Loại ma túy thiếu úy uống nhầm dẫn đến tử vong nguy hiểm thế nào?
Thiếu úy Nguyễn Đức Đạt (26 tuổi, công tác tại Đội CSĐT tội phạm kinh tế – ma túy, Công an huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) trong lúc làm nhiệm vụ uống nhầm ma túy dẫn đến tử vong. Đây là loại ma túy nào mà nguy hiểm đến vậy?
Nhiều loại ma túy tổng gây hại cho sức khỏe
Ngày 13.7, trong lúc làm nhiệm vụ tại nhà đối tượng nghi vấn tàng trữ trái phép chất ma túy, thiếu úy Đạt nói khát nước, xin chủ nhà nước uống nhưng không ai trả lời. Đạt đi vào trong nhà lấy ca nước bằng nhựa để tại khu vực phía trước phòng ngủ uống. Một lúc sau, Đạt than nhức đầu, chóng mặt và kêu đồng đội còng tay mình lại.
Lực lượng Công an huyện Long Hồ, Công an xã Long Phước cùng gia đình đưa Đạt nhập viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long, sau đó chuyển sang Bệnh viện Tâm thần trong tình trạng hôn mê sâu, mất ý thức.
Sau khoảng 1 giờ hồi sức tích cực, bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở và tử vong. Sau đó, bệnh nhân được đưa trở lại nhập viện ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long trong tình trạng ngừng hô hấp tuần hoàn và chẩn đoán chết trước vào viện, chưa rõ nguyên nhân.
Theo Công an tỉnh Vĩnh Long, kết quả giám định chất lỏng mà thiếu úy Đạt uống trong ca là ma túy là loại methamphelamine (ma túy đá) thể tích 500 ml, khối lượng methamphelamine trong 500 ml hơn 10 gram. Nguyên nhân tử vong của thiếu úy Đạt do ngộ độc chất ma túy methamphelamine.
Video đang HOT
Theo Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), 10 năm trở lại đây, khi thế hệ ma túy mới “lên ngôi”, số ca ngộ độc heroin giảm hẳn, mỗi năm chỉ còn vài trường hợp, nhưng tình trạng ngộ độc ma túy mới lại xuất hiện rất nhiều.
Tại Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc cấp ma túy đá dạng kích thích. Bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê, sốc tim, rối loạn nhịp tim, suy thận, rối loạn đông máu.
Cũng theo Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, nhóm ma túy kích thích lớn nhất là nhóm gồm nhiều chất ma túy như amphetamin, methamphetamin (thường ở dạng tinh thể như muối, được gọi là “đá”), MDMA (thường ở dạng viên với màu sắc khác nhau),…
Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên nhận định: Methamphetamin là một chất kích thích tinh thần, khi sử dụng sẽ làm cho người ta hưng phấn, gây ảo giác, cảm thấy sức khỏe vô biên. Tác hại của ma túy đá gây ra là mất ngủ sau khi sử dụng và gây ngủ bù sau thời gian mất ngủ; Gây các triệu chứng loạn thần như ảo giác, hoang tưởng, kích động hành vi. Đặc biệt, gây tác động hành vi và nhân cách. Sử dụng lâu ngày có thể gây biến đổi nhân cách.
Ngay sau khi hút hoặc tiêm ven, người sử dụng thấy “bốc”, “sung”, hoặc “sung sướng tột cùng”. Hít hoặc uống cũng tạo cảm giác “phê” nhưng không “bốc”.
Nghiên cứu các trường hợp ngộ độc ma túy nhóm này trên người cho thấy: Chúng gây ngộ độc cấp với biểu hiện thần kinh (kích thích, co giật, phù não, nhồi máu não, xuất huyết não), rối loạn tâm thần (hoang tưởng, ảo giác, đặc biệt dễ gây chấn thương cho bản thân và tấn công người xung quanh), tổn thương và rối loạn tim mạch (co thắt mạnh các động mạch gây tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim cấp, viêm mạch, xuất huyết hoặc thiếu máu ở nhiều nơi trên cơ thể), tiêu cơ vân, suy thận cấp, rối loạn đông máu…
Theo laodong.vn
Cụ ông 90 tuổi nhịp tim chỉ 39 lần/phút được can thiệp để nâng lên 65 lần/phút
Trong khi nhịp tim của người bình thường từ 60 - 100 lần/phút thì với cụ ông 90 tuổi, con số ấy chỉ dừng ở 39 lần/phút. Nếu không nâng số lượng nhịp tim lên thì sẽ nguy hiểm tới sức khoẻ.
Sau quá trình phẫu thuật, cụ ông không còn tình trạng tức ngực, đau đầu
Người bệnh Nguyễn Văn Quả, 90 tuổi trú tại Đông Triều - Quảng Ninh thường xuyên thấy tức ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt.
Sau khi tiến hành thăm khám, hội chẩn các bác sĩ khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí chẩn đoán người bệnh có nhịp tim chậm trên nền người bệnh có rất nhiều bệnh lý phức tạp.
Đánh giá về tình hình bệnh nhân, Ths.Bs. Hoàng Minh Quang - Phó Trưởng khoa Nội Tim mạch bệnh viện cho biết: Với thể trạng người bệnh già yếu (90 tuổi) cùng tiền sử rất nhiều bệnh lý phối hợp việc tiến hành can thiệp cho người bệnh là rất khó khăn.
Hiện tại sức khoẻ cụ ông đã bình thường trở lại
Bởi trong quá trình can thiệp tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro như rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngừng tim dẫn đến người bệnh có thể tử vong ngay trong quá trình can thiệp.
Nhưng nếu không được tiến hành can thiệp thì tình trạng tức ngực khó thở, choáng ngất của người bệnh sẽ ngày càng tăng và người bệnh có nguy cơ đột tử bất cứ lúc nào.
Người bệnh được chỉ định đặt máy tạo nhịp tim 2 buồng. Ngày 14/8/2018, với việc làm chủ kĩ thuật can thiệp Tim - mạch, sau hơn 1 giờ đồng hồ, các bác sĩ đã tiến hành đặt máy tạo nhịp tim 2 buồng thành công cho người bệnh.
Hiện tại sức khỏe người bệnh ổn định, nhịp tim đều 65 lần/ phút, người bệnh hoạt động, sinh hoạt bình thường và không còn tình trạng tức ngực, đau đầu.
Theo www.giadinhmoi.vn
Chậm trễ cấp cứu, thiếu uý công an uống nhầm ma túy bị tử vong? Bộ Y tế ngày 15/8 yêu cầu Sở Y tế Vĩnh Long cần làm rõ thông tin, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến việc bị phản ánh chậm trễ cấp cứu dẫn đến thiếu uý công an uống nhầm ma tuý bị tử vong. Ảnh minh họa Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý...