Loại quả chỉ có vào mùa thu, trông giống như cà chua ăn vừa ngon lại có thể chữa khỏi một loạt bệnh!
Theo cựu đại tá, l ương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), công dụng chữa bệnh của quả hồng được Đông y chứng nhận và cho nhiều kết quả tốt.
Mùa thu đem lại cho con người ta không chỉ là tiết trời se lạnh dễ gây thương nhớ, không chỉ là hương cốm mới, hương ổi cuối mùa phả vào gió se khó quên… mà đó còn là mùa của những loại quả xinh xắn, dễ khiến người ta phải khát khao ăn đúng mùa. Một trong những loại quả ấy chính là quả hồng.
Trong Đông y, quả hồng cũng như các bộ phận khác của cây hồng đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh cực tốt.
Mùa thu là mùa của những trái hồng chuyển màu đỏ lựng, lấp ló sau những tán lá xanh như chùm lửa thắp lên sáng bừng. Hương vị ngọt mát đặc trưng của loại quả này khiến mỗi người xa quê đều đứng ngồi không yên. Tuổi thơ của nhiều người gắn liền với quả hồng, quả hồng trong những dịp Tết Trung thu không thể nào thiếu, quả hồng nằm trong trí nhớ trẻ thơ một màu mơ mộng…
Sẽ thật tuyệt biết bao nếu trong góc vườn nhà bạn có trồng một cây hồng ta như thế. Nhưng không chỉ để ăn, người ta còn dùng quả hồng cũng như nhiều bộ phận của loại quả này để làm thuốc chữa bệnh cực tốt trong Đông y.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, quả hồng cũng như các bộ phận khác của cây hồng đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh cực tốt.
Chưa hết, nhiều bộ phận khác của hồng cũng được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Tai hồng (còn gọi là thị đế) có vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu… Những công dụng chữa bệnh của quả hồng từ lâu đã được ghi nhận.
Trong y học hiện đại cũng công nhận nhiều lợi ích sức khỏe của quả hồng nhờ nguồn dưỡng chất dồi dào. Hồng có hàm lượng vitamin và khoáng chất rất cao, cũng như một số hợp chất hữu cơ. Chúng bao gồm vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin B6, cũng như chất xơ, mangan, đồng, magiê, kali và phốt pho. Các hợp chất hữu chiếm chủ yếu, bao gồm catechins, gallocatechins, betulinic acid và các hợp chất carotenoid khác nhau, nằm trong nhóm vitamin B.
Trong y học hiện đại cũng công nhận nhiều lợi ích sức khỏe của quả hồng nhờ nguồn dưỡng chất dồi dào.
Công dụng chữa bệnh của quả hồng được cụ thể trong những bài thuốc nào?
Với vô vàn công dụng được Đông Tây y chứng nhận, quả hồng hoàn toàn có thể được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Công dụng chữa bệnh của quả hồng được cụ thể trong những bài thuốc sau:
- Chữa bệnh tiêu chảy: Hồng xanh giã nát, cho chút nước sôi để nguội, sau đó gạn lấy nước này uống sẽ giúp chữa bệnh tiêu chảy vô cùng hiệu quả.
- Chữa đái dầm: 10-15 tai hồng đem thái nhỏ, phơi khô sắc với 200ml nước, còn lại 50ml đem uống trước khi đi ngủ để chữa chứng đái dầm của trẻ em cũng như người lớn.
Video đang HOT
- Chống viêm, nhiễm trùng: Ăn hồng chín đều đặn hàng ngày. Quả hồng chứa một lượng khá lớn chất catechin và polyphenol có khả năng chống viêm rất tốt, do đó ăn đều đặn sẽ giúp chống nhiễm trùng.
Với vô vàn công dụng được Đông Tây y chứng nhận, quả hồng hoàn toàn có thể được sử dụng làm thuốc trong Đông y.
- Bệnh nhân tăng huyết áp: Hồng tươi đem ép lấy nước, hòa với sữa hoặc nước cơm rồi uống ngày 3 lần, mỗi lần nửa chén. Bài thuốc này còn có tác dụng phòng tai biến mạch máu não do tăng huyết áp.
- Trĩ nội, đại tiện xuất huyết: Lấy quả hồng khô 12g, sắc uống hoặc nấu cháo ăn ngày 2 lần.
- Chữa nấc: Tai hồng sao vàng, tán bột, uống với rượu. Hoặc dùng tai hồng 100g, đinh hương 8g, gừng tươi 5 lát. Hợp lại sắc uống, chia làm nhiều lần trong ngày.
Lưu ý: Thông tin bài thuốc có tính chất tham khảo, trước khi muốn chữa bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ Đông y để áp dụng phù hợp hơn cho cơ địa, trường hợp bệnh lý của người bệnh.
Theo aFamily
Những sai lầm chết người khi ăn cua đồng nhiều người mắc phải
Cua đồng chứa nhiều dưỡng chất, tuy nhiên nếu ăn không đúng cách nó sẽ gây ra những vấn đề bất lợi cho sức khỏe.
Chuyên gia dinh dưỡng, cua đồng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt cua đồng gồm protid (12,3g); lipid (3,3g); glucid (2g); canxi (120 mg); sắt (1,4mg); phosphor (171 mg).
Không chỉ như vậy, chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt và có 8/10 axit amin cần thiết như lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threoninne và trytophane.
Tuy cua nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng nếu ăn không đúng cách nó có thể biến thành chất độc gây hại đến sức khỏe con người.
Cua đồng là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe - Ảnh: Minh họa
Sai lầm chết người khi ăn cua đồng
- Ăn cua sống
Ở nhiều vùng quê, người dân có thói quen ăn gỏi cua sống, nhưng thực ra điều này rất nguy hiểm vì trong thịt cua sống có chứa nang trùng hút máu phổi, nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh "trùng phổi".
Nang trùng loại trùng hút máu ký sinh trong phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt. Nếu nó xâm nhập vào các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống ... còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn. Một nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ là phải nấu kỹ cua đồng trước khi ăn.
- Nấu canh từ cua chết
Rất nhiều bà nội trợ thường mua cua xay sẵn ở ngoài chợ rồi về lọc rồi nấu. Tuy nhiên, cách làm này lại chứa nhiều hiểm họa không lường mà nhiều người không ngờ tới. Bởi vì khi làm cua, nhiều người bán hàng đã tiếc rẻ nên không loại bỏ những con cua chết. Trong cua chết có chứa thành phần hóa học mang tên histidine, có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.
Bạn nên tự tay chọn cua đồng còn sống và chọn những con cua cái mới ngon vì cua cái chắc thịt hơn cua đực. Cua ngon là cua cái to khoảng ngón chân cái. Khi làm phải bẻ hết bụng dưới của chúng đi. Bạn không được chọn con cua cái đang đẻ và con cua quá non vì cua non nước sẽ bị hoi.
- Uống nước trà khi ăn canh cua
Người Việt chúng ta thường có thói quen uống nước chè sau khi ăn cơm xong. Tuy nhiên, nếu hôm đó bạn ăn món canh cua thì đừng nên uống nước chè bởi nó sẽ làm cho thành phần chất tanin và vitamin trong thịt cua hòa tan gây khó tiêu, đầy bụng, ì ạch cho dạ dày của bạn.
- Ăn đi ăn lại
Các bà nội trợ cần lưu ý, khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu... Trong tiết trời hè hay đang chuyển mùa, việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.
- Ăn quả hồng khi ăn canh cua
Trong thành phần của quả hồng có chứa chất phân giải làm cho chất dinh dưỡng của thịt cua trở nên khó tiêu, khiến cho người ăn bị khó tiêu đây bụng, thậm chí còn gây ra bệnh sỏi thận.
Vì vậy, bạn đừng có dại mà kết hợp ăn canh cua với quả hồng để đảm bảo sức khỏe cho mình.
Tuy nhiên, không phải bất cứ ai, bất cứ khi nào cũng có thể ăn cua đồng - Ảnh: Minh họa
Những ai không nên ăn cua đồng
- Phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
- Người bị cảm lạnh, tiêu chảy
Cua tính hàn, dễ gây đau bụng, tiêu chảy.Bởi vậy, với người tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều cua, nếu ăn mà xuất hiện các triệu chứng trên, có thể dùng bài thuốc tía tô (15g) phối hợp với sinh khương (gừng tươi).
- Người bị gút
Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.
- Người mới ốm dậy
Người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu cũng không nên ăn.
- Người bị dị ứng
Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người, có thể xử trí bằng phương thuốc Nam gồm: hoàng bá 16g, tía tô 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g,kinh giới12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, cành châu 16g, cam thảo đất 16g, cỏ mần trầu 12g, cát căn 16g, rau má 16g, bạch thược 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần. Tác dụng: chống dị ứng, giải độc, trừ tà.
- Người cao huyết áp, bệnh tim mạch
Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng.
- Người bị hen
Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.
Quỳnh Chi
Theo ĐSPL
Những đại kỵ khi ăn quả hồng, cần biết để khỏi mang họa Không ăn hồng ngay sau khi ăn trứng, canh cua, thịt ngỗng... là những điều bạn cần tuân thủ để tránh tác dụng phụ không có lợi cho sức khỏe khi ăn quả hồng. Ảnh minh họa: Internet Quả hồng là một loại quả ngon và có nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho sức khỏe. Ngoài cung cấp giá trị năng lượng như...