Loại nước này chống lạnh cực đỉnh: Uống sau bữa sáng là tự tin lao ra đường đi làm, không sợ cái lạnh cắt da cắt thịt!
Chị em nhất định không nên bỏ qua món đồ uống này nha.
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Sữa tươi 300ml
2. Gừng 1 củ
3. Bột nghệ 2 thìa cà phê
4. Gia vị Mật ong hoặc đường kính, bột quế hoặc thanh quế khô
Nếu đang mặc mấy lớp quần áo, chân tay găng tất đủ cả mà cảm giác người vẫn không ấm được thì chị em nhất định phải làm ngay ly sữa gừng nghệ mà chúng tôi gợi ý ngay sau đây. Đảm bảo uống xong là đỡ lạnh ngay.
Sữa gừng nghệ nè
Cách làm sữa gừng nghệ
1
Sơ chế các nguyên liệu
Video đang HOT
Bạn nạo vỏ 1 củ gừng, rửa sạch rồi băm nhỏ. Bạn nên chọn gừng tươi, vỏ căng và không bị héo hay móp. Băm nhỏ gừng như thế này sẽ giúp gừng ngấm vào sữa nhiều hơn là cắt lát mỏng, như vậy ly sữa gừng nghệ sẽ có tác dụng làm ấm cơ thể tốt hơn.
Chị em nên băm nhỏ gừng thay vì cắt gừng thành lát mỏng nha
2
Bạn cho vào nồi 300ml sữa tươi (có đường hay không đường đều được) cùng phần gừng đã thái/băm nhỏ. Nấu sữa cùng gừng trên lửa vừa khoảng 2-3 phút. Khi thấy sữa bắt đầu nóng lên, nổi bọt khí nhỏ quanh thành nồi thì bạn khuấy đều nồi sữa thêm khoảng 30 giây và tắt bếp.
Đunn cho sữa ấm lên một chút là được, đừng đun sôi quá nha
Bạn đổ hỗn hợp sữa vừa đun qua rây lọc để loại bỏ bã gừng. Cho vào ly sữa vừa lọc thêm 1-2 thìa cà phê bột nghệ, 1-2 thìa cà phê mật ong hoặc đường kính (không bắt buộc) và 1-2 thìa cà phê bột quế hoặc 1 thanh quế khô.
Khuấy đều và uống ngay nha, tránh để sữa nguội.
Thành phẩm nè
Sữa gừng nghệ làm thì đơn giản, nhưng công dụng thì tuyệt vời luôn. Bạn có thể uống sữa gừng ghệ vào buổi sáng sau khi ăn sáng xong, hoặc uống vào buổi tối khoảng 3 tiếng trước khi đi ngủ. Tuyệt đối không nên uống sát giờ đi ngủ vì gừng có thể làm bạn bị đầy hơi đấy.
Một vài công dụng của sữa gừng nghệ mà có thể bạn chưa biết
Nghệ và gừng đều chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho chức năng tim và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Gừng tươi có tính nóng, đem lại tác dụng chữa cảm lạnh, sốt tuyệt vời. Đặc biệt, khi dùng cùng nước hoặc sữa ấm, gừng sẽ có tác dụng làm giãn mao mạch, đẩy nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ tuần hoàn máu. Vì thế khi thời tiết lạnh, sử dụng gừng tươi sẽ giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa virus hợp bào gây bệnh.
Nghệ có chứa lượng lớn chất Curcumin giúp kích thích sự phát triển của các tế bào thần kinh mới và chống lại các quá trình lão hóa của não. Nhờ vậy, nghệ có thể giúp cải thiện trí nhớ và hạn chế suy giảm chức năng não do bệnh Alzheimer (suy giảm trí nhớ) và bệnh Parkinson (liệt rung) gây ra. Ngoài ra, hoạt chất Curcumin cũng có khả năng giảm cảm giác lo âu và căng thẳng nhờ khả năng duy trì protein BDNF – một loại protein “vui vẻ”. Nếu lượng BDNF bị hạ xuống mức thấp thì sẽ hình thành nên cảm giác lo lắng và bệnh trầm cảm.
Chính vì thế, uống sữa gừng nghệ không chỉ giúp chúng ta giữ ấm cơ thể mà còn hạn chế những cảm giác tiêu cực nữa đấy.
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ có thêm một loại đồ uống vừa ngon vừa bổ để thưởng thức và duy trì sức khỏe trong những ngày lạnh buốt này.
Nhấp ngụm cà phê muối cảm nhận vị đắng quyện vào mằn mặn của biển trên môi
Lãng đãng một trưa mùa Đông bên góc không gian thoáng đãng nhìn ra hồ Trúc Bạch (Hà Nội), tôi ngồi nhặt những giọt nắng vàng rơi trên bậu cửa sổ biếc xanh.
Hít một hơi trước cơn gió lạnh thổi thốc vào làm bay làn tóc rối, nhấp ngụm cà phê muối, nghe hương ngọt đắng của cà phê quyện vào vị mằn mặn của biển lưu luyến mãi trên môi.
Đó là lần đầu tiên tôi biết đến cà phê muối.
Nhiều tín đồ cà phê rất ưa thích món cà phê muối.
Có người nói với tôi rằng, cà phê không sặc sỡ, không hoa mỹ để thu hút sự chú ý của đám đông. Cà phê mang một màu đen tuyền khiến người ta dễ nghi ngại về sự quyến rũ của nó, nhưng lại đầy bí ẩn khiến thực khách gợi lên sự tò mò muốn khám phá. Cà phê cũng không gợi cảm để tâng bốc cảm xúc nhưng nó lại dễ gây nghiện. Chỉ một mùi hương nồng nàn bay lên là đủ lịm tim những tín đồ của loại hạt đến từ vùng nhiệt đới này.
Người ta có thể pha cà phê bằng nhiều cách cầu kỳ khác nhau, thế nhưng, cà phê, càng đơn giản càng dễ thấm. Đôi khi, chỉ cần dừng chân ở gian bếp nhỏ, thêm một ít gia vị, vài thực phẩm hằng ngày, đã khiến vị cà phê trở nên mê hoặc hơn rất nhiều. Cà phê muối là một dẫn chứng.
Bây giờ có nhiều nơi đã đưa món đồ uống này vào menu, nhưng nói đến cà phê muối nguyên bản thì phải là xứ Huế. Dường như đây là nơi đầu tiên thử nghiệm pha chế tách cà phê muối và lấy luôn làm tên quán. Quán Cà phê Muối, nơi đầu tiên trình làng sản phẩm hiện có hai cơ sở là số 10 Nguyễn Lương Bằng và 142 Đặng Thái Thân (Huế).
Lối vào quán cà phê Giảng (ảnh trái) và một góc không gian quán cà phê muối ở hồ Trúc Bạch, Hà Nội.
Để làm ra một tách cà phê muối ngon đúng điệu, người ta thường dùng cà phê phin. Có thể cho ít muối vào cà phê đã pha hoặc trộn đều muối và cà phê rồi mới pha, cách thứ hai này được nhiều người khen là có hương vị đậm đà hơn. Vị mặn mòi của muối sẽ làm dịu đi cái đắng của cà phê đen truyền thống, làm trung hòa độ ngọt béo của đường sữa, càng khiến hương nồng đậm của cà phê được tôn thêm.
Bí quyết của ly cà phê ngon là ở tay người pha chế, phải gia giảm các thành phần sao cho vừa đủ, để một loại gia vị tưởng chừng rất bình thường, được kết tinh từ biển cả có thể khéo léo hòa quyện với đặc sản núi rừng.
Kỳ công thêm một chút, cà phê có thể kết hợp với một loại thực phẩm thường thấy ở bếp: trứng gà. Trong khi chờ cà phê pha phin nhỏ giọt, đánh bông trứng gà với mật ong và sữa hoặc đường cho dậy lên mùi thơm đặc trưng. Sau đó, khéo léo rót lớp kem trứng bông lên ly cà phê vừa pha. Kỹ lưỡng hơn thì tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng, trộn với các nguyên liệu tạo ngọt rồi đánh bông.
Sau đó, đổ cà phê vào ly, rót phần lòng đỏ vào và cuối cùng hớt phần lòng trắng bông phủ lên trên. Khuấy nhẹ cà phê vừa đủ cho trứng tan quyện với cà phê và thưởng thức, để cái vị ngọt ngào béo ngậy của trứng, sữa làm dịu đi vị đăng đắng của cà phê nguyên chất, chỉ để lại hương thơm đậm đà hấp dẫn.
Hương vị cà phê trứng rất riêng biệt, thưởng thức qua rồi khó thể nào quên.
Riêng tôi thì vẫn thích để nguyên từng tầng, nhấm nháp chút vị béo của trứng sữa, xong hớp một muỗng đen đắng cà phê bên dưới, rồi lắng lại bằng cái ngọt ở tầng trên. Sau cái đắng sẽ là cái ngọt ngào trôi êm. Dù hiện nay nhiều quán học hỏi món này, nhưng cà phê trứng đã trở thành thương hiệu riêng của nơi sáng tạo đầu tiên - cà phê Giảng (Hà Nội).
Vào bếp với một công thức cầu kỳ hơn, cà phê kết đôi với vị cam cháy tạo nên món cà phê latte cam cháy. Có lẽ, cùng xuất xứ nhiệt đới nên cả hai loại này có thể "bắt tay" với nhau một cách rất tự nhiên. Mùi thơm của tinh dầu cam cháy hòa quyện với hương cà phê nồng nàn trôi qua từng tế bào vị giác, cảm giác ấy thật sự là thú vị.
Nhưng trên tất cả, cà phê nên được thưởng thức trong một không gian tĩnh lặng, để thanh âm hay nhất có quyền lên tiếng là tiếng tí tách cà phê nhỏ giọt trong phin. Lúc đó người ta mới có thể cảm nhận được vì sao cái vị đắng nồng nàn của cà phê có thể quyện với các loại mùi vị của bếp một cách ngọt ngào và duyên dáng đến thế. Bởi một lẽ đơn giản, cà phê vốn dĩ tồn tại để mỗi người tự khám phá vẻ quyến rũ đến từ đâu.
Cách làm loại nước uống độc lạ bằng thứ nguyên liệu rẻ tiền, ai thử cũng mê Khác với các loại bia thường, ginger beer (bia gừng) có vị rất ngon. Chưa kể, loại nước uống độc lạ này còn tốt cho sức khỏe, không làm bạn say hay đau đầu. Chia sẻ trên diễn đàn ẩm thực, chị Nguyễn Vân tiết lộ bí quyết làm món đồ uống tự tay làm ginger beer (bia gừng). Theo chị Vân, công...