Loại quả ở Việt Nam có đầy không ngờ là gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá vài triệu/kg
Đây là loại gia vị rất quen thuộc ở Việt Nam cũng như các quốc gia châu Á.
Bạch đậu khấu tên khoa học là Amomum cardamomum L, được biết đến với những tên khác như bạch khấu nhân, bạch khấu xác, đa khấu, đới xác khấu, đậu khấu,…
Cây bạch đậu khấu là loài thảo dược mọc hoang trong tự nhiên, nay được trồng nhiều một số nước như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Nam Mỹ,… Ở Việt Nam, cây mọc ở vùng núi cao, khí hậu mát mẻ như Lào Cai, Cao Bằng,…
Loài cây thảo này cao khoảng 2-3m, sống lâu năm. Rễ mọc bò, lá mọc thành 2 dãy, hình mũi mác hoặc hình dải và nhọn hai đầu. Mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới có lông rải rác.
Bạch đậu khấu có vị cay, hương thơm dịu, hơi ngọt, thường được sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn hoặc làm món tráng miệng. Loại gia vị này được biết đến như “bà hoàng của gia vị” do chúng có mùi thơm và hương vị đặc trưng, giúp món ăn thêm phần hấp dẫn. Bên cạnh đó, bạch đậu khấu còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Trong y học cổ truyền, bạch đậu khấu có vị cay, tính ấm, vào các kinh tỳ, vị, phế, có tác dụng hành khí, ấm dạ dày, trừ hàn, tiêu thực, chống nôn, giã rượu, chữa đau bụng, trướng đầy, đau dạ dày, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy,… dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Theo y học hiện đại, bạch đậu khấu chứa tinh dầu (2.4%), với thành phần chủ yếu của tinh dầu là d-borneol và d-camphor. Ngoài ra còn 1 số thành phần khác trong bạch đậu khấu như lipid (7g), cholesterol (0g), natri (18mg), kali (1.119mg), cacbohydrate (68g), protein (11g) và một số dưỡng chất khác (vitamin A, vitamin D, vitamin B12, sắt, magie,…).
Bạch đậu khấu có nhiều lợi ích như:
-Tăng cường nhu động ruột: Loại thảo dược này có tác dụng tăng cường nhu động ruột, tăng tiết dịch vị, ức chế quá trình lên men bất thường của ruột và chống nôn.
-Giảm cảm lạnh và cúm: Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, hãy uống một tách trà bạch đậu khấu để giảm cơn đau họng, ho và nghẹt mũi. Trà bạch đạu khấu cũng có thể làm sạch đờm hay chất nhầy trong đường hô hấp.
- Kháng khuẩn: Trà bạch đậu khấu có rất nhiều chất kháng khuẩn, bôi nước trà bên ngoài bề mặt da sẽ giúp vết thương, vết cắt và vết xước nhanh chóng se lại. Uống trà bạch đậu khấu giúp những vết thương nhỏ nhanh lành.
- Tiêu diệt các gốc tự do: Các chất chống oxy hoá có trong bạch đậu khấu có khả năng tiêu diệt các gốc tự do gây tồn thương tế bào trong cơ thể. Bạch đậu khấu cũng có tính chất chống viêm có thể chữa bệnh viêm khớp, đau đầu hoặc giúp phục hồi sau chấn thương.
Video đang HOT
Đáng chú ý, bạch đậu khấu là loại gia vị đắt thứ ba trên thế giới, sau nhụy hoa nghệ tây và vani. Chỉ 1 kg gia vị có thể có giá khoảng 90 USD (~2 triệu đồng). Lý do chính khiến loại gia vị này đắt như vậy là vì nó cần được thu hoạch hoàn toàn bằng tay, rất tốn công sức. Mỗi quả bạch đậu khấu xanh phải được hái khi chín khoảng 70%, vì vậy cần có thời gian và sự chăm sóc tỉ mỉ. Bên cạnh đó, bạch đậu khấu rất dễ bị côn trùng và nấm tấn công nên việc bảo quản cũng khá tốn kém.
Cách làm sa tế kiểu Thái ngon chuẩn vị lạ miệng
Bạn có biết sa tế là một loại gia vị được rất nhiều người yêu thích và được nấu cùng với nhiều món ăn. Có nhiều loại sa tế, nhưng Sa tế kiểu Thái rất được ưa chuộng. Cùng tìm hiểu về các loại sa tế và cách làm sa tế kiểu thái nhé các bạn
Sa tế là gì?
Sa tế là một hỗn hợp phụ gia thực phẩm được làm từ các nguyên liệu chính như: ớt bột hoặc ớt tươi và dầu ăn (một số loại có thêm sả băm nhuyễn).
Với vị cay nhẹ đậm đà, sa tế thường được dùng để tẩm ướp nguyên liệu, tạo nên mùi vị hấp dẫn, màu sắc đỏ đặc trưng và mùi thơm nồng nàn cho các món lẩu, món nướng và các món nước khác.
Nguồn gốc của sa tế
Được biết, sa tế xuất hiện đầu tiên ở 2 nước Ấn Độ và Trung Quốc. Loại sa tế có các nguyên liệu chính gốc Ấn Độ xuất phát từ người Mã Lai thuộc đất nước này. Còn sa tế ở Trung Quốc thì có nguồn gốc từ loại sa tế Shacha với các nguyên liệu như: dầu đậu tương, tỏi, hẹ, ớt, cá và tôm khô được sử dụng phổ biến ở vùng Phúc Kiến, Triều Châu.
Nhờ có sa tế, mà các món nướng hay món lẩu trở nên hấp dẫn, thơm ngon và đẹp mắt hơn. Chính vì thế mà sa tế dần được lan rộng và trở thành một loại gia vị phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: Singapore, Indonesia, Việt Nam, Hàn Quốc,...
Có bao nhiêu loại sa tế?
Dựa trên cách làm
Dựa trên cách chế biến, sa tế có 3 loại chính:
Sa tế được chế biến theo cách làm tại Việt Nam:
Vẫn sử dụng những nguyên liệu cơ bản như: ớt bột và dầu ăn, nhưng sa tế kiểu Việt Nam sẽ cho thêm muối và sả băm nhuyễn, đặc biệt phần dầu được thêm vào rất ít nên vị sa tế này có mùi vị mặn cay rất đậm đà.
Sa tế được chế biến theo cách làm tại Trung Quốc:
Khác với sa tế Việt Nam, sa tế Trung Quốc lại sử dụng rất nhiều dầu để chế biến theo công thức 1/4: 1 phần ớt bột và 4 phần dầu ăn hoặc cứ 30gr ớt bột thì cho 250ml dầu ăn vào pha trộn.
Ngoài ra, người Trung Hoa còn cho thêm một số nguyên liệu khác như: hoa hồi, hoa tiêu, nguyệt quế, thanh quế, thảo quả, đinh hương, bạch đậu khấu, mè trắng, gừng... để tạo thêm mùi vị đặc trưng cho món ăn.
Sa tế được chế biến theo cách làm tại Thái Lan:
Thường được gọi với cái tên Tomyum, sa tế kiểu Thái được làm từ các nguyên liệu chính như: ớt, riềng, sả, lá chanh, me, tôm khô, mắm tôm..... Đây chính là loại gia vị được nêm vào món lẩu, giúp nước dùng có vị chua cay đậm đà rất đặc trưng kiểu Thái.
Cách làm sa tế kiểu Thái chuẩn vị
Cả hai công thức sau đây đều tạo nên món sốt sa tế kiểu Thái ngon. Một là công thức đơn giản, thời gian làm nhanh và có phần độc đáo mà gia đình tôi rất ưa chuộng và sử dụng trong nhiều thập kỷ qua. Nó bao gồm bơ đậu phộng, phủ một lớp dầu phía trên, thêm chút giấm chưng cất và đường cát. Thời gian thực hiện chưa đầy 10 phút, rất nhanh chóng. Công thức thứ hai tốn nhiều thời gian hơn một chút, sử dụng đậu phộng rang xay. Bạn hãy lựa chọn công thức phù hợp nhất với mình. Tôi thì thích cả hai, và phiên bản cầu kỳ hơn giống hệt loại sốt sa tế bạn ăn ở các hàng rong của Bangkok.
Bất kể bạn sử dụng phương pháp nào, sốt sa tế đều có thể bảo quản ở hộp kín, giữ được 2-3 tuần trong ngăn mát tủ lạnh, và 3-4 tháng nếu động lạnh. Trước khi sử dụng, bạn chỉ cần rã đông và hâm nóng lại một chút bấm hơn nhiệt độ phòng). Ngoài ra, vì nước sốt có xu hướng đặc lại trong quá trình nấu, bạn cần phải pha loãng với nước để có độ sệt như mong muốn.
Cách làm sa tế kiểu Thái đơn giản
1,5 cup nước cốt dừa
1 thìa café muối
1/4 cup sốt cà ri đỏ tự làm, hoặc 2 thìa canh nếu sử dụng loại mua sẵn
2 thìa canh giấm trắng hoặc rượu táo chưng cất
1 cup bơ đậu phộng tươi không :
1/2 cup đường cát hoặc đường nâu
Trong một chiếc nồi cỡ vừa, đun sôi nước sốt dừa, bột cà ri, bơ đậu phộng, muối, nước, giấm và 1 cup đường. Vặn lửa về mức nhỏ và để hôn hợp sôi liu riu, thi thoảng đảo đều để không bị bén nồi, trong khoảng 3 phút cho đến khi nước sốt sánh lại. Nếm thử và thêm đường nếu bạn thích vị sốt ngọt, khuấy đều cho đường tan. Lấy chảo ra khỏi bếp và để sốt nguội hẳn nhiệt độ phòng.
Cách làm sa tế kiểu Thái cầu kỳ
Nguyên liệu
1/4 cup sốt cà ri đỏ, tự làm hoặc 2 thìa canh nếu sử dụng loại mua sẵn
1 thìa dầu dừa, dầu lạc hoặc dầu thực vật
1,5 cup nước cốt dừa
3/4 cup đường thốt nốt
1 thìa café muối
1 thìa nước cốt me, tự làm (trang 223) hoặc mua sẵn g
1/2 cup nước
2 cup đậu phộng rang, giã nhỏ mịn trong cối hoặc xay mịn trong máy xay thực phẩm
Cách làm sa tế kiểu Thái
Trong một chiếc nồi cỡ vừa, đun hỗn hợp cà ri, dầu, 2 cup nước cốt dừa ở mức lửa vừa cho đến khi hỗn hợp cà ri dậy mùi thơm và tách dầu, khoảng 2 phút. Thêm 1 cup nước cốt dừa còn lại, đường, muối, đậu phộng rang xay, nước cốt me và nước, khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp đồng nhất và nổi một lớp dầu mỏng phía trên, khoảng 2-3 phút. Lấy chảo ra khỏi bếp và để nước sốt nguội ở nhiệt độ phòng.
Nữ sinh THPT đấu khẩu, xưng 'mày - tao' với thầy giáo ngay trong lớp Một video đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, ghi lại cảnh nữ sinh văng tục, có lời lẽ thách thức và xưng 'mày - tao' với thầy giáo ở trong ngay trong lớp học tại Khánh Hòa. Ngày 16/10, trao đổi P.V Báo VietNamNet, lãnh đạo UBND thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) cho biết địa phương đã yêu cầu...