Loại pháo kỳ dị có tầm bắn và uy lực khủng nhất khu vực của Triều Tiên
Năm 1978, người Mỹ đã lần đầu tiên phát hiện được loại pháo kỳ dị này ở khu vực Taniyama, vì vậy họ đã đặt cho nó cái tên Taniyama M1978. Trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq, chỉ với 30 khẩu M1978 mua từ Triều Tiên, pháo binh Iran đã gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng pháo binh Iraq.
Trong khi tình hình bán đảo Triều Tiên đang ngày một căng thẳng, nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên Kim Jong-un đã đích thân ra chiến trường thị sát một đơn vị bộ đội pháo binh, được trang bị pháo tự hành tầm xa cỡ nòng cực lớn 170mm. Các chuyên gia quân sự Nga chỉ ra: đây là loại vũ khí có uy lực sát thương khủng khiếp đối với quân đội Hàn Quốc, chỉ xếp sau mỗi tên lửa đạn đạo.
Loại hỏa pháo này được Mỹ gọi là Taniyama M1978, hiện đã có thông tin cho biết, Triều Tiên đã bí mật triển khai hàng loạt đơn vị pháo loại này trong các boong ke tại các khu phi quân sự trên bán đảo Triều Tiên. Với khoảng cách từ đường giới tuyến tạm thời ở vĩ độ 38 đến Seoul vỏn vẹn hơn 40km, tầm bắn của nó đã bao trùm toàn bộ thủ đô của Hàn Quốc.
Taniyama M1978 đang được vận chuyển bằng đường sắt
Năm 1978, người Mỹ đã lần đầu tiên phát hiện được loại pháo kỳ dị này ở khu vực Taniyama, vì vậy họ đã đặt cho nó cái tên Taniyama M1978. Trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq, người Iran đã mua 1 số lượng nhỏ loại pháo này của Triều Tiên.
Chính tầm bắn lên tới hơn 60km của M1978 đã gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng pháo binh Iraq. Tuy nhiên, với số lượng chỉ 30 khẩu nên Iran không thể xoay chuyển được cục diện chiến tranh khi quân đội Iraq lúc đó được trang bị tốt hơn cả về lượng và chất.
Tuy Triều Tiên gọi loại pháo này là pháo tự hành tấn công tầm xa nhưng thực chất nó thuộc dạng nửa pháo – nửa tăng vì nó được gắn vào khung sườn xe tăng kiểu 59 của Trung Quốc nhưng không có tháp pháo. Phần thân pháo được lắp đặt ở phần đuôi và có 2 trục nâng để triệt tiêu sức giật sau khi bắn, phía trước có một trục nâng khác để làm giá đỡ cho nòng pháo.
Video đang HOT
Vì vậy, Taniyama cũng có tất cả các đặc điểm của hỏa pháo hạng nặng nhưng sức cơ động rất cao. Tuy ra đời đã 30 năm với công nghệ không tiên tiến lắm nhưng cho đến giờ, Taniyama vẫn là một trong những loại hỏa pháo có tầm bắn xa nhất và uy lực sát thương mạnh nhất thế giới với cỡ đạn 170mm.
Hiện những loại pháo tự hành tiên tiến, thuộc thế hệ mới nhất của Trung Quốc, Hàn Quốc … đều thuộc loại 155mm, ngoại lệ là Nhật Bản và Đài Loan có loại lựu pháo 203mm nhưng tầm bắn gần, tính năng lạc hậu nên đang dần bị loại bỏ, nên có thể nói loại pháo tự hành này của Triều Tiên thuộc dạng “khủng” nhất trong khu vực.
Taniyama M1978 trong biên chế quân đội Iran
Hiện nay, loại “Vua chiến trường” này vẫn còn khoảng hơn 10 chiếc trang bị trong quân đội Iran, cho đến năm 2010 người ta vẫn thấy chúng xuất hiện trong một cuộc duyệt binh.
Tuy Taniyama có ưu điểm nổi trội về tầm bắn và uy lực sát thương, nhưng nó cũng có yếu điểm là tốc độ bắn quá thấp, trong vòng 5 phút chỉ bắn được tối đa 2 phát, đồng thời tuổi thọ của nòng pháo cũng không cao, vì vậy Bình Nhưỡng đã nỗ lực cải tạo nâng cấp loại pháo tự hành này.
Năm 1985, Triều Tiên đã ra mắt phiên bản cải tiến của loại pháo này với cơ số đạn dự trữ là 12 viên, ngoại hình của phiên bản nâng cấp này giống hệt loại hỏa pháo 2S7 do Liên Xô sản xuất. Hiện nay, pháo tự hành Taniyama M1978 vẫn là loại hỏa pháo chủ lực, là phương tiện tấn công, chế áp hỏa lực tầm xa hiệu quả nhất trong quân đội Triều Tiên.
Theo ANTD
Tên lửa phòng thủ của Mỹ ở châu Á có thể đánh chặn tên lửa DF-31A TQ
Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á thực chất là nhằm đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm xa của Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lực Pháo binh 2 Trung Quốc.
Tuần san "Kanwa Defense Review" Canada số tháng 7 cho rằng, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á, trên thực tế là nhằm thẳng vào tên lửa đạn đạo tầm xa của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc.
Theo báo Canada, nhìn vào bề ngoài, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á là nhằm vào tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên, nhưng căn bản mục đích là nâng cấp khả năng tên lửa đạn đạo tầm trung phòng thủ Standard-3 hiện nay lên, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A.
Trong giai đoạn đầu khi tên lửa đạn đạo Trung Quốc phóng lên được 5-10 giây, sẽ bị vệ tinh dò hồng ngoại bắt được. Ngay sau đó, vệ tinh sẽ truyền thông tin này về trạm chiến thuật liên hợp mặt đất ở lãnh thổ Mỹ bằng liên kết dữ liệu chiến thuật liên hợp. Ở Nhật Bản và Hàn Quốc không có trạm chi nhánh.
Nhưng, trạm mặt đất chịu trách nhiệm cảnh giới tên lửa đạn đạo của Lực lượng Pháo binh 2 nên được thiết lập tại Nhật Bản. Ngoài ra, ở các căn cứ của Nhật Bản, cần thường xuyên triển khai máy bay cảnh báo sớm đối với tên lửa đạn đạo như RC-135, WC-135 của quân Mỹ.
Tên lửa DF-31A được phóng thử vài lần đều đã bị RC-135 theo dõi.
Tên lửa phòng không Standard-3 trang bị cho tàu chiến Mỹ.
Báo Canada cho rằng, vào cuối thập niên 1990, Mỹ bắt đầu phát triển hệ thống đánh chặn đối với tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, lần lượt gọi là hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực chiến lược và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia.
Đối tượng mục tiêu của hệ thống trước là tên lửa đạn đạo DF-15, đối tượng đánh chặn của hệ thống sau là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A. Ý đồ của Mỹ là triển khai tên lửa đánh chặn Standard-3,
loại tên lửa được cải tiến liên tục, để nó có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm phóng trên 3.000 km, chẳng hạn tên lửa DF-21C/D, DF-25, đồng thời tiếp tục cải tiến hệ thống phòng thủ tên lửa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A.
Theo số liệu năm 2008, phi đội 390 của Không quân Mỹ đóng tại Okinawa, Nhật Bản có 3 máy bay trinh sát chiến lược RC-135.
Máy bay trinh sát WC-135W Constant Phoenix của Quân đội Mỹ.
Máy bay do thám chiến lược U-2 của Không quân Mỹ.
Theo GDVN
Biên giới Triều Tiên đỏ lửa pháo binh Triều Tiên hôm nay công bố ảnh cuộc tập trận bắn đạn thật hoành tráng, nhằm thể hiện sức mạnh quân sự trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành cuộc tập trận chung khiến Triều Tiên tức giận. Đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới chỉ huy và thị sát cuộc tập trận của đơn vị pháo binh. Cuộc...