiên văn học đến từ Viện Công nghệ Massachusetts Sara Seager cho biết, chúng ta sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa trước khi tìm thấy một nền văn minh tiên tiến trong không gian.
"Đó sẽ là một khám phá chậm và mất nhiều thời gian để tìm ra những con người nhỏ bé màu xanh lá cây đến trên Trái đất có thể khiến mọi người sợ hãi", Seager nói.
Để phát hiện ra sự sống ngoài hành tinh, chúng ta còn mất nhiều thời gian.
Vấn đề được bà Seager đưa ra đó là một khám phá chậm như vậy chưa chắc đã đáng thất vọng. Thay vào đó nó lại là cơ hội giúp nhân loại có khả năng chuẩn bị dài hơn cho một cuộc gặp mặt với người ngoài hành tinh.
Ngoài chức danh giáo sư tại MIT, Seager còn là phó giám đốc khoa học trong chương trình Vệ tinh Khảo sát Exoplanet (TESS) của NASA. TESS gần đây đã tuyên bố sẽ hợp tác với Viện SETI (Search for Extraterrestrial Intelligence - Tìm kiếm Sinh vật Thông minh ngoài Trái đất) để tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái đất.
"Chúng tôi rất nhiệt tình về việc tham gia cùng SETI. Trong số tất cả các nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh của chúng ta, chỉ có SETI giữ lời hứa xác định các dấu hiệu của cuộc sống thông minh", bà Seager nhấn mạnh.
Trước đó, một nghiên cứu toàn diện được công bố vào tháng 6/2019 cho thấy không có bằng chứng nào về sự sống ngoài Trái đất trong số hơn 1.300 ngôi sao ở chúng ta.
Một nghiên cứu riêng được công bố vào tháng 6 cũng đã cắt giảm đáng kể số lượng các hành tinh có khả năng lưu trữ sự sống thông minh.
Sau đó, vào tháng 10/2019, một cựu nhà khoa học của NASA đã công bố ông "đã tìm thấy bằng chứng sự sống" trên sao Hỏa vào những năm 1970. Sau đó, NASA đã kịch liệt phủ nhận tuyên bố này.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Fox News
Người phụ nữ bị giun ký sinh trong mắt sau khi chạy qua... một đàn ruồi Lần thứ hai trong các tài liệu y khoa, một con người đã bị nhiễm giun ký sinh Thelazia gulosa hiếm gặp. Đây là một loại ký sinh trùng biến đôi mắt người thành nơi sinh sản. Mặc dù đây chỉ là trường hợp thứ hai được ghi nhận ở người, do cả hai trường hợp nhiễm trùng đã xảy ra trong vòng...