Loài ong có biết đếm không?
Một nghiên cứu mới đây cho biết loài ong có cách đếm để tính xem nên kiếm phấn hoa ở đâu mỗi khi nó phát hiện ra nơi có hoa.
Nhưng chính xác thì chúng đếm như thế nào khi gặp một nhà kính trồng hoa, ở công viên hay vườn nhà?
Nghiên cứu mới này tập trung tìm hiểu xem những con ong được huấn luyện đếm số cụ thể thì có biết chọn vườn hoa dựa trên số lượng hoa của vườn hay không. Kết quả cho thấy loài ong có thể nhận biết sự khác biệt giữa các nhóm có 1 với 4 bông hoa, nhưng không thể phân biệt 4 với 5.
Về cơ bản, chúng cũng không phân biệt được giữa các nhóm có 2 hoặc nhiều hơn 2 bông hoa. Hay có thể nói cách đếm của ong là 1 và một vài.
Một con ong mật đang lấy phấn của một bông hoa dâu trong nhà kính.
Khả năng phân biệt giữa hai nhóm số lượng vô cùng quan trọng đến mức sống còn đối với một loài vật, bởi vì nó liên quan đến những hoạt động đảm bảo sự sinh tồn cho chúng. Những hoạt động này bao gồm: so sánh nguồn thức ăn – lựa chọn số lượng thức ăn lớn hơn; tương tác sức mạnh – lựa chọn tránh xung đột với các nhóm có số lượng đông hơn; và tránh các loài động vật ăn thịt – lựa chọn ở lại trong nhóm có nhiều cá thể cùng loài để giảm nguy cơ bị ăn thịt.
Con người đang ngày càng hiểu nhiều hơn về khả năng phân biệt số lượng của các loài động vật. Động vật linh trưởng và các loài động vật có vú khác, động vật lưỡng cư, bò sát, chim và cá đều thể hiện khả năng phân biệt số lượng trong các hoạt động hàng ngày của chúng. Ví dụ: cá sử dụng khả năng này để không tách khỏi đàn mà luôn ở cùng với các cá thể khác để giảm nguy cơ bị ăn thịt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chúng ta vẫn hiểu biết rất ít về cách các loài côn trùng phân biệt và lựa chọn dựa trên số lượng.
Loài ong lựa chọn nơi kiếm ăn như thế nào?
Ong mật đánh giá một vườn hoa dựa trên một số yếu tố như mùi, màu, hình dáng và kích thước.
Thông thường, mỗi chuyến bay đi kiếm ăn, ong mật ghé thăm khoảng 150 bông hoa để mang về mật hoa hoặc phấn hoa. Với một con ong mật, một số lượng lớn hoa trong cùng một khu vực đồng nghĩa với việc tốn ít năng lượng hơn so với phải bay đến nhiều thảm hoa mà mỗi thảm chỉ có ít hoa.
Hoa sau vườn – bạn sẽ chọn thảm hoa nào nếu bạn là 1 chú ong?
Để kiểm tra xem mỗi con ong mật có thể phân biệt giữa các số lượng hay không, các nhà nghiên cứu đã dùng những cụm có số lượng bông hoa giả khác nhau. Họ cho bầy ong nhận diện từng cặp cụm hoa để so sánh từ dễ đến khó, ví dụ như 1 với 12 và 4 với 5.
Cách bố trí để tiến hành thí nghiệm (trái) và phép so sánh số lượng (phải). Ong mật có thể bẩm sinh phân biệt giữa 1 với 12, 1 với 4 và 1 với 3 bông hoa, nhưng các cặp số lượng khác thì chúng không phân biệt được. Ong mật được huấn luyện để hiểu 1 chấm màu vàng liên quan đến nước đường trước khi lựa chọn so sánh số lượng hoa.
Điều thú vị là cho dù trước đây chúng ta biết rằng ong được huấn luyện có thể phân biệt giữa các nhóm số lượng phức tạp và cũng có thể học cộng hoặc trừ, nhưng nếu bất ngờ đưa ra các cụm hoa thì chúng phân biệt rất kém. Chúng chỉ có thể phân biệt 1 với 3, 1 với 4, và 1 với 12, trong đó chúng thích những cụm có nhiều hoa hơn.
Một con ong mật bay về phía ba bông hoa.
Giữa các cặp có 1 và nhiều hoa thì chúng phân biệt tốt, nhưng các cặp mà mỗi cụng có từ 2 bông hoa trở lên là chúng bị nhầm lẫn. Việc lựa chọn nơi kiếm ăn của ong mật không chỉ dựa vào khả năng phân biệt số lượng mà còn vào cách chúng nhận diện thế nào là một bông hoa hay một cụm hoa.
'Bí ẩn sinh học' ở loài ong mật Nam Phi đã được giải mã
Loài ong mật Nam Phi (Cape Honey) vốn được biết đến với khả năng lạ kỳ là sản sinh trứng chỉ mang giống cái bằng hình thức sinh sản vô tính - một đặc điểm kỳ bí mà cho đến nay khoa học chưa giải thích được.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 8/5, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Sydney (UoS) của Australia tuyên bố đã giải mã được bí ẩn trên.
Loài ong mật Nam Phi (Cape Honey). Ảnh: scitechdaily.com
Trong quá trình nghiên cứu, các khoa học đã xác định được gene duy nhất "chịu trách nhiệm" cho khả năng đặc biệt của loài ong mật Nam Phi mang tên GB45239 trên nhiễm sắc thể 11.
Tác giả nghiên cứu, giáo sư Benjamin Oldroyd cho biết: "Điều này vô cùng thú vị. Các nhà khoa học đã tìm kiếm gene này trong suốt 30 năm qua. Bây giờ chúng tôi biết nó nằm trên nhiễm sắc thể 11, chúng tôi đã giải mã được bí ẩn".
Giáo sư Oldroyd cũng cho biết nhóm nghiên cứu cũng phát hiện gene GB45239 hoàn toàn độc nhất có ở ong mật, điều bản thân nó cũng là một "bí ẩn sinh học".
Khả năng chỉ sinh con cái mang lại cho tất cả những con ong thợ Nam Phi cơ hội được "tái sinh" về mặt di truyền thành một con ong chúa mới. Để so sánh, các loài ong thợ khác nhau không bao giờ có thể sinh ra một ong chúa. Tuy nhiên, sự thích nghi tưởng chừng có vẻ bình đẳng đó đi kèm với một cái giá - "thay vì là một xã hội hợp tác, các đàn ong mật bị chia rẽ do xung đột bởi bất kỳ con ong thợ nào cũng có thể được tái sinh thành ong chúa mới". Nói cách khác, khi một đàn mất đi ong chúa, những con ong thợ còn lại sẽ đấu đá và cạnh tranh lẫn nhau để trở thành mẹ của ong chúa tiếp theo.
Theo giáo sư Oldroyd, phát hiện này không chỉ cung cấp những hiểu biết về nguồn gốc giới tính và các quần thể động vật, mà còn có tác động lớn trên nhiều lĩnh vực, từ an ninh lương thực đến công nghệ sinh học. Ông chia sẻ: "Nếu chúng ta có thể điều khiển một công tắc cho phép động vật sinh sản vô tính, điều này mang lại những ứng dụng quan trọng trong nông nghiệp, công nghệ sinh học và nhiều lĩnh vực khác".
Sinh sản vô tính ở động vật là hình thức sinh sản mà một các thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng (trinh sản) nhờ nguyên phân. Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.
"Cả một đời tôi chưa chứng kiến điều gì kinh khủng như vậy": Ong "sát nhân" giết chết 50 người mỗi năm ở Nhật Bản đã chính thức tới Hoa Kỳ Những kẻ sát nhân khổng lồ đến và hủy diệt nhiều tổ ong tại Washington. Những con ong mật bị tàn sát, xác nằm chất chồng hàng ngàn con, đầu lìa khỏi cổ. Vào một ngày của tháng 11/2019, Ted McFall (Blaine, Washington, Mỹ) mở nắp thùng xe tải, kiểm tra các tổ ong mình nuôi. Ngay từ khi nhìn vào cửa kính,...