Loài kiến kỳ lạ có lớp “áo giáp sinh học” chưa từng thấy ở côn trùng
Các nhà khoa học vừa phát hiện các đàn kiến cắt lá Acromyrmex echinatior có thể chứa hàng triệu con kiến, có một lớp áo giáp sinh học đặc biệt.
Những con kiến này có thể tạo nên một đội ngũ làm vườn hàng đầu, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không thường xuyên đi vào đống rác và sống thành những nhóm lớn cũng có nghĩa là đối mặt với nguy cơ mầm bệnh gia tăng.
Vì những lý do đó, tự bảo vệ bản thân là cần thiết và mặc dù các nhà khoa học không hoàn toàn chắc chắn tại sao, nhưng có vẻ như những con kiến nhỏ bé cần được bảo vệ đủ để phát triển bộ giáp tự nhiên của chính mình.
Một nhóm do các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin-Madison dẫn đầu đã phân tích lớp phủ dạng hạt màu trắng này trên kiến cắt lá Acromyrmex echinatior và đưa ra kết luận rằng lớp phủ là một loại áo giáp cơ thể sinh học tự tạo. Đây là ví dụ đầu tiên được biết đến trong thế giới côn trùng.
“Chúng tôi đã nghiên cứu loài kiến cắt lá trong nhiều năm, đặc biệt tập trung vào mối liên hệ hấp dẫn của chúng với vi khuẩn sản sinh ra chất kháng sinh giúp chúng đối phó với bệnh tật”, tác giả cao cấp và nhà vi sinh vật học Cameron Currie của Đại học Wisconsin-Madison cho biết.
Nhóm nghiên cứu đã quan sát sâu vào lớp khoáng chất bao phủ bộ xương ngoài của kiến, sử dụng kính hiển vi điện tử. Họ phát hiện ra lớp phủ được tạo thành từ một lớp mỏng tinh thể magiê canxit hình thoi có kích thước khoảng 3-5 micromet.
Các nhà nghiên cứu cũng nuôi kiến để xem lớp phủ này xuất hiện khi nào và nó bảo vệ chúng như thế nào. Kết quả cho thấy lớp phủ không có ở kiến con, nhưng phát triển nhanh chóng khi kiến trưởng thành và lớp phủ hoàn thiện làm cứng đáng kể bộ xương ngoài.
Để xác nhận, các nhà nghiên cứu đã đưa những con kiến vào các trận chiến thử nghiệm, phát hiện ra rằng những con có bộ giáp được bảo vệ tốt hơn trong trận chiến và cũng như khỏi các mầm bệnh. Họ cũng phát hiện ra rằng nếu không có áo giáp, kiến có nhiều khả năng bị nhiễm một loại nấm tấn công côn trùng có tên là Metarhizium anisopliae.
Mặc dù không hiểu làm thế nào loài kiến cắt lá phát triển lớp phủ này, nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng có lẽ nó không phải là loài côn trùng duy nhất phát triển khả năng bảo vệ như vậy.
Mặc dù có thể có một số loài kiến có lớp phủ tương tự, nhưng với nhiều nghiên cứu hơn, công nghệ “áo giáp” thậm chí có thể tạo ra những ý tưởng quan trọng cho con người.
Phát hiện virus mới có khả năng lây từ động vật sang người
Virus mới có cấu trúc gene tương tự loại gây bệnh Rubella, tiềm ẩn khả năng lây nhiễm cao cho người.
Science Magazine dẫn một công bố trên tạp chí Nature cho hay các nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin, Madison, Mỹ, vừa phát hiện 2 virus mới. Chúng có cấu trúc gene tương tự virus gây bệnh Rubella (hay còn gọi là sởi Đức).
Theo kết quả công bố, một trong 2 virus mới phát hiện đã lây nhiễm bệnh cho dơi ở Uganda tại châu Phi. Trong quá khứ, virus gây bệnh Rubella đã lây từ động vật sang người. Do đó, các nhà khoa học e ngại 2 virus mới có nguy cơ gây bệnh cho nhân loại.
Một trong 2 virus mới được phát hiện gây bệnh cho dỡi ở Uganda. Ảnh: Science Magazine.
Họ đặt tên cho virus gây bệnh trên dơi ở Uganda là Ruhugu, theo tên vùng Ruteete của nơi loài động vật này sống. Cấu trúc gene của Ruhugu giống với virus Rubella. 56% axit amin trong 8 loại protein khớp với axit amin của bệnh này. Ngoài ra, protein tương tác các tế bào miễn dịch của vật chủ trong Rubella gần như giống 100% với hai loại virus.
Virus Rubella gây bệnh với triệu chứng phát ban, sốt. Phụ nữ mang bầu mắc bệnh có thể dẫn đến sẩy thai. Trẻ sinh ra mắc chứng Rubella bẩm sinh sẽ bị điếc, các vấn đề về mắt, tim, não.
Ước tính khoảng 100.000 trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi hội chứng này hàng năm, chủ yếu ở châu Phi, phía Tây Thái Bình Dương và Đông Địa Trung Hải. Ở nhiều quốc gia, vaccine ngừa sởi, quai bị, Rubella (MMR) thuộc dạng hiếm.
Trước khi phát hiện 2 loại virus mới, một nhóm nghiên cứu do Viện Dịch tễ học Friedrich Loeffler (Đức) đã tìm thấy chủng được cho là họ hàng khác của virus Rubella trong mô não lừa, chuột túi và capybara (loài gặm nhấm kích thước lớn có nguồn gốc Nam Mỹ). Tất cả đều chết vì viêm não.
Nhà nhân chủng học Anne Stone của Đại học bang Arizona, Tempe, Mỹ cho biết: "Nghiên cứu này rất quan trọng bởi y văn có ít thông tin về nguồn gốc của Rubella. Phát hiện này nhấn mạnh một lần nữa mối quan hệ giữa con người và động vật, môi trường". Hiện cả hai loại virus mới phát hiện đều được theo dõi chặt chẽ.
Sàng lọc nhanh bằng trí tuệ nhân tạo phát hiện ung thư Các chuyên gia chia sẻ dùng trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện ung thư di căn tại các cơ quan nội tạng hoặc mô khác trong cơ thể con người. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những thành tựu vượt bậc như: Bigdata, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và hàng loạt công nghệ tiên tiến khác đã...