Loài khỉ nhỏ nhất thế giới có trọng lượng là bao nhiêu?
Marmosets pygmy còn được gọi là khỉ đuôi sóc Pygmy, là loài khỉ có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới phía tây lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ. Chúng cũng được coi là loài khỉ nhỏ nhất thế giới vì chỉ nặng tương đương với một quả táo.
Khỉ đuôi sóc Pygmy (Marmosets pygmy), hay “khỉ ngón tay” là loài khỉ nhỏ nhất trên thế giới. Loài khỉ này còn được gọi là khỉ đuôi sóc lùn, thuộc bộ linh trưởng nhỏ bé nhất. Trong môi trường tự nhiên Marmosets pygmy di chuyển rất nhanh nhẹn, vì thế rất khó để có thể bắt gặp được loại khỉ này.
Khỉ đuôi sóc Pygmy là loài đặc hữu của Nam Mỹ, chúng xuất hiện ở phần phía tây của lưu vực sông Amazon. Loại môi trường sống ưa thích của chúng là vùng đất thấp, rừng thường xanh nhiệt đới với vùng ngập lũ sông. Loài linh trưởng nhỏ bé này đặc biệt thích những khu rừng ngập nước hơn 3 tháng mỗi năm. Chúng ăn nhựa cây bằng cách gặm vỏ cây và cũng ăn trái cây, côn trùng, nhện, chim nhỏ và trứng.
Loài linh trưởng nhỏ bé này còn được biết đến với khả năng tái tạo các chuyển động nhanh và bất chấp trọng lực, bám thẳng vào cành cây, di chuyển qua tán cây một cách thành thạo, v.v.
Các chuyên gia về linh trưởng học đã mất nhiều năm quan sát và nghiên cứu, sau đó báo cáo các phép đo trung bình của chúng là chỉ nặng 119 gram với chiều dài cơ thể không kể đuôi rơi vào tầm 11-15 cm. Điều làm cho Marmosets pygmy trở nên đặc biệt hơn nữa là những con trưởng thành có đuôi dài hơn cơ thể của chúng.
Đúng như tên gọi của chúng, khỉ đuôi sóc lùn là loài khỉ nhỏ nhất trên toàn cầu. Chúng là loài linh trưởng rất hòa đồng, thường tụ tập thành nhóm từ 2-15 cá thể. Những thành viên trong nhóm này thường có quan hệ huyết thống với nhau, bao gồm cặp bố mẹ và con cái của chúng.
Với trọng lượng trung bình khoảng 119 gram, khỉ đuôi sóc lùn là loài khỉ nhỏ nhất trong số các loài khỉ Tân thế giới. Có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon và các khu rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ, chúng hiện chủ yếu được tìm thấy ở Brazil, Columbia, Peru, miền bắc Bolivia và Ecuador. Tuy nhiên, chúng có thể được tìm thấy trong các vườn thú trên toàn thế giới.
Khỉ đuôi sóc lùn là những sinh vật linh hoạt rất nhanh nhẹn. Chúng có thể thực hiện những bước nhảy dài lên tới gần 5 mét trong không trung cũng như xoay đầu tới 180 độ.
Có 11 loại khỉ Marmosets pygmy khác nhau được ghi nhận nhưng tất cả chỉ dài từ 11-15 cm, chưa bao gồm đuôi, có móng vuốt thay vì móng tay, có lông xúc giác trên cổ tay và thiếu răng khôn. Điều đó cho thấy chúng nguyên thủy hơn so với một số loài khỉ khác. Chúng có chiếc răng cửa đặc biệt có thể gặm xuyên qua lớp vỏ cây một cách dễ dàng để tìm nhựa cây, nguồn thực phẩm mà chúng rất ưa thích.
Khỉ lùn gặm các lỗ trên vỏ cây (đôi khi tới 10 lỗ mỗi ngày) và quay trở lại những lỗ này nhiều lần trong ngày để ăn nhựa cây.
Là loài ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm nhựa cây, dây leo, côn trùng, nhện, mật hoa và trái cây, cùng những thứ khác.
Do kích thước cơ thể đặc biệt nhỏ, chúng vẫn là mục tiêu dễ dàng của những kẻ săn mồi, chẳng hạn như chim ăn thịt, mèo rừng và cả rắn. Cổ của chúng rất linh hoạt và chúng có thể quay đầu về phía sau để phát hiện những kẻ săn mồi.
Video đang HOT
Khỉ đuôi sóc Pygmy giao tiếp với nhau bằng cách trò chuyện và ngân nga bằng giọng the thé. Chúng có thể tạo ra âm thanh cao đến mức con người không thể nghe thấy. Chúng cũng có thể tạo khuôn mặt để thể hiện cảm xúc như hài lòng, ngạc nhiên hoặc sợ hãi bằng cách di chuyển môi, mí mắt, tai và lông quanh mặt.
Thời gian mang thai của khỉ đuôi sóc lùn mẹ khoảng 4,5 tháng và có thể sinh con từ 5 đến 7 tháng một lần. Những con khỉ đuôi sóc lùn hầu như luôn có hai con trong một lần sinh sản, nhưng trong các sở thú, đã có những ghi nhận về trường hợp khỉ đuôi sóc mẹ sinh ba hoặc thậm chí bốn con non trong một lứa.
Con non mới sinh của loài này thường có kích thước bằng ngón tay cái của con người! Điều đặc biệt là sau khi sinh, khỉ cha sẽ chăm sóc và cõng những con non trong hai tuần đầu tiên. Trong khoang thời gian này, khỉ cha chỉ đưa chúng về với khỉ mẹ khi những con non đói và cần sữa mẹ.
Ngoài ra những thành viên khác trong đàn cũng có thể giúp đỡ công việc chăm sóc những con non mới sinh. Khi lớn hơn một chút, những con non có thể được cõng bởi những thành viên còn lại trong gia đình cho đến khi chúng đủ khỏe để tự di chuyển cùng cả đàn.
Thông thường những con khỉ đuôi sóc non sẽ cai sữa và có thể theo đàn khi được ba tháng tuổi. Chúng mất khoảng hai năm để lớn như con trưởng thành. Khi đó chúng có thể rời đàn để tự xây dựng một gia đình của riêng mình, hoặc có thể ở lại để giúp nuôi dạy những con non mới sinh khác.
Mặc dù loài này hiện đang phải đối mặt với sự phá hủy môi trường sống, nhưng yếu tố này không có tác động đáng kể đến toàn bộ quần thể của chúng. Mối đe dọa lớn nhất của chúng là bị buôn bán để làm thú cưng. Do kích thước nhỏ bé, ngoại hình dễ thương và khuôn mặt hấp dẫn, chúng đã trở thành sự thèm muốn của nhiều người.
Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý rằng: khỉ không phải là vật nuôi hoàn hảo như chó hoặc mèo. Hiện tại, Hoa Kỳ đã cấm nhập khẩu linh trưởng và hầu hết các quốc gia Nam Mỹ cũng đã không cho phép xuất khẩu linh trưởng nữa.
Con người từng phát hiện ra những sinh vật kỳ lạ thời tiền sử nào?
Nhiều thiên niên kỷ trước, trước khi lịch sử được viết ra, những loài sinh vật kỳ lạ này từng lang thang trên Trái Đất.
Nổi tiếng nhất trong số những sinh vật thời tiền sử từng được con người phát hiện là những loài khủng long. Vô số bộ phim đã được thực hiện về những loài bò sát tuyệt vời này. Nhưng trong các thời đại khác nhau của thời tiền sử, thế giới của chúng ta từng tồn tại rất nhiều sinh vật kỳ lạ và tuyệt vời khác.
Ichthyostega
Sống ở cuối kỷ Devon, Ichthyostega là một trong những loài động vật lưỡng cư xuất hiện sớm nhất trên hành tinh. Nó có đầu và đuôi của một con cá, và cần phải quay trở lại mặt nước để sinh sản.
Đặc điểm phân biệt Ichthyostega với cá vây thùy là các chi. Ở Ichthyostega, các vây được nối với nhau, có xương chân và ngón chân. Bàn chân của Ichthyostega khá kỳ lạ theo tiêu chuẩn hiện đại bởi nó có tới tận tám ngón chân mỗi bàn.
Sharovipteryx
Các nhà khoa học tin rằng Sharovipteryx là tổ tiên có mối liên hệ với loài bò sát có cánh là thằn lằn bay. Bản thân nó không được phân loại là một loài thằn lằn bay thực sự, nó sống ở kỷ Trias sớm hơn 240 triệu năm trước.
Hóa thạch của sinh vật này đã được khai quật tại hệ tầng Madygen ở Kyrgyzstan, Trung Á. Nó chỉ dài khoảng 30 cm. Sinh vật kỳ lạ này có bốn phần phụ dường như sở hữu những vạt da mỏng giống như đôi cánh. Hai chi trước khá ngắn, trong khi đó chi sau dài hơn rất nhiều.
Một số giả thuyết cho rằng cấu trúc cơ thể này cho phép Sharovipteryx có thể nhảy một cách dễ dàng. Các nhà cổ sinh vật học tin rằng phương thức vận chuyển của nó giống như lướt hơn là bay thực sự - có lẽ chúng di chuyển giống như những loài sóc bay hiện tại, nhảy và lướt trên không để di đi đến những cành cây khác.
Longisquama
Sinh vật này được xếp vào phân lớp diapsid - một phân lớp bò sát nguyên thủy sẽ phát triển thành phân lớp bò sát quan trọng nhất trên hành tinh của chúng ta. Những sinh vật thuộc lớp này ban đầu xuất hiện như một nhóm nhỏ các loài bò sát giỏi leo trèo. Longisquama sống trong các khu rừng nằm trên siêu lục địa Pangea trong thời kỳ Triassic.
Đặc điểm nổi bật nhất của sinh vật kỳ lạ này là một hàng kép gồm các cấu trúc giống như vảy dài chạy dọc theo lưng, tạo thành 6 đến 8 cặp. Những cặp váy này sẽ mọc tương ứng với mỗi cặp xương sườn. Các vảy có một tĩnh mạch rỗng ở giữa, giống như lông chim. Nhưng không giống như lông vũ, vảy của Longisquama dường như được tạo thành từ các tấm phẳng chứ không phải lông vũ thật.
Stagonolepis
Trái Đất kỷ Trias tồn tại rất nhiều loài cá sấu tiền sử và Stagonolepis cũng là một trong số đó. Tuy nhân đây lại là loài độc nhất trong số những loài cá sấu sơ khai và có lẽ là cũng vô cùng đặc biệt khi so sánh với cá sấy hiện đại.
Những loài cá sấu mà chúng ta từng biết đều là những loài ăn thịt, tuy nhiên Stagonolepis lại hoàn toàn khác, chúng là động vật ăn cỏ và chúng chúng là một trong những loài phổ biến nhất vào cuối kỷ Trias.
Sinh vật kỳ lạ này có một cái đầu rất nhỏ khi so với kích thước của cơ thể (chỉ chiếm khoảng 10% tổng chiều dài cơ thể). Điều đặc biệt là phía trước hàm của chúng không có răng, thay vào đó là một cấu trúc giống như mỏ để hỗ trợ cho việc đào bới cùng với hai chi trước để tìm kiếm thức ăn.
Casea
Casea là một nhóm bò sát sơ khai và không có loài bò sát nào trong số chúng sống được đến ngày nay. Cơ thể của những sinh vật này đồ sộ giống như con lợn, tuy nhiên chúng lại có một cái đầu nhỏ xíu, hàm trên nhô ra với những chiếc răng sắc nhọn, tuy nhiên lại không có một chiếc răng nào ở hàm dưới. Điều này đã khiến cho Casea có một vẻ ngoài khá ngớ ngẩn. Những sinh vật thời tiền sử này có lồng ngực lớn và có khả năng dài tới 120 cm. Những sinh vật kỳ lạ này sống chủ yếu vào cuối thời kỳ Permi.
Archaeopteryx
Tên tiếng Hy Lạp của sinh vật này "con chim đầu tiên", nó được cho là đã tồn tại trong kỷ Jura. Một chiếc lông vũ hóa thạch cùa loài này được phát hiện vào năm 1861 tại Solnhofen, Đức, nơi các mỏ vôi chất lượng cao được khai thác trong hơn một thế kỷ.
Deinocheirus
Loài khủng long này là một chút bí ẩn đối với các nhà cổ sinh vật học vì bằng chứng duy nhất được biết về sự tồn tại của nó là một số ít hài cốt hóa thạch, bao gồm hai chi trước và một số đốt sống. Phần còn lại hóa thạch được tìm thấy vào ngày 9 tháng 7 năm 1965 tại Mông Cổ và được đặt tên là Deinocheirus được dịch ra là "bàn tay khủng khiếp".
Dimorphodon
Tên của nó có nghĩa là "răng hai dạng", là kết quả của việc có hai loại răng riêng biệt trong hàm của nó. Những sinh vật này được cho là có thị lực tuyệt vời và móng vuốt vô cùng sắc bén để săn cá, mực hoặc thằn lằn.
Epidendrosaurus
Mặc dù Archaopteryx được ghi nhận là "loài chim đầu tiên", nhưng Epidendrosaurus hay "thằn lằn trên cây" là loài bò sát đầu tiên gần với chim hơn là khủng long. Nó dài khoảng 6 inch và sử dụng những cánh tay dài và bàn tay có móng vuốt để cạy côn trùng ra khỏi vỏ cây.
Epidexipteryx
Loài khủng long có lông vũ nhỏ từng tồn tại ở khu vực Nội Mông của Trung Quốc, Epidexipteryx là đại diện sớm nhất được biết đến về những loài khủng long có lông vũ trong hồ sơ hóa thạch.
Jaekelopterus
Loài bọ cạp biển đã tuyệt chủng này có chiều dài ước tính khoảng 2,5 mét, là một trong những loài động vật chân đốt lớn nhất từng được phát hiện. Mặc dù được mệnh danh là "bọ cạp biển", nhưng nó được cho là sống ở các sông và hồ nước ngọt thuộc nước Đức ngày nay.
5 loài động vật khổng lồ có thể bạn sẽ không tin là chúng tồn tại Từ những khu rừng nhiệt đới ẩm ướt cho đến độ sâu bí ẩn của đại dương, những sinh vật khổng lồ này có thể là những loài mà bạn không thể ngờ tới. 1. Ốc sên khổng lồ châu Phi Ốc sên khổng lồ Ghana, đôi khi còn được gọi là ốc sên khổng lồ, là một loài nhuyễn thể lớn, phàm...