Loài giun kỳ quái có thể sống sót trong môi trường có nồng độ thạch tín cao gấp 500 lần
Sinh vật mới được biết đến là một trong những loài có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt nhất trên Trái đất.
Hồ Mono là một hồ muối rộng lớn, toạ lạc tại Mono, California, Mỹ. Hồ rộng 18.265 ha và được tạo lập ít nhất 760.000 năm trước đây. Đây cũng là hồ có nồng độ muối siêu mặn và có nồng độ chất arsenic (thạch tín) rất cao.
Hình ảnh loài giun có sức sống kì lạ ở hồ Mono, Mỹ.
Với môi trường vô cùng đặc thù như vậy, hồ Mono là nơi cấm địa, gần như không thể ở được với các loài động vật.
Tuy nhiên, có tới 8 loài giun tròn mới đã được phát hiện ở hồ Mono với nồng độ asenic lớn hơn 500 lần so với mức độ gây chết người.
Các sinh vật được gọi là “cực đoan” – cụm từ nói lên khả năng phát triển mạnh của chúng trong môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái đất.
Video đang HOT
Một loài, tạm thời có tên là Auanema sp., có đến ba giới tính khác nhau và mang con non bên trong cơ thể giống như một con chuột túi.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ California đã công bố phát hiện của họ trên tạp chí Current Biology.
“Những sinh vật cực đoan có thể dạy chúng ta rất nhiều về các chiến lược đổi mới để đối phó với môi trường”, nhà nghiên cứu Pei-Yin Shih cho biết.
Trang Phạm
Theo Daily Mail
Giải mã chiếc miệng đáng sợ đến khó tin của loài rùa biển?
Trước hết cần khẳng định rằng, những chiếc gai này không hề giúp ích vào việc xé nhỏ con mồi như nhiều người chắc hẳn đang phỏng đoán!
Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng, hình ảnh bên trong của chiếc miệng "đáng sợ" chi chít những gai nhọn trên đây không hề thuộc về một loài thú ăn thịt đáng sợ nào đó, mà lại "chính chủ" của loài rùa biển hiền lành, chậm chạp.
Vậy loài động vật vốn chỉ ăn tảo hay có chăng là một số con mồi nhỏ như sứa, ấu trùng cá, vì sao lại cần đến những chiếc gai nhọn này?
Trước hết cần khẳng định rằng, những chiếc gai này không hề giúp ích vào việc xé nhỏ con mồi như nhiều người chắc hẳn đang phỏng đoán!
Lớp gai nhọn hướng vào bên trong bao phủ bề mặt miệng và thực quản của rùa biển, thực chất, đóng vai trò rất quan trọng ở giai đoạn sau khi bữa ăn đã nằm yên ở trong bụng chúng. Cụ thể, vì sống trong môi trường dưới nước nên khi đớp thức ăn, rùa biển cũng vô tình nuốt theo một lượng lớn nước biển vào dạ dày.
Vì vậy, chúng cần phải "nôn" ngược nước biển trở lại môi trường ngoài, ngay sau đó, nếu không muốn bị đầy bụng. Chính lúc này, lớp gai sẽ phát huy tác dụng tuyệt vời của mình, khi hoạt dộng như một màng lọc để nước biển đi qua nhưng lại giữ số thức ăn ở nguyên bên trong dạ dày.
Chính cơ chế nôn ngược nước ra bên ngoài sau khi ăn này của loài rùa biển, cũng đã tạo ra một hiện tượng khá thú vị khi chúng ở trên bờ. Theo đó, những chú rùa biển không ít lần được bắt gặp đang nằm trên bãi cát với với một vũng nước màu đỏ, mà nhiều người sẽ tưởng nhầm là máu. Tuy nhiên, trên thực tế, chú rùa này vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và thứ nước màu đỏ thực chất là nước biển trước khi được nôn ra đã được trộn với tảo đỏ có sẵn trong bụng rùa.
Ngoài rùa biển, các loài động vật sống dưới nước khác cũng có các cơ chế đẩy nước ra ngoài sau khi nuốt thức ăn đặc trưng. Ví dụ như ở các loài cá nhỏ, nước sẽ được thoát qua mang. Trong khi đó, với cá voi tấm sừng hàm sẽ hoạt động giống một màng lọc, tương tự như lớp gai ở rùa biển.
Thảo Vy
Theo dantri.com.vn
Liên hiệp quốc cảnh báo tác động tàn phá của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu đang đẩy nhanh quá trình các đại dương ấm dần lên, mực nước biển dâng cao lên, băng đá tan chảy và gây ra các vấn đề môi trường khác, theo phúc trình của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu thuộc Liên hiệp quốc. Phúc trình cũng khuyến cáo rằng nếu hiện tượng ấm lên...