Loài mèo quý hiếm bậc nhất thế giới, mê bơi lội và bắt cá ‘thành thần’ ở Việt Nam
Mèo vốn là con vật sợ nước nhưng ngay ở Việt Nam lại có loại mèo vô cùng quý hiếm, mê bơi lội và bắt cá vào dạng cực đỉnh.
Đó một loài mèo rừng có tên là mèo cá (tên khoa học là Prionailurus viverrinus), sinh sống tại các vùng rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Chúng có thể chộp con mồi từ phía trên, đồng thời cũng có thể lặn sâu xuống để đuổi bắt cá dưới đáy nước. Các chú mèo con được làm quen với nước từ khi còn rất nhỏ.
Mèo cá có cuộc sống gắn bó với mặt nước từ nhỏ nên có sở thích ngâm mình dưới nước, và khả năng bơi lội cực giỏi.
Mèo cá được phát hiện ở các vùng rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tổ tiên của mèo cá là loài mèo báo hoang dã, thế nên bộ lông của chúng có nét hao hao với loài này. Nó có màu xám tro, nhiều đốm mờ nhỏ lẫn giữa nền xám.
Mèo cá trưởng thành có thể dài 57-78 cm chưa tính đuôi và nặng 5,1 – 16kg, là thành viên lớn nhất trong chi Mèo báo.
Mèo cá còn ăn động vật thân mềm, lưỡng cư, gặm nhấm, chim…
Mèo cá chủ yếu sống trên mặt đất. Khi đẻ mèo cá thường làm tổ trong các hốc đất đá, bụi rậm, hốc cây… Mèo mẹ mang thai khoảng 63 ngày, mỗi lứa đẻ 1 – 4 con
Mèo cá hay chọn các hốc đất, bụi rậm, hốc cây để làm tổ sinh sống
Mèo cá thường hoạt động về đêm
Ngay từ bé, mèo cá con đã được cho làm quen với nước để lớn lên có thể săn mồi như bố mẹ chúng
Mèo cá Việt Nam đang được xếp vào nhóm động vật sắp nguy cấp trong Sách đỏ do bị săn bắt quá mức để lấy thịt, lông hoặc làm vật nuôi
Bài học huấn luyện con khéo léo của mèo Caracal
Một trong những loài mèo quý hiếm nhất trong Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi cùng nhau chỉ bảo và săn mồi trước ống kính của nhiếp ảnh gia.
Linh miêu tai đen (Caracal) là giống mèo hoang cỡ trung có nguồn gốc từ châu Phi, Trung Đông, Trung Á và Ấn Độ. Mèo Caracal hay còn được gọi là Linh miêu tai đen, linh miêu Châu Phi, linh miêu sa mạc hay mèo rừng. Cho đến bây giờ, chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh nguồn gốc của mèo Caracal. Theo phỏng đoán, Caracal có mối quan hệ mật thiết với loài mèo vàng Châu Phi (Caracal Autara) và mèo Serval, xuất hiện cách đây từ rất lâu, khoảng hơn 5 triệu năm.
Ban đầu, mèo caracal là một giống mèo đến từ thiên nhiên hoang dã. Chúng được tìm thấy và cho rằng có sự liên quan với nền văn hóa Ai Cập cổ đại. Giống mèo này được con người yêu mến và thuần hóa để trở thành vật nuôi trong gia đình. Thậm chí mèo Caracal còn được ướp xác như con người và được chôn cất cùng vị vua Pharaon. Các nhà khảo cổ còn tìm thấy rất nhiều bức tranh và tượng điêu khắc của giống mèo này trong các lăng mộ cổ đại.
Để nói về nguồn gốc của giống mèo này, người ta thường để cập đến Thổ Nhĩ Kỳ. Đây có lẽ là nơi đầu tiên phát hiện ra giống mèo linh miêu tai đen. Và cũng chính nơi đây đã hình thành nên cái tên của chúng. Tên gọi quốc tế của loài mèo này là caracal; được bắt nguồn từ thuật ngữ karakulak (có nghĩa là "tai đen"), trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ 19.
Mèo Caracal.
Linh miêu tai đen là loài mèo thường dễ bị người khác nhầm thành loài linh miêu Lynx Lynx mang gốc Á - Âu, tuy nhiên loài mèo rừng Caracal có bộ lông trơn chứ không có đốm đen như loài linh miêu Á - Âu.
Ngoài thân hình săn chắc có hơi gầy và mảnh mai của chúng thì gương mặt của những chú mèo linh miêu tai đen cũng là một nơi rất thu hút trên cơ thể của chúng. Một gương mặt lạnh lùng với gương mặt góc cạnh như một khối hình thoi và đôi mắt to tròn như quả hạnh nhân với góc mắt sắc dài chính là điểm quyến rũ đầu tiên mà những chú mèo này đem lại cho người nhìn. Những chú mèo Caracal sở hữu chiếc mũi thẳng với đầu mũi tròn đen, bên cạnh đó là khuôn miệng vuông vức cùng hai hàm cứng cáp, sắc nhọn.
Ngoài ra, đặc điểm nhận dạng đáng chú ý nhất của mèo Caracal nằm ở đôi tai của chúng. Loài động vật này sở hữu cặp tai dài, dựng đứng ở hai bên đầu kèm theo đó là búi lông đen nhỏ ở chóp tai. Búi lông này thường không quá dài, chỉ từ 3 - 4 cm. Đây cũng chính là một trong những đặc điểm nhận dạng cho giống mèo này, và cũng chính vì điểm đặc biệt này mà chúng có được biệt danh là "linh miêu tai đen".
Loài mèo rừng này không có thói quen sống theo bầy đàn mà hoạt động đơn độc như loài báo đen. Đặc biệt chúng thường hoạt động về đêm và một số thành phần sẽ sống thành từng cặp với nhau. Đây là giống màu khá độc lập vì vậy chúng chỉ tương tác giữa mèo mẹ và mèo con hoặc chỉ tương tác cùng nhau trong quá trình giao phối và sinh sản.
Mới đây, một màn tương tác đầy thú vị giữa hai mẹ con nhà mèo Caracal trong Công viên Quốc gia Kruger đã được nhiếp ảnh gia Hanno Erasmus bắt gặp.
Pha bật nhảy tuyệt đẹp của mèo Caracal.
Ngày hôm đấy, theo lời kể của nhiếp ảnh gia, cũng chỉ là một ngày bình thường giống như bao ngày, Erasmus đi dạo xung quanh trạm nghỉ ngơi trong công viên. Khi thong dong gần đến hồ Sonop, anh chàng bỗng cảm nhận thấy sự chuyển động của một loài động vật có vú trên cỏ. Không thể tin vào mắt mình được, một con mèo Caracal đang lén lút rình rập lấp ló sau đám cỏ cao. Bị cuốn hút vào con vật phía trước, Erasmus đã thận trọng bám sau lưng nó, hết sức cẩn thận để không bị phát hiện. Bất ngờ, con mèo phi thân nhanh như chớp, tiến về phía trước rồi mất tích khỏi tầm nhìn. Trước sự ngạc nhiên của anh chàng quan sát, con mèo đã tóm gọn được một chú chuột.
Hai mẹ con nhà mèo Caracal cùng nhau thong dong trên đường.
Lúc này, từ đằng xa, một con mèo Caracal khác, nhỏ hơn đang từ tốn tiến đến. Có thể khẳng định, mèo Caracal mẹ đang đi bắt chuột để kiếm thức ăn về cho con của nó. Sau đó cả hai con mèo Caracal cùng sánh bước bên nhau tiến bước trên con đường. Một cảnh tượng diễn ra trong thế giới động vật hoang dã đẹp đến đáng kinh ngạc đã được tìm thấy.
Choáng ngợp trước sức mạnh của những loài mèo hoang dã lớn nhất thế giới Khác với hình ảnh thông thường của họ nhà mèo, những loài mèo hoang dã lớn nhất thế giới sở hữu đặc điểm sức mạnh vượt trội giúp chúng thích nghi với tự nhiên. Các loài mèo hoang dã lớn nhất thế giới khá đa dạng, phần lớn chúng đều sống ở trên cạn. Nhưng khác với ấn tượng thông thường về mèo,...