Loại keo siêu rẻ của Trung Quốc có thể vô hiệu hóa vũ khí laser giá triệu USD
Trong quá trình thử nghiệm các vật liệu để bảo vệ máy bay không người lái và tên lửa trước các cuộc tấn công bằng laser, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đã phát hiện ra một giải pháp tiềm năng đáng ngạc nhiên: chất keo kết dính.
Theo tờ SCMP, các nhà khoa học cho biết một thí nghiệm cho thấy một loại nhựa thông thường rẻ tiền có tiềm năng hứa hẹn trong bảo vệ những vũ khí như vậy không bị hư hỏng trước vũ khí laser.
Các mẫu được phủ bằng vật liệu này vẫn còn nguyên vẹn sau khi bị chiếu bằng chùm tia laser cấp độ vũ khí trong 15 giây với mật độ năng lượng 500 watt trên mỗi cm vuông. Con số này mạnh hơn nhiều so với mức cần thiết để phá hủy một tên lửa đạn đạo không được bảo vệ.
Theo các nhà khoa học, về mặt lý thuyết, vũ khí laser công suất 3 megawatt có thể đánh chặn một tên lửa đang lao tới với mật độ năng lượng trên mục tiêu chỉ 300 watt/cm2.
Loại laser mới nhất, mạnh nhất hiện nay của quân đội Mỹ có thẻ tạo ra chùm tia 300 kilowatt. Hiện chưa có các hệ thống laser có công suất tính bằng megawatt nhưng đang được phát triển.
Trong thí nghiệm của các nhà khoa học Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã sử dụng lớp phủ 2,5 mm chủ yếu được làm từ nhựa boron phenolic (BPR), một vật liệu tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong môi trường nóng và áp suất cao.
Trung Quốc là nhà sản xuất BPR lớn nhất thế giới. Một nhà máy Trung Quốc có thể sản xuất hàng trăm nghìn tấn BPR hàng năm.
Theo nhóm nghiên cứu do Giáo sư Gao Lihong thuộc Viện Công nghệ Bắc Kinh, chỉ cần thay đổi một chút là có thể biến đổi BPR thông thường thành lớp phủ bảo vệ chống tia laser năng lượng cao.
Bà Gao và các đồng nghiệp cho biết trong một bài báo đăng trên tạp chí Kỹ thuật và Khoa học Vật liệu nổ vào ngày 17/5: “Giải pháp này sử dụng nguyên liệu thô giá rẻ, quy trình sản xuất đơn giản và có hiệu quả rất cao”.
Theo nhóm của bà Gao, BPR đã được sử dụng trên nhiều tên lửa và máy bay không người lái tốc độ cao để làm lớp bảo vệ nhiệt. Nhưng một chùm năng lượng laser cường độ cao có thể đốt cháy một lỗ xuyên qua lớp phủ BPR truyền thống chỉ trong vài giây.
Vì vậy, nhóm của bà Gao đã mua một số hợp chất vô cơ rẻ tiền như cacbua silic, zirconi điôxit và bột nano cacbon đen, rồi thêm các chất này vào nhựa ban đầu. Kết quả là một hỗn hợp mới được thử nghiệm có tên BPR-1.
Các nhà nghiên cứu cho biết trong bài báo: “Theo thời gian, vật liệu màu trắng xuất hiện ở khu vực bị mài mòn của BPR-1, nhưng khu vực chịu tác động nhiệt vẫn tương đối nguyên vẹn mà không bị bong tróc hoặc có dấu hiệu hư hỏng rõ ràng trên lớp phủ”.
BPR-1 và những tiến bộ gần đây khác trong công nghệ bảo vệ đang đẩy cuộc chạy đua vũ trang vũ khí giữa Mỹ và Trung Quốc sang một giai đoạn mới.
Liệu một vật liệu rẻ tiền như vậy có thể khiến công nghệ vũ khí trị giá hàng tỷ USD trở nên vô dụng hay không? Theo một nhà nghiên cứu, điều đó là có thể, nhưng cải thiện trong khả năng bảo vệ cũng sẽ buộc các nhà khoa học laser phải tăng thêm sức mạnh của vũ khí.
Các chương trình vũ khí siêu thanh đang phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và gần đây là Iran đã làm tăng rủi ro cho các hệ thống phòng không của Mỹ. Nga từng tuyên bố đã phá hủy nhiều bệ phóng phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ bằng tên lửa siêu vượt âm Kinzkal. Lầu Năm Góc đã xác nhận một số thiệt hại.
Vũ khí siêu vượt âm rất khó bị đánh chặn vì chúng di chuyển với tốc độ gấp năm lần tốc độ âm thanh hoặc cao hơn, nhanh hơn hầu hết các vũ khí đánh chặn và đôi khi bay theo những con đường không thể đoán trước.
Vũ khí laser được coi là một biện pháp đối phó đầy hứa hẹn vì chùm tia laser hội tụ di chuyển với tốc độ ánh sáng.
Nga càng tấn công, hệ thống phòng không Ukraine càng vững?
Giới phân tích nhận định việc Nga càng đẩy mạnh không kích đang khiến các lực lượng phòng không của Ukraine ngày càng thêm vững vàng.
Với sự hỗ trợ của vũ khí phương Tây và kinh nghiệm thực chiến ngày càng tăng, lực lượng phòng không của Ukraine đã bắt đầu đạt được những bước tiến lớn, đồng thời ngăn Nga đạt được ưu thế trên không. Theo hãng tin AP, đây là một bước quan trọng trong bối cảnh cuộc phản công tiềm năng của Kyiv đang đến gần.
Kinh nghiệm thực chiến của Ukraine
Chuyên gia Ian Williams, thành viên Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ), nhận định hệ thống phòng thủ được củng cố từng bước của Ukraine đã ngăn chặn máy bay Nga tiến sâu vào phía sau tiền tuyến và "đã định hình rất nhiều về diễn biến của cuộc chiến".
Hệ thống tên lửa đất đối không HAWK. Ảnh REUTERS
Báo cáo của lực lượng không quân Ukraine do AP trích dẫn trùng khớp với nhận định của ông Williams. Theo đó, kể từ ngày 28.4, Nga đã phóng tổng cộng 67 tên lửa và 114 máy bay không người lái vào Ukraine. Tuy nhiên, chỉ có 7 tên lửa và 11 máy bay không người lái vượt qua được hệ thống phòng không, và không có chiếc nào đánh trúng thủ đô Kyiv.
Đây được cho là một tiến bộ lớn mà quân đội Ukraine đạt được kể từ những ngày đầu của cuộc chiến, sau nhiều lần các đợt tên lửa và máy bay Nga vượt qua các tuyến phòng thủ và gây tổn thất nặng nề cho lực lượng không quân Kyiv.
Tuần trước, các đơn vị của Kyiv cũng báo cáo rằng họ đã bắn hạ tên lửa bội siêu thanh tiên tiến nhất của Nga, loại vũ khí trước đây được Ukraine coi là không thể cản phá. Một khẩu đội Patriot do Mỹ sản xuất mới mua được cho là đã góp phần vào chiến tích này. Mặc dù Nga chưa xác nhận thông tin, kết quả trên được cho là đã đúc kết từ những kinh nghiệm thu được từ giai đoạn trước đó của xung đột.
Vũ khí phương Tây
Một yếu tố khác giúp lực lượng không quân Ukraine ngày một hoàn thiện hơn chính là vũ khí từ Mỹ và các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), theo tạp chí Forbes.
Theo AP, trước khi nhận được các hệ thống tên lửa phòng không từ phương Tây, 2 hệ thống chính được Ukraine sử dụng là hệ thống tầm xa S300 và tầm trung Buk thời Liên Xô.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ. Ảnh REUTERS
Tuy nhiên, bước ngoặt với hệ thống phòng không Ukraine được cho là xuất hiện vào tháng 10 và 11.2022. Khi đó, các vũ khí thời Liên Xô dần được Ukraine sử dụng kết hợp với các hệ thống mới từ các đồng minh phương Tây, bao gồm tên lửa tầm trung IRIS-T từ Đức và NASAMS (Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến Na Uy) do Mỹ và Na Uy chế tạo.
Theo AP, sau khi nhận được các hệ thống nói trên, trong tháng 12.2022, Ukraine báo cáo đã đánh chặn khoảng 80% tên lửa hành trình của Nga.
Thực hư vụ Ukraine bắn rơi tên lửa bội siêu thanh Nga bằng Patriot
Ngoài ra, trong bối cảnh Nga tăng cường không kích, các lực lượng của Kyiv cũng nhận được các hệ thống phòng không SAMP/T từ châu Âu và tên lửa HAWK do Mỹ chế tạo. Đến tháng 4, Ukraine được viện trợ thêm 2 khẩu đội Patriot từ Mỹ. Cho đến nay, Kyiv vẫn tiếp tục thành công trong việc thuyết phục các đồng minh cung cấp thêm vũ khí phòng không. Mỹ hôm 8.5 đã công bố thêm 1,2 tỉ USD viện trợ quân sự dài hạn, bao gồm các hệ thống HAWK mới, máy bay không người lái và đạn phòng không.
Hiện các đội phòng không Ukraine được thiết lập với các phạm vi chồng chéo, kết hợp các tuyến phòng thủ ở phạm vi từ gần đến xa. Lý do là vì một lớp phòng không duy nhất sẽ không đủ để ngăn chặn tất cả cuộc không kích. "Bạn càng có nhiều lớp [phòng không], bạn càng có nhiều cơ hội", theo ông Douglas Barrie, chuyên gia hàng không vũ trụ quốc phòng tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Anh).
Tàu ngầm không người lái Toloka, 'cơn đau đầu' mới tại Biển Đen Tàu ngầm không người lái (UUV) Toloka của Ukraine được cho là sẽ đem lại nhiều khó khăn cho Hạm đội Biển Đen của Nga. Theo Defense Express, nhóm phát triển vũ khí Brave-1 của Ukraine mới đây đã giới thiệu UUV Toloka, một loại tàu cảm tử mới sẽ sớm được triển khai. Các chuyên gia quân sự nhận định, Toloka giống...