Loại hoa rụng đầy gốc không ai nhặt lại là đặc sản ẩm thực miền Tây
Những bông hoa tưởng không ăn được nhưng lại ăn rất ngon và trở thành một đặc sản hấp dẫn của người miền Tây. Đến với vùng sông nước miền Tây, du khách sẽ bất ngờ với ẩm thực độc đáo, lạ lùng nơi đây.
Những nguyên liệu họ sử dụng thường khá xa lạ với những người đến từ nơi khác, đặc biệt là khu vực miền Trung, miền Bắc. Người miền Tây rất thích sử dụng các loại hoa trong ẩm thực, như hoa điên điển, hoa súng, đặc biệt là hoa thủy liễu.
Nghe tên hoa thủy liễu có lẽ bạn cảm thấy không quen, nó còn có tên khác là hoa cây bần. Cây bần là loài cây phổ biến ở miền Tây, được vua Gia Long ban tên gọi mỹ miều là “thủy liễu”. Cây bần thường sống gần sông ngòi, kênh rạch. Chúng nghiêng mình sát mặt nước, hoa có màu trắng xen màu tím phớt.
Du khách cũng biết đến trái bần như một loại quả dân dã của người dân nơi đây. Trái bần có hình dáng to tròn, hơi dẹt, ăn có vị chua. Thông thường sẽ có 2 loại bần là bần dĩa và bần ổi. Bần dĩa thường mọc ven sông, trái dẹt như cái đĩa. Bần ổi được trồng trong các vườn cây ăn quả, trái nhỏ tròn như quả ổi.
Video đang HOT
Trái bần thường xuất hiện trong nhiều món ăn của người miền Tây, nhưng du khách từ nơi khác tới không biết là hoa bần cũng có thể ăn, và ăn rất ngon. Hoa bần vào mùa nở rộ rất đẹp. Người ta thường dùng chúng để trộn gỏi với thịt heo hoặc các loại thủy sản. Hoa bần vừa búp hoặc vừa hé nở thì được hái về, tách ra, lấy phần cánh bỏ cùi và trái nhỏ bên trong, sau đó đem ngâm nước muối, để ráo.
Tép bạc, cá sặc hoặc thịt heo thái nhỏ, luộc sơ rồi đem trộn chung với hoa bần. Thêm giấm chua, chanh, đường và các gia vị khác, nêm nếm sao cho phù hợp khẩu vị người ăn. Gỏi hoa bần có thể xem là món đặc sản ở Cù lao Dung, Sóc Trăng.
Ngoài món gỏi hoa bần lạ miệng, hoa bần còn là nguyên liệu để chế biến món hoa bần chấm mắm cá mề gà. Cá mề gà là loại cá giá rẻ, thường được bắt vào tháng 6 – tháng 9 âm lịch hàng năm. Loài cá này có màu vàng cam, phần đầu óng ánh như cá cảnh. Người dân địa phương có rất nhiều cách làm mắm từ loài cá này, có người đem cá ủ với muối dùi, có người lại ủ muối mặn hay ướp với đường thốt nốt nhưng mắm cá mề vẫn được nhiều người ưa chuộng nhất. Một trong số những món ngon với mắm phải kể đến hoa thủy liễu chấm mắm cá mề gà.
Khi hoàng hôn xuống hoặc lúc mặt trời mọc, người dân miền sông nước Sóc Trăng lại lênh đênh trên ghe xuồng đề hái những trái bần non, hoa bần vừa nở mang về rửa sạch, thái mỏng để ăn cùng mắm cá mề gà.
Mắm cá mề muốn ngon thì phải nêm nếm thêm chua, chanh, đường, gia vị khác sao cho vừa khẩu vị người ăn. Khi ăn món hoa thủy liễu chấm mắm cá mề gà, mọi người thường ăn kèm thêm tép bạc, cá sặc, thịt heo luộc thái nhỏ. Riêng trái bần chua thường được ăn trực tiếp với mắm. Chính hương vị chua, chát của bần hòa quyện cùng mùi thơm đặc trưng của mắm cá đã tạo nên nét độc đáo cho món hoa thủy liễu chấm mắm cá mề gà.
Từ một loài hoa tưởng chừng chỉ để ngắm cho đẹp, dưới bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của người miền Tây, hoa bần trở thành đặc sản mà chỉ khi đến tận nơi đây du khách mới có cơ hội thưởng thức. Nếu có dịp lênh đênh miền sông nước, bạn đừng quên nếm thử món ngon độc lạ này nhé, chắc chắn sẽ không thể nào quên.
Về Sóc Trăng ăn bò giá tréo
Nhắc đến tên "bò giá tréo" đã khơi sự tò mò cho các thực khách, đây cũng chính là một đặc sản vô cùng thu hút những du khách đam mê ẩm thực từ nhiều nơi về với quê hương Sóc sờ bai Sóc Trăng.
Khi đến với miền Tây và đặt chân về mảnh đất Sóc Trăng thân thương, không ai có thể bỏ qua món ăn vô cùng đặc biệt thơm ngon - bò giá tréo. Món ăn độc đáo từ cái tên đến hương vị để lại cảm giác khó tả trong lòng thực khách.
Như đã biết, bò là loại gia súc, vật nuôi thân thuộc trong đời sống bà con nhân dân ta hay mọi người còn nói bò bê là bạn của nhà nông. Ở miền Tây và đặc biệt là bà con đồng bào Khmer ở Sóc Trăng thường nuôi bò trên đất cát giồng, vật nuôi vừa có giá trị kinh tế, là khối tài sản lớn của gia đình và giúp ích cũng như hỗ trợ công việc đồng áng. Ngoài những tác dụng đó, bò còn đống góp vai trò quan trọng trong các dịp lễ Tết lớn của bà con, tạo nên những món ngon đặc sắc xứ này và bò giá tréo chính là ví dụ điển hình.
Một món ngon từ thịt bò, tuy dân dã nhưng rất hấp dẫn là món bê thui mà người dân địa phương gọi là bò giá tréo hay bò tái mướt.
Sở dĩ món ăn có tên bò giá tréo cũng bởi cách thực hiện của bà con. Bò nguyên con được làm sạch lông mà không cần lột da được treo lên giàn giá đỡ là 2 cặp giá đan chéo hình chữ X rồi nướng trực tiếp trên ngọn lửa than hồng cháy rực. Hơi nóng từ đống lửa than phía dưới làm cho bò nở thịt và phần da bên ngoài căng nứt ngon mắt.
Để làm được món bò giá tréo phải là con bò vừa lú sừng, sẽ không quá già và phần thịt sẽ mềm mướt không dai và thịt ngọt nên món này còn có tên bò tái mướt. Nghe tên bò tái mướt là bạn có thể tưởng tượng đến độ mềm ngọt tươi mới đặc biệt của thịt bò mà những loại thịt bò được bày bán ngoài chợ không bao giờ sánh bằng. Bởi vì cái tươi mới nằm ở chỗ món bò này sẽ được đặt lên giá nướng ngay sau khi làm sạch và chẳng phải vận chuyển đâu xa.
Ngoài ra món ăn này có tên khác nữa chính là bê thui tái chanh do loại bò này còn non với cặp sừng mới nhú và lúc ăn sẽ ăn ở dạng tái chứ không ăn khi chín hẳn để có chất lượng thịt ngon ngọt nhất.
Trên bàn tiệc sẽ được chuẩn bị kỹ các loại rau sống tươi rói cùng dĩa khế chua và chuối chát xắt mỏng, bên cạnh là dĩa bún trắng ngần kèm thêm xấp bánh tráng dai dai dẻo dẻo đủ độ để cuốn. Chưa kể trên bàn còn có thêm dĩa chanh tươi được xắt thành từng miếng và có thêm chén tiêu sọ đã được đập dập.
Sau khi bò nướng vừa đủ sẽ được xẻ ra từ từ và thấy được cái hồng hào từ thớ thịt tươi, sau đó sẽ được xắt mỏng ra thành miếng vừa ăn rồi vắt liền vài giọt chanh cùng miếng tiêu lên trên.
Hương vị tươi nguyên và nóng hổi mềm ngọt từ miếng thịt làm ngây ngất lòng người, vị giác của bạn sẽ được đánh thức ngay lập tức với cái giòn giòn của phần da xen lẫn cái ngọt của thịt, chua thanh của chanh tươi và cái nồng cay tê tê của tiêu sọ.
Bò giá tréo còn được ăn kèm với mắm nêm từ loại mắm cá cơm ngon trộn với khóm bằm nhuyễn và tỏi ớt băm được nêm nếm vừa ăn. Trên tay là cuốn gỏi tái mướt đủ loại rau chuối khế, chấm vào chén mắm nêm đậm đà không thể nào quên.
Một món ăn thực sự làm mê đắm lòng người mà ai đến đây cũng nên thử, một hương vị độc đáo khiến người ta lưu luyến mãi.
Về Hậu Giang thưởng thức đặc sản cháo lòng Cái Tắc Nhắc đến những đăc sản trứ danh miền Tây không thể không nhắc đến món cháo lòng Cái Tắc tại Hậu Giang. Cũng vẫn là tim, gan, phèo, phổi, gia vị, gạo nhưng cháo lòng Cái Tắc có cách nêm nếm khác tạo nên sự hấp dẫn của món ăn này và đã trở thành thương hiệu cho ẩm thực Hậu Giang. Sở...