Loài sâm “quốc bảo” trồng bằng cây cấy mô ở Đà Lạt đã cho củ
Những ngày cuối năm 2019, sau nửa thập kỷ mày mò với cây sâm Ngọc Linh in vitro (cấy mô), vòng tuần hoàn cuối cùng đã khép. Những cây sâm Ngọc Linh con đã nảy mầm, trưởng thành từ những hạt thu từ cây mẹ vô tính, mở ra một cơ hội mới.
Hạt từ cây mẹ vô tính nảy mầm
Thạc sỹ Phan Công Du, Trưởng ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao Lâm Đồng, Chủ nhiệm Đề tài “Nghiên cứu khả năng ra hoa tạo hạt của cây sâm Ngọc Linh in vitro tại Đà Lạt” đã có nhiều năm ăn, ngủ với cây sâm Ngọc Linh.
PGS. TS Trân Công Luân (chuyên gia vê sâm Ngoc Linh) cung tac gia Phan Công Du (bên phải) vơi san phâm cây sâm Ngoc Linh in vitro đươc trông tai Đa Lat. Ảnh: D.Quỳnh.
Từ những năm 2014-2015, anh đã trồng những cây sâm Ngọc Linh in vitro tại Đà Lạt. Và đến năm 2017, anh đã hào hứng đón chào cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô (in vitro) đầu tiên nở hoa, mở ra cơ hội mới để nhân giống loài sâm K9 quý hiếm này. Qua đó, đặt ra câu hỏi là từ những nụ hoa đầu tiên cho đến những hạt giống quý báu từ cây mẹ vô tính, làm sao để có những cây con nảy mầm tự nhiên, khép kín vòng sinh trưởng, giúp chủ động nguồn giống sâm Ngọc Linh?
Vì vậy, sau khi những cây sâm Ngọc Linh in vitro ra hoa và kết quả, nhóm nghiên cứu của Thạc sỹ Phan Công Du đã mày mò tìm hướng để những hạt sâm thu được từ cây mẹ in vitro có thể nảy mầm. Thạc sỹ Phan Công Du chia sẻ: “Thu được 7 hạt giống đầu tiên từ cây mẹ vô tính, nhóm chúng tôi rất hồi hộp, tìm nhiều phương pháp thử nghiệm để hạt nảy mầm tốt nhất. Phương pháp hiệu quả nhất là dung dich nươc toi 10% đê xư lý hat giông. Chúng tôi ngâm nhân hat đa xư ly loai bo phân thit qua vao dung dich nươc toi trong 30 phut, sau đo đem gieo…”.
“Với việc áp dụng quy trình xử lý hạt giống nêu trên, sau 4 tháng kể từ thơi điểm gieo hạt, hạt đã nảy mầm và lên cây với tỉ lệ hiên nay la 3/7 hat gieo, đat ti lê nay mâm tư hat cua cây sâm Ngoc Linh in vitro la 42,8%”. Kết quả nảy mầm khả quan này đã chứng minh, cây sâm in vitro được nuôi trong điều kiện nhà kính, nhà lưới tại Đà Lạt phát triển hoàn toàn bình thường, sinh trưởng tương tự với sâm Ngọc Linh trong điều kiện tự nhiên của núi rừng K9…”, Thạc sỹ Phan Công Du cho biết thêm.
Video đang HOT
Giáo sư – Tiến sỹ Dương Tấn Nhựt, Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài: Hạt từ cây sâm Ngọc Linh in vitro nảy mầm, phát triển thành cây con là một thành công của nhóm nghiên cứu.
Việc nảy mầm từ hạt thu từ cây sâm in vitro đã khép kín được vòng sinh trưởng và phát triển, chứng minh cây sâm in vitro sinh trưởng tự nhiên, tương tự với cây sâm nhân giống từ hạt. Thành công này mở ra một hướng mới cho việc phát triển cây sâm Ngọc Linh, không còn bó hẹp tại vùng rừng nguyên sinh với điều kiện tự nhiên khó khăn.
Hàm lượng saponin tiệm cận sâm Ngọc Linh tự nhiên
Đã ra hoa, kết quả và hạt nảy mầm tự nhiên, cây con cũng phát triển khỏe mạnh chứng tỏ cây sâm Ngọc Linh in vitro thích ứng với điều kiện Đà Lạt. Thạc sỹ Phan Công Du cho biết, những cây sâm in vitro được nhóm trồng với 3 điều kiện phổ biến tại Đà Lạt, đó là trong nhà kính, trong nhà có mái che bền vững và trồng dưới tán rừng với độ che phủ 80%. Khu vực lựa chọn để trồng sâm Ngọc Linh là vùng rừng ven hồ Tuyền Lâm, nơi có sẵn nguồn nước sạch và khí hậu mát mẻ, gần gụi với điều kiện rừng núi Ngọc Linh.
Sau 5 năm trồng từ những cây sâm in vitro con, những củ sâm Ngọc Linh trồng tại Đà Lạt đã đủ chuẩn thu hoạch.
Cu thu đươc co trong lương binh quân đat 40 gam/cu, vơi kêt qua phân tich thanh phân saponin co trong sâm cu đat tiêu chuân dươc điên sâm Viêt Nam cua Bô Y tê ban hanh, đăc biêt ham lương saponin đăc trưng cho sâm Viêt Nam la M-R2, vươt gâp 3,5 lân so vơi tiêu chuân dươc điên Viêt Nam. So sánh với sâm Ngọc Linh tự nhiên, sâm in vitro đạt hàm lượng dược chất gần tiệm cận.
Lượng sâm Ngọc Linh cung cấp trên thị trường là khá hạn chế, do trong tự nhiên, sâm Ngọc Linh phát triển rất chậm, năng suất rất thấp. Vì vậy, nếu nông dân Đà Lạt có thể canh tác sâm Ngọc Linh sẽ là nguồn sâm quý giá. Nhóm nghiên cứu cũng đã hoàn thành quy trình chăm sóc sâm Ngọc Linh tại Đà Lạt và sẵn sàng chuyển giao cho nông dân.
Anh Phan Công Du đánh giá, tuy đầu tư ban đầu cho vườn sâm Ngọc Linh là khá nặng do giá cây giống nhưng sau 5 năm, mô hình trồng cây sâm Ngọc Linh in vitro mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ tại Đà Lạt, các vùng trồng sâm Ngọc Linh truyền thống như Kon Tum, Quảng Nam cũng có thể sử dụng giống sâm in vitro để trồng rộng rãi thay cho nguồn giống mọc từ hạt tự nảy mầm rất quý hiếm.
Với những hạt thu được từ cây sâm vô tính nảy mầm thành cây con và phát triển bình thường, cây sâm Ngọc Linh in vitro đã cho thấy khả năng mở rộng và phát triển giống sâm quý không còn quá phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
Theo Diệp Quỳnh (Báo Lâm Đồng)
Quảng Trị: Độc đáo, sâm Ngọc Linh mọc trên đỉnh Sa Mù
Lần đầu tiên sâm Ngọc Linh được Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa di thực trồng tại khu vực đỉnh đèo Sa Mù (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã phân bổ 500 triệu đồng để Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa đầu tư mua giống cây sâm Ngọc Linh đưa về trồng thử nghiệm ở địa phương.
Hơn 1.100 cây sâm Ngọc Linh được theo dõi, chăm sóc.
Giống sâm được mua tại các vườn ươm ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam mang về trồng, cây giống được 1 năm tuổi, với giá 360.000 đồng/cây.
Khu vực đèo Sa Mù có độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển, nơi trồng thử nghiệm thuộc khu vực rừng nguyên sinh, tán rừng ẩm, nhiều mùn, có nhiệt độ trung bình ban ngày 18-23 độ C, ban đêm 12-15 độ C khá tương đồng với vùng núi Ngọc Linh nơi được mệnh danh thủ phủ sâm Ngọc Linh.
Hiện cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Sau gần 2 tháng đưa về trồng và chăm sóc cây sâm sinh trưởng, phát triển khá tốt. Hiện một số cây, phần thân, lá đã rụng do cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông kéo dài đến hết tháng 12.
Một số cây Sâm Ngọc Linh bắt đầu ngủ đông.
Ông Hà Văn Hoan, Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị cho biết: "Để bảo vệ cây sâm chúng tôi luôn phân công cán bộ theo dõi khu vực thường xuyên nhằm ngăn chặn sự tác động của con người, môi trường cũng như động vật. Quá trình trồng, chăm sóc cây sâm luôn có sự tham gia, giám sát của hơn 30 hộ dân thuộc các xã Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Lập... của huyện miền núi Hướng Hóa.
Các hộ dân trên được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, sau này người dân địa phương sẽ chủ động hơn khi đơn vị chuyển giao kỹ thuật trồng nếu mô hình trồng sâm Ngọc Linh trên đỉnh Sa Mù thành công, sẽ là hướng phát triển mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân".
Theo Nguyễn Hoàng (Báo Quảng Trị)
Thứ hạt đỏ đẹp mê hoặc ví như ngọc trời trên đỉnh Ngọc Linh Tại Quảng Nam, sâm sinh trưởng và phát triển tốt nhất tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My. Mùa sâm ra hoa thường từ tháng Tư đến tháng Bảy và mùa kết trái vào khoảng tháng Chín đến tháng Mười. Sau hai tháng quả bắt đầu chuyển từ màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục, khi chín ngả màu đỏ cam với...