Loài rùa tiểu qua đường… miệng
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra đặc điểm hết sức thú vị của loài rùa mai mềm TQ đó là tiểu qua đường miệng.
Loài rùa mai mềm
Rùa mai mềm này còn được gọi là ba ba trơn, thường sống ở khu vực đầm lầy Đông Á. Một nghiên cứu trước đây chứng minh những mô mượt bên trong miệng rùa có chức năng giống mang của cá, nghĩa là có khả năng lọc oxy và muối để rùa hô hấp.
Video đang HOT
Khi các nhà sinh học của Đại học Quốc gia Singapore quan sát những con rùa này thấy ngạc nhiên vì chúng thường xuyên thở bằng phổi nhưng lại lặn dưới nước tới 100 phút. Giáo sư Ip Yeung Kwon, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: ‘Trong suốt quá trình thử nghiệm, chúng tôi thấy lượng nước tiểu qua miệng rùa lớn hơn rất nhiều, từ 15 tới 49 lần, so với lượng nước tiểu qua lỗ huyệt. Điều đó cho thấy các mô trong miệng rùa và cử động của cổ họng đã tham gia vào quá trình tống nước tiểu ra ngoài’.
Ông Kwon nói thêm rằng khả năng bài tiết nước tiểu qua miệng là đặc điểm độc đáo và riêng biệt của rùa mai mềm này. Loài rùa này hiện đang là đặc sản tại các nước Đông Á nên người dân nuôi chúng trong các nông trại. Một cuộc khảo sát tại 684 nông trại nuôi rùa tại TQ cho thấy họ bán khoảng 91 triệu con rùa/năm.
Theo VNE
Kỳ lạ rùa đi tiểu bằng... miệng
Những chú rùa mai mềm ở Trung Quốc có đặc điểm cực kỳ khác biệt: chúng đi tiểu bằng miệng. Theo các nhà khoa học, đặc tính kỳ lạ này có thể đã giúp chúng thích nghi với những môi trường nước mặn.
Loài rùa mai mềm Trung Quốc (tên khoa học là Pelodiscus sinensis) thường sống trong các khu vực đầm lầy nước lợ. Chúng thường dúi đầu xuống vũng nước nhỏ trên cạn dù chúng vẫn phải thở bằng không khí.
Một số loài cá bài tiết urê, thành phần chính trong nước tiểu, qua mang. Các nhà nghiên cứu đoán rằng loài rùa ở Trung Quốc có thể bài tiết urê qua miệng khi chúng nhúng đầu xuống nước, vì chúng có bộ phận trông gần như mang cá ở đầu.
Rùa mai mềm Trung Quốc đi tiểu qua đường miệng để tránh nuốt nước mặn
Theo bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sinh học thử nghiệm, các nhà nghiên cứu mua vài con rùa mai mềm từ khu của người Trung Quốc (Chinatown) ở Singapore và đo lượng urê mà chúng bài tiết ra qua nước tiểu bằng cách gắn ống nhựa vào đường bài tiết phía sau của chúng để hứng nước tiểu. Kết quả ngạc nhiên mà các nhà nghiên cứu thu được là lượng urê trong nước thả rùa cao gấp 15 lần nước trong nước tiểu rùa.
Các nhà khoa học sau đó nhốt đám rùa vào hộp khô và tạo một vũng nước nhỏ trong đó. Họ thấy rằng loài bò sát này có thể giữ đầu trong vũng nước trong suốt 100 phút, và bài tiết lượng nước tiểu qua miệng nhiều hơn khoảng 50 lần so với bộ phận bài tiết phía sau. Ngoài ra, khi các nhà nghiên cứu bơm urê vào miệng rùa, họ phát hiện ra lượng nước bọt có trong nước tiểu cao gấp 250 lần trong máu.
Nhóm nghiên cứu đoán rằng rùa mai mềm Trung Quốc bài tiết urê qua miệng chứ không qua thận là do môi trường sống nhiều muối.
Việc đi tiểu đòi hỏi rùa phải uống nước ngọt vào để đẩy urê ra, nhưng uống nước mặn không an toàn. Vì thế, rùa đi tiểu qua đường miệng để tránh nuốt nước mặn.
Theo 24h
Những hình ảnh lạ về động vật (phần 2) Dê uống bia tài tình, người đàn ông dẫn khỉ đi dạo... là những hình ảnh lạ về thế giới động vật. Khách du lịch ngạc nhiên trước khả năng uống bia của dê ở vườn thú ở Trung Quốc. Chú dê này có khả năng uống một lần hết 4 chai bia. Chàng thanh niên dắt hai con khỉ đi dạo ở...