Loại quả tiến vua quý hiếm sắp đổ bộ Thủ đô
Sắp vào vụ thu hoạch nhãn, do sản lượng tăng đột biến nên hai tỉnh Sơn La, Hưng Yên, những địa phương có diện tích nhãn lớn nhất miền Bắc đang khẩn trương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến tiêu thụ.
Niên vụ nhãn 2018 của các tỉnh miền Bắc sẽ bắt đầu từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 9. Thời tiết thuận lợi nên tỷ lệ đậu quả của nhãn lên đến 95%, dự báo được mùa lớn.
Hai tỉnh trồng nhãn lớn nhất miền Bắc là Sơn La với diện tích 12.257ha, trong đó 7.826ha đã cho thu hoạch và Hưng Yên với 4.340ha nhãn, trong đó 4.200ha đã cho thu hoạch.
Tuần lễ nhãn lồng Hưng Yên tại Hà Nội đã được tổ chức rất thành công trong năm 2017. Ảnh: IT.
Những năm gần đây, hai tỉnh Sơn La, Hưng Yên rất coi trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn, vừa đảm bảo chất lượng và an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước vừa đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Theo đó, các ngành chức năng khuyến cáo người dân áp dụng thâm canh cao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel, phân bón công nghệ Nano bạc, sử dụng chế phẩm sinh học, sản xuất theo quy trình VietGAP.
Đến nay, Sơn La có 60 hợp tác xã trồng nhãn với diện tích 950,5ha, trong đó có 12ha HTX được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 238ha, sản lượng khoảng 1.594 tấn; được cấp 6 mã vùng trồng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN với diện tích 61,35ha, sản lượng khoảng 500 tấn.
Video đang HOT
Hiện Sơn La đang duy trì được 27 chuỗi quả an toàn, trong đó có 13 chuỗi sản xuất nhãn với 457ha, sản lượng 4.012 tấn. Nhãn Sông Mã đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu.
Tỉnh Hưng Yên cũng được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP cho 3 vùng nhãn với diện tích 62ha, được cấp 7 mã số vùng trồng xuất khẩu đi Mỹ với diện tích trên 70ha.
Nhãn Sông Mã đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu. Ảnh: IT.
Để việc tiêu thụ nhãn thuận lợi, hiện hai tỉnh Sơn La và Hưng Yên đang rốt ráo đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại. Dự kiến, từ cuối tháng 7 đến hết tháng 8 sẽ có hàng loạt các sự kiện được tổ chức.
Cụ thể, tại Sơn La, sẽ có Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn, Ngày hội nhãn Sông Mã, Hội nghị xúc tiến xuất khẩu nhãn… Tỉnh Sơn La cũng sẽ tổ chức Tuần lễ giới thiệu nhãn và nông sản an toàn và Hội nghị xúc tiến xuất khẩu nhãn tại Hà Nội.
Đặc biệt, năm nay, lần đầu tiên Sơn La sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nhãn tại Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc.
Tỉnh Hưng Yên cũng sẽ tổ chức 5 sự kiện chính để quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ nhãn lồng, gồm: Hội nghị kết nối giao lưu tiêu thụ nhãn và các sản phẩm nông nghiệp Hưng Yên; Lễ hội nhãn lồng Hưng Yên năm 2018 (30.7-5.8); Hội nghị xúc tiến thương mại sản phẩm nhãn và nông sản Hưng Yên; Tuần lễ nhãn lồng tại Hà Nội và phiên chợ nhãn lồng được tổ chức tại khu đô thị Ecopark.
Theo Danviet
Được mùa lớn, sản lượng tăng 30%, nhãn lồng Hưng Yên sắp có hội
Chỉ một vài tuần nữa là Hưng Yên bước vào thu hoạch nhãn lồng trà sớm. Theo nhận định của ngành NNPTNT tỉnh, năm nay, thời tiết thuận lợi nên nhãn sai hoa, tỷ lệ đậu quả cao, sản lượng dự kiến tăng 30% so với năm 2017.
Theo thống kê, tỉnh Hưng Yên có trên 3.000ha nhãn, trồng nhiều tại huyện Khoái Châu và thành phố Hưng Yên. Hiện, nhãn đang ở giai đoạn phát triển quả non, dự kiến cho thu hoạch trà sớm vào nửa cuối tháng 7.
Nhờ thời tiết thuận lợi nên năm nay nhãn sai hoa, tỷ lệ đậu quả cao, nếu từ nay đến cuối vụ không bị ảnh hưởng của thời tiết bất thuận, dự kiến toàn tỉnh thu được khoảng 41.000 tấn nhãn quả, tăng 30% so với năm 2017.
HTX nhãn lồng Hồng Nam dự kiến được mùa lớn. Ảnh: BHY.
Hợp tác xã nhãn lồng Hồng Nam (TP.Hưng Yên) hiện duy trì trên 10ha trồng nhãn các loại, trong đó chủ yếu là giống nhãn Hương Chi, đường phèn, siêu ngọt... Theo đánh giá, năm nay là năm được mùa đối với tất cả các dòng nhãn, từ chiết, ghép, nhãn cây. Nếu thời tiết thuận lợi từ nay đến lúc thu hoạch, dự kiến sản lượng nhãn sẽ tăng từ 20 - 30% so với năm trước.
Điều đáng ghi nhận là, xu hướng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được người dân hưởng ứng.
Đơn cử như tại Khoái Châu, toàn huyện hiện có khoảng 1.500ha trồng nhãn với các giống chủ yếu như: nhãn Miền Thiết (chiếm trên 80%), nhãn T1, T2, T6, nhãn siêu ngọt...
Để giúp người dân được tiếp cận các biện pháp kỹ thuật chăm sóc quả non, Phòng NNPTNT huyện đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP; hướng dẫn nông dân bón phân bảo đảm phân hữu cơ và vô cơ được cân bằng các chất dinh dưỡng; nghiêm ngặt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng), không được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm và phải bảo đảm cách ly sản phẩm 21 ngày trước thu hoạch.
Hiện, tổng diện tích nhãn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Khoái Châu là trên 20ha. Phấn đấu từ nay đến trước vụ thu hoạch nhãn sẽ có thêm trên 200ha nhãn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Hưng Yên đang có chủ trương phát triển các tour du lịch về vườn nhãn. Ảnh: hungyentourism.
Để tuyên truyền, quảng bá, phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn lồng đã được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ nhãn và sản phẩm nông sản của Hưng Yên, theo kế hoạch, giữa tháng 7 và đầu tháng 8 tới, Hưng Yên sẽ tổ chức 5 sự kiện, gồm: Hội nghị kết nối giao thương tiêu thụ nhãn và các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Hưng Yên; Lễ hội Nhãn lồng Hưng Yên năm 2018; Hội nghị Xúc tiến thương mại nhãn và các sản phẩm nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2018; Tuần lễ Nhãn lồng Hưng Yên năm 2018 tại Hà Nội; Phiên chợ nhãn lồng tại Khu đô thị Ecopark Văn Giang.
Các sự kiện này đồng thời hướng đến các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nhãn, sản phẩm nông sản trên thị trường trong và ngoài nước; đẩy mạnh xuất khẩu nhãn quả và sản phẩm từ nhãn vào thị trường Trung Quốc; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, thương nhân gặp gỡ, giao lưu tìm kiếm đối tác, kết nối cung cầu nhãn và sản phẩm nông sản gắn với giới thiệu tiềm năng, thu hút đầu tư của tỉnh.
Để nâng cao giá trị cho cây nhãn, Sở NNPTNT Hưng Yên tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng, triển khai thực hiện một số mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) nhằm giúp nông dân ứng dụng rộng rãi vào các khâu sản xuất.
Bên cạnh đó, các địa phương cần duy trì các vùng nhãn VietGAP đã được thực hiện từ những năm trước, đồng thời mở rộng thêm diện tích mới; chủ động liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân...
Theo Danviet
Lô vú sữa Việt Nam đầu tiên sắp "cất cánh" sang thị trường Mỹ Sáng ngày 26/12/2017, Bộ NN&PTNT Việt Nam và UBND Tỉnh Tiền Giang chủ trì buổi lễ công bố "Xuất khẩu lô vú sữa Việt Nam đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ" tại công ty TNHH SXCBNS Cát Tường (ấp 3, xã Đạo Thạnh, Tp. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang). Đây là thị trường tiềm năng đối với trái cây Việt Nam nhất...