Loài hoa trắng muốt trồng 1 lần hái nụ suốt 10 năm, chiều chiều đi bán là có tiền triệu
Với thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, nhiều hộ nông dân ở huyện Sóc Sơn ( Hà Nội) đã dồn điền đổi thửa để trồng chuyên canh hoa nhài.
Hiện, vùng chuyên canh hoa nhài của huyện Sóc Sơn có diện tích lên tới 148ha, tập trung nhiều ở các xã Đông Xuân, Phù Lỗ, Bắc Phú.
Trồng hoa nhài 1 lần, thu hoạch trong 10 năm
Đang nhanh tay hái những nụ hoa nhài trắng muốt, thơm nức, bà Trần Thị Thủy (thôn Đông Thủy, xã Đông Xuân) cho biết gia đình bà đã có gần 20 năm trồng hoa nhài. Nhận thấy đây là loài hoa cho giá trị kinh tế cao, từ diện tích nhỏ lẻ vườn nhà, đến nay, các hộ dân trong xã đã mở rộng diện tích trồng hoa nhai lên đến hàng chục ha, nhất là khi địa phương tiến hành dồn điền đổi thửa.
Theo bà Thủy, cây hoa nhài được trồng phổ biến ở xã Đông Xuân sở dĩ do đây là loại cây dễ trồng, phù hợp với chất đất vùng bãi bồi. Hoa nhài cũng là loại cây ưa nắng với chi phí đầu tư thấp, ít sâu bệnh so với các loại rau màu khác.
Điều đặc biệt là hoa nhài có tuổi thọ cao. Gần 1 năm sau khi trồng, cây nhài bắt đầu cho thu hoạch hoa và phải 10 năm sau mới phải trồng lại. Với 1 sào trồng hoa nhài, mỗi ngày bà Thủy hái được khoảng 6kg, trừ các khoản chi phí, gia đình bà có thu nhập gần 20 triệu đồng/vụ, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Thu hái hoa nhài ở xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn. Ảnh: Đức Duy
Hoa nhài được thu mua để lấy hương thơm, nên thương lái sẽ mua những nụ hoa chớm nở vào buổi chiều để về giữ hương luôn vào buổi tối. Trung bình mỗi sào ruộng trồng nhài vào mùa nở rộ cho thu hoạch từ 5-7 kg/ngày. Trừ chi phí, người nông dân trồng nhài sẽ thu từ 13 – 15 triệu đồng/sào/năm.
Theo bà con, hoa nhài là loại cây dễ trồng, chi phí đầu tư không nhiều, không đòi hỏi chăm sóc cầu kỳ. Việc trồng nhài ai cũng có thể làm được, vào vụ thu hoạch người già trẻ nhỏ đều có thể dễ dàng hái hoa.
Bình quân mỗi ngày, vùng hoa nhài của xã thu hái được khoảng 5-6 tấn nụ hoa, và được thương lái, các doanh nghiệp thu mua hết.
Để đảm bảo đầu ra cho bà con và tạo điều kiện pháp lý cho cây hoa nhài phát triển ổn định, xã Đông Xuân đã đứng ra thống nhất với các hộ dân về việc ký hợp đồng thu mua dài hạn với Hiệp hội Hoa nhài huyện Sóc Sơn.
Theo đó, mức giá thu mua sẽ được duy trì ổn định liên tục trong vòng 7 năm (từ năm 2014 – 2021), và giá thu mua hoa không thấp hơn 35.000 đồng/kg. Nhờ đó, người dân trên địa bàn yên tâm sản xuất, đầu tư phát triển cây nhài về lâu dài.
Video đang HOT
Là một trong những hộ dân trồng nhài lâu năm ở thôn Đông Thủy, anh Nguyễn Tùng cho biết, với diện tích 7 sào gia đình đang đầu tư vốn và công sức thì tổng sản lượng có thể đạt được là 400 kg/sào/vụ (khoảng 6 tháng). Năm ngoái, giá bán hoa nhài dao động từ 50.000-52.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lãi khoảng 150 triệu đồng.
Cây trồng chủ lực, chăm sóc dễ dàng
Hiện cây hoa nhài đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực tại huyện Sóc Sơn. Theo người nông dân ở đây, việc chăm sóc cây hoa nhài không đỏi hỏi kỹ thuật cầu kỳ. Suốt quá trình cây đơm hoa, người trồng chỉ cần thường xuyên tỉa lá, làm cỏ, bón phân.
Sau khi hái hoa, cành nhài cũ cần cắt đi rồi bón phân một lần, chờ đến đầu xuân sẽ cắt lại một lần nữa, rồi đợi ngày ra hoa.
Chi phí chăm bón cho 1 sào hoa nhài mỗi năm khoảng 1 triệu đồng. Trồng hoa nhài, tốn công nhất là khâu thu hoạch.
Hoa nhài chỉ có năng suất cao nhất khi thu hoạch vào buổi chiều, khoảng từ 13 đến 17 giờ. Vào khung giờ này nụ hoa vừa đủ cứng, dầy dặn và quan trọng là chưa nở. Việc thu hoạch hoa hoàn toàn là hái bằng tay. Hoa nhài lại lớn rất nhanh, chỉ khoảng 2 ngày sau khi ra nụ là hoa nở nên ngày nào người trồng cũng phải ra ruộng, bất kể mưa nắng.
Vào mùa hè nắng nóng gay gắt, người trồng hoa nhài phải đứng phơi mình dưới nắng thu hoạch nên cũng rất vất vả. Bù lại, đây là loài hoa cho thu nhập cao nên người dân vẫn thích trồng.
Ông Nguyễn Văn Vịnh (xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn) cho biết: Nếu hái vào buổi sáng, nụ hoa nhài lại chưa đủ lớn, hái về không nở thương lái sẽ không mua. Còn hái chiều muộn quá, hoa sẽ nở hết và bị bay hương, thương lái cũng không thu mua nên bắt buộc phải hái trong khung giờ cố định.
Liên tục 6 tháng (hoa nhài thường cho thu hoạch từ tháng 2-8 âm lịch), ngày nào cũng như ngày nào, nếu không hái coi như hôm đấy không có thu nhập, mà hoa vẫn sẽ nở và phải bỏ đi. Hái hoa cũng phải khéo léo, tỉ mỉ vì nụ hoa rất bé cần phải chọn lựa những nụ hoa đẹp, vừa tuổi để cho mùi hương nhiều nhất.
Đối với chăm sóc hoa nhài, theo chị Nguyễn Thị Nhung (xã Đông Xuân), hoa nhài thường bị mắc bệnh sâu đục hoa, do đó người dân phải phun thuốc sinh học định kỳ 2 lần mỗi tháng để phòng ngừa. Loài hoa này khi sử dụng thuốc kích thích mầm sẽ không trổ bông được, vì vậy người dân chỉ bón phân và sử dụng thuốc sinh học để chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh.
Người vùng cao vươn lên làm giàu nhờ cây thạch đen
Cùng với cây hồi, thạch đen là cây trồng chủ lực của huyện Thạch An (Cao Bằng), giúp người dân vùng cao từng bước giảm nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
Nhiều hộ dân xã Trọng Con, huyện Thạch An có thu nhập cao từ trồng cây thạch đen. Ảnh: C.H.
Thu nhập cao gấp nhiều lần trồng ngô, lúa
Xã Trọng Con, huyện Thạch An là một trong những địa phương được coi là "thủ phủ" của cây thạch đen nhiều năm qua. Năm 2021, diện tích gieo trồng toàn xã hơn 83 ha, bằng gần 25% tổng diện tích cây thạch đen toàn huyện.
Ông Nông Văn Kim, xóm Vĩnh Quang, xã Trọng Con, một trong những hộ trồng thạch đen điển hình của xã chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi quanh năm chỉ trồng ngô, lúa nên chỉ đủ ăn, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Từ hơn 10 năm trở lại đây, gia đình tôi chuyển dần diện tích trồng ngô, tận dụng thêm diện tích đất đồi để trồng thạch đen.
Từ vài nghìn m2 ban đầu, hiện nay gia đình ông Kim mỗi năm trồng hơn 1 ha thạch đen ở ruộng và trên rẫy, mỗi năm thu nhập trung bình hơn 100 triệu đồng. Nhờ trồng thạch đen, kinh tế gia đình ông đã có bước phát triển rõ rệt, có tiền mua sắm thiết bị tiện nghi trong sinh hoạt.
Ông Nông Ngọc Hoàng, Chủ tịch UBND xã Trọng Con thông tin: 2 năm nay, do đầu ra mở rộng, giá cây thạch đen luôn ở mức cao, dao động từ 40 - 45 nghìn đồng/kg. Sản phẩm được giá, người dân tích cực trồng, chăm bón, nâng cao chất lượng, năng suất. Mỗi năm, cây thạch đen mang lại thu nhập hàng chục tỷ đồng cho nông dân trong xã.
Xã thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn người dân, đặc biệt là hộ nghèo phát triển trồng cây thạch đen nâng cao thu nhập. Qua đó, tạo động lực cho công tác giảm nghèo nhanh, bền vững trong xã. Mỗi năm, xã giảm khoảng 5% hộ nghèo, hiện còn hơn 150 hộ nghèo, bằng 32% số hộ toàn xã.
Người dân xã Đức Thông, huyện Thạch An thu hoạch cây thạch đen. Ảnh: C.H.
Cùng với Trọng Con, xã Đức Thông cũng là một trong những địa phương đang phát huy tốt thế mạnh trồng cây thạch đen, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương nhiều năm gần đây.
Ông Nông Nguyễn Biền, Bí thư Đảng ủy xã Đức Thông chia sẻ: Trước đây, cây thạch đen chỉ mọc dại, hoặc được người dân trồng để ăn và không có người thu mua. Nhưng khoảng 5 năm gần đây, diện tích cây thạch đen ở xã ngày càng được trồng nhiều hơn, thương lái thu mua tận nơi. Năm 2021, toàn xã trồng hơn 90 ha thạch đen. Nhờ thu nhập từ trồng thạch đen, nhiều hộ dân trong xã đã thoát nghèo, vươn lên khấm khá.
Trồng thạch đen không quá khó, chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật, chịu khó chăm bón là cây sẽ phát triển tốt. So với trồng ngô, lúa truyền thống thì cây thạch đen đem lại thu nhập cao gấp 3 - 4 lần.
Quy hoạch vùng trồng gắn với đầu ra tiêu thụ
Cây thạch đen (còn được gọi là cây Tiên Thảo hay Sương Sáo) - một loại cây thân cỏ cao chưa tới 1m. Đây là giống cây trồng ngắn ngày, chỉ 4 tháng là có thể thu hoạch. Cây thạch đen có vị ngọt, tính mát, theo Đông y thì lá cây này có tác dụng giải nhiệt, giúp giảm huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp, tiểu đường...
Cây thạch đen được trồng chủ yếu ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu mát mẻ, thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây thạch đen. Chính vì vậy, thạch đen đang được coi là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở địa phương, giúp nhiều hộ gia đình có thu nhập ổn định hơn, vươn lên thoát nghèo.
Theo số liệu của Phòng NN-PTNT huyện Thạch An, năm 2021, tổng diện tích cây thạch đen khoảng 428 ha, tập trung nhiều ở các xã Đức Thông, Trọng Con, Quang Trọng, Canh Tân, Minh Khai, Kim Đồng, Thái Cường, Thụy Hùng.
Nếu trồng, chăm sóc tốt, mỗi ha thạch đen thu được khoảng 5,5 - 6 tấn, với giá bán từ 20 - 30 nghìn đồng/kg thì 1 ha thu về trên 100 triệu đồng. Chính vì thế, giá trị kinh tế từ cây thạch đen cao hơn rất nhiều so với những cây trồng truyền thống như lúa, ngô. Với tổng sản lượng hơn 2.000 tấn, năm 2021, cây thạch đen đem lại cho người dân huyện vùng cao Thạch An khoảng 60 - 70 tỷ đồng.
Sản phẩm thạch đen Lê Thùy, Thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An đạt ba sao OCOP. Ảnh: C.H.
Ông Vũ Đức Thiện, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thạch An cho biết: Nhiều năm qua, cùng với cây hồi, huyện xác định thạch đen là cây trồng mũi nhọn, giúp bà con xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm rất tốt. Nhiều hộ có thu nhập từ vài chục triệu đến hơn 100 triệu đồng/năm từ trồng, sản xuất các sản phẩm từ thạch đen.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ cây thạch đen chủ yếu do tư thương thu mua, sơ chế, rồi xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. Để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm, đơn vị phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn quy trình sản xuất, sơ chế cây thạch đen an toàn cho nông dân và cơ sở thu mua. Phòng NN-PTNT phối hợp, lập hồ sơ, cấp 95 mã vùng trồng cây thạch đen, đáp ứng yêu cầu mã vùng khi xuất khẩu sản phẩm.
Tại thị trường trong nước, một số công ty, cá nhân mua cây thạch đen về chế biến thành thạch đen thành phẩm, bán rộng rãi trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Nếu như trước đây, thạch đen được bày bán tại các chợ trong tỉnh Cao Bằng theo hình thức tự phát, đựng trong những chiếc chậu lớn và cắt ra bán theo nhu cầu của người mua thì sản phẩm thạch đen tại các cơ sở sản xuất hiện nay được đóng hộp một cách chuyên nghiệp.
Theo đó, mỗi hộp có trọng lượng cụ thể với đầy đủ nhãn mác, giá bán trung bình từ 20.000 - 25.000 đồng/hộp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong tỉnh cũng như các tỉnh, thành trong cả nước. Nhiều hộ sản xuất lớn mỗi ngày làm ra từ vài trăm đến hơn 1.000 hộp thạch đen.
Sản phẩm thạch đen có nhiều tác dụng, giúp giải nhiệt vào mùa hè. Ảnh: T.L.
Từ tháng 7/2019 - 7/2021, UBND huyện Thạch An phối hợp với Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái nguyên), Sở KH-CN Cao Bằng xây dựng Dự án quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận thạch đen "Thạch An" cho các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện. Qua khảo sát, huyện xây dựng hồ sơ đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân vùng trồng thạch.
Ngày 16/12/2020, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Thạch đen - Thạch An" số 373302 cho UBND huyện Thạch An. Nhãn hiệu chứng nhận được công nhận và bảo hộ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến thạch đen trên địa bàn được sử dụng tem nhãn, truy xuất nguồn gốc rõ ràng, người tiêu dùng tin tưởng và yên tâm khi sử dụng sản phẩm thạch đen Thạch An.
Cây quế đem lại thu nhập cao cho đồng bào vùng Định Hóa Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện đã trồng được hơn 2.900 ha cây quế với hơn 4.000 hộ đồng bào các dân tộc tham gia vào các dự án trồng quế tại 22 xã trong huyện; trong đó, nhiều xã có diện tích trồng quế lớn như: Linh Thông, Quy Kỳ, Tân Thịnh, Kim Phượng... Một góc rừng quế thuộc xóm Đồng...