Loài kỳ giông kỳ lạ có thể nằm yên bất động trong… 7 năm liên tục
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một loài kỳ giông có khả năng rất đặc biệt đó là nằm yên bất động trong suốt một thời gian dài.
Loài kỳ giông đặc biệt ở Bosnia và Herzegovina có thể nằm yên bất động trong suốt 7 năm.
Olm hay proteus (Proteus anguinus) là một loài kỳ giông dưới nước trong họ Proteidae chính là sinh vật kỳ lạ khiến các nhà nghiên cứu đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Theo nghiên cứu mới trên Tạp chí Động vật học, những con kỳ giông sống trong hang động ở Bosnia và Herzegovina đã nằm yên vị tại chỗ không nhúc nhích khi nó được quan sát tại cùng một vị trí trong 2.569 ngày.
Các tác giả nghiên cứu đã theo dõi một nhóm kỳ giông châu Âu được gọi là olm. Sinh vật này chỉ sinh sản 12,5 năm một lần, vì vậy chúng không có sự giao phối thường xuyên.
Để tìm hiểu xem những con olm ít vận động như thế nào, các nhà nghiên cứu đã gắn thẻ và theo dõi tổng cộng 26 cá thể sống trong khu vực dài 350 mét của hang động Vruljak 1, giữa năm 2010 và 2018. Ít nhất 100 ngày trôi qua giữa mỗi lần kiểm tra, nhưng chỉ trong 10 lần một con olm được tìm thấy đã di chuyển hơn 10 mét với chuyển động 20 mét chỉ được ghi lại một lần.
Trung bình, các sinh vật di chuyển khoảng 5 mét trong một năm, mặc dù một cá thể siêu đã thay đổi hoàn toàn 38 mét chỉ trong 230 ngày.
Mặc dù không có mắt, nhưng olm có các giác quan hóa học, từ tính và âm thanh tốt, do đó, việc thiếu chuyển động của chúng có thể được liên quan với những khó khăn trong việc định hướng.
Những con olm chọn bảo tồ n năng lượng bằng cách chờ đợi các loài giáp xác nhỏ có thể ăn đến gần, hơn là đuổi theo chúng. Đôi khi điều này có nghĩa là chúng phải đợi hàng năm giữa các bữa ăn.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/IFL Science
"Kỳ diệu" toàn bộ quá trình hình thành Kỳ giông từ... một tế bào
Với những loài Kỳ giông chủ yếu sống dưới nước, cách thụ tinh của chúng sẽ rất đặc biệt: Thụ tinh nhưng không giao phối.
Theo đó, con đực sẽ đặt túi tinh nhỏ ở trên hoặc gần vị trí con cái. Về phần mình, Kỳ giông cái sẽ lộn huyệt ra ngoài để nhận túi tinh này.
Họ Kỳ giông bao gồm 74 loài và là động vật lưỡng cư. Khác với ếch, khi đạt đến hình dạng trưởng thành, Kỳ giông vẫn còn giữa lại chiếc đuôi.
Các thành viên của họ Kỳ giông phân bố rộng khắp bán cấu Bắc: châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, phía Bắc châu Phi. Ngoại trừ một số loài cá biệt như Kỳ giông đen, đại đa số Kỳ giông đều có ấu trùng sống trong nước.
Với những loài Kỳ giông chủ yếu sống dưới nước, cách thụ tinh của chúng sẽ rất đặc biệt: Thụ tinh nhưng không giao phối. Theo đó, con đực sẽ đặt túi tinh nhỏ ở trên hoặc gần vị trí con cái. Về phần mình, Kỳ giông cái sẽ lộn huyệt ra ngoài để nhận túi tinh này.
Một điểm thú vị nữa là tất cả các loài Kỳ giông đều có thể tiết ra chất độc từ da, độ mạnh yếu của chất động đa dạng theo loài. Cũng giống như nhiều động vật có độc khác, một số loài Kỳ giông sở hữu màu sắc sặc sỡ để cảnh báo kẻ thù rằng "tôi có độc đừng dại dột mà đụng vào".
Cùng theo dõi cách chú Kỳ giông hoàn chỉnh được hình thành từ khi còn là một tế bào duy nhất trong video dưới đây:
"Kỳ diệu" toàn bộ quá trình hình thành Kỳ giông từ... một tế bào
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn/NG
Những khám phá 'hiếm có khó tin' về loài cá bống Cá bống là loài cá có kích thước nhỏ bé nhưng lại chứa đựng rất nhiều điều kỳ thú mà chúng ta có thể khám phá. Hầu hết các loài cá bống đều dài chưa đến 10cm, tuy nhiên cũng có những loài có kích thước lớn hơn với chiều dài cơ thể lên tới 30cm. Cá bống có màu sáng hoặc trong...