Loại phụ cấp nào để tính đóng BHXH từ 1/1/2016?
Còn 6 ngày nữa – ngày 1/1/2016 – doanh nghiệp sẽ đóng BHXH theo mức lương và phụ cấp. Vậy trong hơn 50 phụ cấp hiện có, khoản nào sẽ được cho vào “giỏ” tính BHXH. Dù thông tư hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH chưa ban hành nhưng thông tin về loại phụ cấp sẽ được tính BHXH đã hé lộ.
Từ 1/1/2016, việc đóng BHXH sẽ áp dụng theo mức lương và phụ cấp ghi trong HĐLĐ.
Giảm nhân sự hay đổi tên phụ cấp?
Thông tin về việc từ ngày 1/1/2016, cách tính BHXH sẽ bao gồm thêm phần phụ cấp đã được công bố cách đây nhiều tháng. Bởi vậy, cộng đồng doanh nghiệp không hề ngạc nhiên hay bất ngờ.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Với cách tính mới này, doanh nghiệp sẽ phải chi thêm một nguồn kinh phí để tính cho khoản BHXH của phụ cấp. Và doanh nghiệp có chịu được mức “nhiệt”?
Đây là vấn đề nhạy cảm với nhiều doanh nghiệp. Mặc dù hệ thống tài chính của từng doanh nghiệp đã có những phương án chủ động, chứ không chờ tới khi thông tư hướng dẫn cách tính BHXH theo quy định mới được ban hành.
Anh Khuất Đức Tuấn – một chủ doanh nghiệp may ở Bắc Ninh – cho rằng, dù có tăng mức đóng lên, nhưng không vì thế mà doanh nghiệp lại chọn cách cắt giảm nhân sự để hạn chế việc đóng, tiết kiệm kinh phí.
“Chọn cách giảm nhân sự chỉ vì tăng mức đóng BHXH, không khác gì việc tự bắn súng vào chân mình! Chúng tôi đang thực hiện các đơn hàng của khách tới Quý 2/2016. Nhân sự không làm kịp khiến hàng giao chậm Cty còn bị phạt. Vậy sao lại tính giảm nhân sự đi được” - anh Khất Đức Tuấn nói.
Vị chủ doanh nghiệp cũng bổ sung: “Doanh nghiệp nào đó đòi giảm nhân sự vào thời điểm này có lẽ do làm ăn thua lỗ hoặc quản trị kém chứ khó có thể vì sợ tăng mức đóng BHXH sau ngay 1/1/2016″.
Theo một chủ doanh nghiệp tại Hà Nội, việc gia tăng nguồn kinh phí sẽ là thách thức. Nhưng doanh nghiệp dường như cũng có “bài” riêng để lách hoặc trốn. Phương án đơn giản nhất mà nhiều doanh nghiệp đang tính tới là “tái cấu trúc cơ cấu thu nhập”.
“Không ít doanh nghiệp sẽ dùng chiêu ký lại hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng lao động để điều chỉnh 1 phần hoặc toàn bộ phụ cấp, qua đó hạn chế gia tăng kinh phí đóng BHXH. Với một doanh nghiệp có từ 3.000-4.000 lao động, khoản trốn đóng có thể lên tới tiền trăm triệu đồng” – một chuyên gia về lao động tiền lương dự báo.
Cũng theo vị chuyên gia này, doanh nghiệp có thể đổi tên phụ cấp hiện có thành các khoản thu nhập bổ sung. Người lao động vẫn được hưởng nhưng cơ quan chức năng lại không thể thu được mức phí đóng BHXH.
Video đang HOT
Tại các sổ lương của doanh nghiệp đang có rất nhiều loại phụ cấp: Phụ cấp xăng xe, điện thoại, độc hại, chức vụ, trang điểm, khu vực, chuyên cần…Doanh nghiệp có thể “mày mò” để đổi tên thành thu nhập theo kết quả công việc, thu nhập theo mức độ hoàn thành công việc (KPI)…
Hiện có tới hơn 50 loại phụ cấp, nhiều loại phụ cấp được coi là “đầu vào” như: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại…Nhưng cũng có những “phụ cấp” đầu ra như phụ cấp chuyên cần, phụ cấp bổ sung công việc…Đây chính là bài toán cho các chuyên gia xây dựng chính sách thu BHXH theo phụ cấp.
“Tất nhiên, số doanh nghiệp dùng những biện pháp xấu như trên sẽ không nhiều. Với lộ trình được luật hóa, việc đóng BHXH trên mức lương và phụ cấp giai đoạn năm 2016-2017. Doanh nghiệp sẽ có thời gian “chạy đà” để chuẩn bị nguồn lực tuân thủ việc đóng BHXH trên mức lương, phụ cấp và khoản bổ sung vào năm 2018″ – ông Lê Phú Sơn, chủ một doanh nghiệp đồ gỗ tại Hà Nội cho biết.
Theo một chuyên gia lao động tiền lương, nhiều doanh nghiệp sử dụng đông lao động đều đã có lộ trình riêng trong việc sử dụng ngân sách đáp ứng việc tăng mức đóng BHXH. “Thông thường, doanh nghiệp có thể dành từ 3-5 % tổng quỹ lương đóng BHXH từ nay tới năm 2018″ – một chủ doanh nghiệp tại Hà Nội bật mí.
Phụ cấp tính BHXH sẽ là phụ cấp “đầu vào”
Trong một nỗ lực để hoàn thiện chính sách hướng dẫn đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH từ ngày 1/1/2016, Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Theo ông Tống Văn Lai – Phó Vụ trưởng Vụ Lao động Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH), Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH sẽ làm “nền” cho một thông tư sẽ được ban hành tới đây quy định các loại phụ cấp đóng BHXH.
“Trên cơ sở phân định phụ cấp thành 2 phần: Phụ cấp “đầu vào” và phụ cấp “đầu ra”, Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH sẽ giúp các chuyên gia xây dựng thông tư tới đây chọn ra loại phụ cấp cho vào “giỏ” tính BHXH theo quy định mới sau ngày 1/1/12016″ – ông Tống Văn Lai giải thích.
Chuyên gia về tiền lương này cũng bổ sung, Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH đã có quy định cụ thể mức lương, phụ cấp, bổ sung.
Theo Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, các khoản phụ cấp lương mà người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động:
- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ. (tạm hiểu là phụ cấp “đầu vào”)
- Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động. (tạm hiểu là phụ cấp “đầu vào”)
Đồng quan điểm này, bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng BHXH (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết: “Có những loại phụ cấp “đầu ra” của một công việc thực hiện từ tháng 2 nhưng tới tháng 6,7 mới nhận được. Vậy nếu căn cứ vào “đầu ra” sẽ rất khó thực hiện”.
Vị nữ vụ trưởng Vụ BHXH khẳng định: Thông tư được ban hành trong vòng 3-5 ngày tới sẽ căn cứ vào phụ cấp “đầu vào” thay cho việc tính cả “phụ cấp” đầu ra”.
“Trên cơ sở Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, chúng tôi sẽ xác định các khoản phải đóng BHXH đều được xác định trước số tiền, không quá biến động từng tháng. Điều này nhằm giảm khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động và cơ quan bảo hiểm trong việc tổ chức thực hiện thu, đóng và quản lý BHXH” – bà Nga giải thích.
Các khoản khác như tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, hỗ trợ đi lại, điện thoại , nhà ở, nuôi con nhỏ…dự kiến sẽ không được đưa vào “giỏ” tính đóng BHXH.
“Bộ LĐ-TB&XH sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 115 về việc đóng BHXH bắt buộc vào trong từ 3-5 ngày tới. Doanh nghiệp vẫn có thể quy chiếu để thực hiện theo đúng thời điểm của luật BHXH mới có hiệu lực từ 1/1/2016″ – bà Trần Thị Thúy Nga nói.
Tăng hậu kiểm để hạn chế việc trốn đóng BHXH cho các khoản phụ cấp.
Ông Phạm Văn Thanh, Trưởng Phòng Chính sách lao động việc làm (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội):
“Từ năm 2016, Luật BHXH quy định người lao động được quản lý sổ BHXH. Đồng thời, định kỳ 6 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng BHXH.
Như vậy, không thể có chuyện người lao động không biết việc doanh nghiệp đóng BHXH cho mình theo mức nào và các khoản nào. Vấn đề ở đây là người lao động phải ý thức được lợi ích: Việc tăng thêm nội dung đóng BHXH sẽ giúp họ đảm bảo mức lương hưu cao hơn, các chế độ trợ cấp rủi ro như tai nạn, thất nghiệp, thai sản…
“Vỏ quít dày gặp móng tay nhọn”, ngành BHXH cần tăng cường công tác hậu kiểm để hạn chế việc lách trốn đóng BHXH. Đơn giản nhất là khi cơ quan chức năng khi vào cuộc, việc phát hiện sự chênh lệch giữa mức lương cơ bản trong hợp đồng lao động để đóng BHXH và mức lương thực lĩnh là không khó. Căn cứ theo quy định để xác định lại phần vênh ra xem khoản nào là phụ cấp, khoản nào là phần hỗ trợ…”
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
Lãnh đạo Sở Nội vụ TP HCM: 'Chủ tịch quận cũng bị tinh giản'
Theo Phó giám đốc Sở Nội vụ TP HCM, chủ tịch quận huyện, giám đốc sở ngành, tiến sĩ... cũng thuộc diện tinh giản nếu không làm được việc.
Trao đổi với báo chí ngày 11/11, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP HCM Lê Văn Làm cho biết, cơ sở pháp lý cho đợt tinh giản biên chế lần này là Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức và theo Nghị định 108 của Chính phủ mới ban hành, quy định rõ nhân sự diện tinh giản.
Theo đó, từ nay đến hết năm 2021 thành phố sẽ tinh giản 10% trong số gần 140.000 biên chế (gần 14.000 người), chia đều ra từng năm. Đầu tiên, thành phố tuyên truyền cho cán bộ công chức nắm được nguyên tắc đánh giá tiêu chí cán bộ công chức; rà soát lại cơ cấu tổ chức bộ máy xem có trùng lắp không để tổ chức lại cho phù hợp, bước này từng địa phương, sở ngành sẽ thực hiện.
"Về chủ trương chung, việc tinh giản biên chế của TP HCM nhằm đưa ra khỏi cơ quan, tổ chức, đơn vị những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không phù hợp với vị trí việc làm, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác", ông Làm cho hay.
Ông Lê Văn Làm, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP HCM. Ảnh: T.S
Theo Phó giám đốc Sở Nội, đối với khối đơn vị sự nghiệp, hiện Nhà nước không khuyến khích thành lập đơn vị mới (ngoại trừ nhu cầu bức thiết phải thành lập), chỉ ưu tiên cho giáo dục và y tế theo yêu cầu xây dựng thêm trường học và bệnh viện.
Riêng đội ngũ cán bộ công chức sẽ được kiểm tra lại trình độ chuyên môn, xây dựng lại vị trí việc làm để trình Bộ Nội vụ xem xét. Thành phố sẽ có khung biên chế theo tiêu chí tinh giản là người có 2 năm liền kề không hoàn thành nhiệm vụ, trình độ đào tạo không phù hợp, rà soát liệu có trùng lắp bộ máy cơ quan nhà nước hay không (như cấp nước, thoát nước, chống ngập).
"Đối tượng cần tinh giản là công bằng, không có ngoại lệ. Kể cả chủ tịch quận huyện, giám đốc sở ngành, phó trưởng phòng trở lên... Thậm chí là thạc sĩ, tiến sĩ mà không làm được việc", ông Làm nói.
Về động thái rà soát lại cơ cấu tổ chức bộ máy, lãnh đạo Sở Nội vụ cho biết, một số dự án giống nhau sẽ được tổ chức lại thành đơn vị đầu mối. Thời gian qua, việc sử dụng người cũng chưa đúng trình độ nên cần sắp xếp, lựa chọn người có năng lực; người không đạt sẽ được đào tạo lại, bố trí, giới thiệu công việc khác.
"Áp lực giải quyết cho một người nghỉ việc vô cùng lớn. Muốn cho người ta nghỉ phải có đầy đủ sai phạm, chứ không phải thích cho nghỉ là được. Hy vọng qua đợt tinh giản này, đến cuối năm 2021 bộ máy Nhà nước sẽ tinh gọn hơn, năng lực bộ máy cán bộ công chức sẽ tốt hơn", ông Làm nói.
Trả lời câu hỏi "việc tinh giản biên chế có gây xáo trộn, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, đơn vị?", ông Làm cho rằng thành phố đã có cách tính toán cụ thể khi thực hiện. Đề án thực hiện trong 6 năm, đã có tuyên truyền nên các cơ quan sẽ không bất ngờ, bị động.
"Là cơ quan tham mưu cho UBND thành phố thực hiện đề án, trước mắt chúng tôi sẽ tự rà soát, xây dựng kế hoạch tinh giản ngay trong năm 2016. Sở Nội vụ sẽ làm mẫu trước, giảm 4 người ở bộ phận văn phòng. Việc này đội ngũ cán bộ chúng tôi tự đánh giá, tự chọn để đảm bảo công bằng, không ép ai", ông Làm chia sẻ.
Cũng theo ông Làm, cơ quan Nhà nước phải chọn những người đủ tiêu chuẩn, đủ đức đủ tài. "Vừa qua Sở Nội vụ tuyển một vị trí văn thư nhưng có đến 6 người đăng ý thi vào, trong đó có hai người trình độ thạc sĩ. Việc tuyển dụng này là hoàn toàn công bằng chứ không có chuyện con anh con chị xin vào được", ông Làm nói.
Về số tiền ngân sách bỏ ra để chi trả cho người bị tinh giản biên chế, Phó giám đốc Sở Nội vụ cho rằng "không thể ước lượng được vì nhiều đối tượng khác nhau". "Như bản thân tôi, 39 năm công tác, nếu nghỉ sẽ có ít nhất 200 triệu đồng. Nhìn chung chế độ chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế vừa ưu đãi, vừa tạo điều kiện cho họ có điều kiện đào tạo lại, giới thiệu việc làm mới", ông Làm chia sẻ.
Trung Sơn
Theo VNE
Chính quyền TP.HCM sẽ cắt giảm 13.927 nhân sự Từ nay đến năm 2021, TP.HCM sẽ giảm 13.927 biên chế, trong đó khối hành chính nhà nước giảm 1.311 người, khối sự nghiệp giảm 12.616 người. Hôm nay, 10.11, Sở Nội vụ TP.HCM trình lên UBND TP.HCM đề án tinh giảm biên chế từ nay đến 2021. Theo Sở Nội vụ TP.HCM, hiện nay thành phố đang triển khai thực hiện Nghị...