Loại nước dân dã giúp người Nhật ít bệnh, sống lâu
Loại thức uống quen thuộc này được coi là một trong những “bí quyết sống thọ” của người Nhật.
Loại nước “trường thọ” mà người Nhật yêu thích
Nhật Bản luôn nằm trong top những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu đã dành thời gian, công sức để tìm hiểu những nguyên nhân giúp người Nhật Bản có thể sống thọ như vậy.
Sở dĩ người Nhật có tuổi thọ cao là nhờ hình thành thói quen sống lành mạnh, có nền tảng y tế tiến bộ, nhiều biện pháp giảm thiểu tai nạn…
Tổ chức Y tế Thế giới trước đây từng tuyên bố một nghiên cứu về bí quyết sống thọ, ngăn ngừa lão hóa của người Nhật. Kết quả cho thấy, bí quyết của họ đến từ thói quen uống trà mỗi ngày.
72,3% người dân Nhật uống trà xanh hàng ngày và 89,6% người uống trà xanh nhiều hơn một lần một tuần. Khi càng lớn tuổi, càng nhiều người có thói quen uống trà.
Ở Nhật Bản, trà xanh không chỉ là một thức uống mà còn là đặc điểm văn hóa nổi bật. Từ cuối thế kỷ 12, trà đạo ở Nhật đã được phát triển. Nó không chỉ là các phép tắc uống trà mà còn là một cách làm trong sạch tâm hồn, hòa mình với thiên nhiên, tu tâm dưỡng tính.
Ngoài lá trà xanh, người Nhật cũng ưa chuộng matcha – bột trà xanh. Khác với các loại trà thông thường, matcha được nghiền mịn trong điều kiện nghiêm ngặt để giữ được màu xanh đẹp mắt cũng như các dưỡng chất quý gái trong trà.
Nghiên cứu của trường đại học Showa Nhật Bản cho thấy, trong 300ml trà xanh có chứa thành phần chống oxy hóa cao gấp 1,5 chai rượu vang đỏ. Trà xanh còn chứa phenol – một chất có thể phòng ngừa ung thư.
Trà xanh còn giúp răng chắc khỏe, cải thiện sự dẻo dai của mạch máu, đốt cháy chất béo, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
Video đang HOT
Thời điểm uống trà tốt nhất trong ngày
10-11h sáng
Bạn không nên uống trà xanh khi đói bụng. Trong trà có chứa caffein, nếu uống khi đói bụng có thể làm tổn hại dạ dày, làm tổn thương gan.
Lúc 10-11h sáng, khi bạn đã ăn bữa sáng đầy đủ, cơ thể cũng thực sự tỉnh táo, uống trà sẽ thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể.
Uống trước khi tập luyện
Nhờ sự có mặt của caffein, uống một ly trà xanh trước khi tập luyện có thể giúp đốt cháy nhiều chất béo hơn. Lưu ý, bạn không nên uống trà xanh khi đang đói bụng.
Uống giữa các bữa ăn
Bạn có thể uống trà xanh giữa các bữa ăn, chẳng hạn như hai giờ trước hoặc sau bữa ăn. Lưu ý, không nên uống trà xanh trong hoặc ngay sau bữa ăn vì nó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng và sắt của cơ thể.
Vì sao người Nhật không bao giờ đặt toilet chung với nhà tắm dù diện tích nhỏ xíu?
Với người Nhật, tắm không thôi là chưa đủ.
Nhật Bản được coi là một trong những quốc gia ưa chuộng sạch sẽ, ngăn nắp nhất thế giới. Ví dụ tiêu biểu nhất là những toilet của họ luôn sạch sẽ, thậm chí được bố trí để đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng.
Vậy nhưng đã có ai từng thắc mắc tại sao người Nhật không bao giờ đặt toilet chung với nhà tắm như người Việt Nam hay làm chưa? Thậm chí kể cả khi đất chật người đông, phòng có hẹp cỡ nào thì người Nhật cũng cố gắng tách biệt chỗ đi vệ sinh và nơi tắm rửa.
Tắm thôi là chưa đủ
Năm 2020, một cuộc khảo sát cho thấy người đi mua hay thuê nhà ở Nhật bản không chỉ quan tâm đến hướng nắng, vị trí nhà mà còn cả yêu cầu tách biệt phòng vệ sinh với toilet. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra nhưng tựu chung lại chỉ bao gồm 3 lý do chính.
Người Nhật thường tách riêng toilet với nhà tắm
Thứ nhất, người Nhật quan niệm nhà tắm không chỉ là nơi vệ sinh cá nhân mà còn là nơi để nghỉ dưỡng, thư giãn sau ngày dài làm việc. Do đó các thiết kế nhà tắm tại Nhật thường hướng đến sự thông thoáng, cố gắng có ánh nắng mặt trời, được vệ sinh sạch sẽ, thơm tho để phục vụ cho việc phục hồi thể chất.
Trái lại, toilet lại là nơi để bài tiết, chứa nhiều vi khuẩn gây ảnh hưởng đến môi trường tắm, thậm chí làm lây lan sang cả các dụng cụ như bàn chải, khăn mặt, xà bông... Đó là chưa kể đến tình trạng nấm mốc, gây mùi hôi khó chịu.
Tiếp theo, việc người Nhật thích thư giãn lúc tắm khiến họ tốn khá nhiều thời gian chiếm dụng phòng tắm nên cần tách riêng với toilet để những người có nhu cầu đi vệ sinh sử dụng, đặc biệt là trong bối cảnh sáng sớm cần đi làm đúng giờ. Việc đang thư giãn ngâm nước nóng mà bị hối thúc thì chẳng còn gì là nghỉ ngơi thảnh thơi nữa.
Tất nhiên, với những căn hộ nhỏ hẹp thì các gia đình Nhật Bản chỉ đơn giản là làm 1 vách ngắn giữa bồn tắm và bồn vệ sinh.
Nguyên nhân thứ 3 liên quan đến an toàn cá nhân. Thông thường nhà vệ sinh Nhật sử dụng nhiều công nghệ hiện đại như phun rửa, sưởi ấm... cần tránh hơi ẩm từ bồn tắm gây cháy nổ, hỏng hóc. Thêm nữa, hơi nước từ bồn tắm còn làm nhũn giấy vệ sinh hoặc gây trơn trượt trên sàn nhà.
Tuy nhiên, giới trẻ Nhật ngày nay dần quen với việc kết hợp phòng tắm với toilet vì cuộc sống quá bận rộn. Họ không còn nghỉ ngơi ngâm bồn thường xuyên như trước mà cũng chỉ tắm đơn giản. Chưa kể đến giá nhà ngày càng cao khiến không gian bố trí bồn tắm, toilet khó lòng tách biệt được. Bởi vậy những căn phòng "Unit Bath" tổng hợp cả vệ sinh, tắm rửa cho không gian nhỏ hẹp vẫn xuất hiện.
Phong thủy Toilet
Với những gia đình có điều kiện, việc sử dụng "Ofuro" (Bồn tắm) chả khác nào một phòng nghỉ dưỡng thu nhỏ với sảnh là bồn rửa mặt, bên trong mới là nơi tắm rửa.
Cấu trúc nhà tắm của người Nhật gồm nơi kỳ cọ thân thể với vòi hoa sen và bồn tắm. Người Nhật có thói quen ngâm bồn và đặc biệt là cả gia đình sẽ thay phiên nhau dùng chung bồn nước nóng ấy. Vì vậy để giữ cho nước luôn sạch sẽ, họ sẽ tắm rửa và kỳ cọ cơ thể ở ngoài trước sau đó mới bước vào bồn tắm.
Trung bình người Nhật dành ra từ 15 đến 20 phút ngâm mình, rũ bỏ mọi lo toan muộn phiền và tận hưởng không gian tĩnh tại trong Ofuro.
Nếu phòng tắm là nơi để thư giãn thì người Nhật coi phòng vệ sinh là chốn thần tiên thứ 2 sau đó. Có ai mà không thoải mái khi đi vệ sinh cơ chứ, bởi vậy họ muốn tạo cảm giác sạch sẽ, thư giãn nhất có thể.
Không hẳn là nơi "giải tỏa bức bách" đơn thuần, toilet Nhật nổi tiếng vì sự tiện nghi và hiện đại. Một vài nơi vẫn còn loại bồn cầu truyền thống, do giá rẻ và không cần lo lắng sự cố liên quan đến điện. Tuy vậy nhiều gia đình Nhật hiện nay lại ưa thích các chức năng tiện lợi như tự vệ sinh, làm ấm bệ ngồi, vòi xịt tự động với độ mạnh điều khiển được...
Ngoài việc giữ sạch sẽ, người Nhật còn bố trí toilet theo phong thuỷ. Tùy theo hướng toilet mà cách bài trí, màu sắc nội thất sẽ khác nhau. Các gia đình thường tránh treo ảnh gia đình, bản đồ... trong toilet vì không muốn gặp chuyện không may về tiền bạc, con cái học hành xuống dốc, vợ chồng lục đục.
Theo quan điểm dân gian, người Nhật thường sắm "Morijio" (tháp muối trắng hình nón) đặt lên kệ hay góc toilet để tẩy trừ khí độc và giúp mọi chuyện trong cuộc sống thuận lợi. Thật ra phong tục dùng muối thanh lọc ô uế và phòng tránh tai họa đã có từ ngàn xưa ở Nhật Bản. Các loại tinh dầu hay than hoạt tính cũng được dùng để mang lại không gian sạch sẽ, thơm tho.
Tiếp theo, gia chủ phải để riêng dép đi trong nhà và dép dùng trong nhà vệ sinh nhằm tránh việc mang các vi khuẩn từ nơi này ra bên ngoài. Bên cạnh dép lê, bất chấp bụi bẩn và vướng víu khi lau dọn, một số gia đình sẵn sàng trải thảm bên trong.
Người Nhật cho rằng thảm trải toilet, tấm lót đệm ngồi và nắp cầu sẽ hạn chế sự xâm nhập của những sinh vật có hại vào cơ thể, đồng thời giúp sàn nhà không biến thành "sân băng" vào mùa đông. Ngoài những vật dụng trên, họ còn trang trí toilet bằng những chậu kiểng xinh xắn hoặc bức tranh phong cảnh, tạo nên một không gian xanh trong ngôi nhà của mình.
Tận hưởng mùa đông cùng phong cách sống thượng lưu của người Nhật với văn hóa onsen tại Quảng Ninh Tận hưởng mùa đông cùng phong cách sống thượng lưu của người Nhật với văn hóa onsen tại Quảng Ninh. Tắm onsen giữa trời đông, thư thái thả mình trong làn khoáng nóng ấm áp tỏa hơi nước nghi ngút bên khung cửa trông ra những dãy núi tuyết trắng rơi phủ dầy, nghệ thuật tận hưởng mùa đông của người Nhật là...