Loài nấm thay đổi quan niệm về sự tiến hóa
Ở Congo mới tìm thấy dấu vết của những cây nấm lâu đời nhất trên hành tinh, báo Science Advances đưa tin.
Theo các nhà khoa học, những hóa thạch được phát hiện có độ tuổi khoảng từ 715 đến 810 triệu năm.
Cho đến nay, các nhà cổ sinh vật học mới chỉ biết chắc chắn về những mẫu vật có độ tuổi tối đa 460 triệu năm. Cần lưu ý rằng những dấu vết còn lại của những sinh vật cổ đại như vậy được bảo tồn trong đá. Các mẫu vật được nghiên cứu không chỉ bằng kính hiển vi, mà còn bằng phương pháp quang phổ và quét laser.
Ngoài ra, để xác định chính xác thành phần hóa học của mẫu vật hóa thạch, các nhà khoa học còn sử dụng máy gia tốc hạt synchrotron. Kết quả các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng trong các mẫu đó có chứa chitin – là một chất đặc biệt có trong thành phần của vách tế bào nấm.
Video đang HOT
Do đó, có thể chứng minh rằng những cây nấm đầu tiên đã xuất hiện trên Trái đất hơn 800 triệu năm trước, tức là 300 triệu năm trước khi xuất hiện các loài thực vật. Cho đến bây giờ, điều này chỉ được biết đến trên lý thuyết.
Theo dự đoán của các nhà sinh học, ban đầu những sinh vật này có thể sống cộng sinh với các vi khuẩn mà trong nó diễn ra quá trình quang hợp.
Các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng ngay cả trong những thời kỳ cổ đại đó đã có thể xuất hiện địa y, bởi vì những cây nấm này vừa vặn chỉ tham gia vào liên minh cùng có lợi với tảo siêu nhỏ. Như các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, điều này phần nào thay đổi quan niệm về sự phát triển của sự sống trên trái đất.
M.P
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Trung Quốc phát hiện loài thực vật mới thuộc chi Nam mộc hương
Loài thực vật hiếm này, được phát hiện ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thường được sử dụng trong các phương thuốc dân gian chữa bệnh dạ dày của người dân địa phương.
Loài thực vật mới được phát hiện tại Trung Quốc. (Ảnh: news.cgtn.com)
Mới đây, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện ra một loài thực vật mới thuộc chi Nam mộc hương (Aristolochia) ở thành phố Văn Sơn, ở tỉnh Vân Nam, miền Tây Nam nước này.
Loài thực vật mới được đặt tên là Nam mộc hương Văn Sơn ( Aristolochia wenshanensis), được nhóm nghiên cứu đến từ Viện Thực vật học Côn Minh thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) và các nhà bảo tồn thiên nhiên địa phương phát hiện ra.
Tên gọi trên được đặt theo tên thành phố nơi chúng được tìm thấy.
Theo các nhà nghiên cứu, loài thực vật mới được phân biệt bởi màu sắc hoa, bố cục sắp xếp lá trên thân và hình dạng lá.
Tới nay, các nhà nghiên cứu mới chỉ tìm được hai địa điểm có sự xuất hiện của loài thực vật này ở vùng Đông Nam của tỉnh Vân Nam.
Loài thực vật hiếm này thường được sử dụng trong các phương thuốc dân gian chữa bệnh dạ dày của người dân địa phương.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Taiwania./.
Lê Ánh
Theo TTXVN/Vietnam
Tại sao tuyết lại có màu trắng? Hầu hết chúng ta biết rằng nước, ở dạng tinh khiết, là không màu. Tuy nhiên, các tạp chất như bùn trong một dòng sông khiến nước có nhiều màu sắc khác. Tuyết cũng có thể mang những màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện nhất định. Ví dụ, tuyết khi được nén có thể có màu xanh. Điều này là...