Loài giun ăn đá đi nặng ra cát
Phải ăn cả đá thì biết nó nghèo như nào rồi đấy.
Dù khoa học kỹ thuật đã rất phát triển, chúng ta vẫn chưa can thiệp được vào lý thuyết cơ bản nhất của sự sống: Muốn tồn tại thì phải ăn uống. Và cách đơn giản nhất, nhiều người làm nhất để có cái bỏ vào mồm là đi làm công ăn lương.
Và có lẽ, nhiều chị em cũng đang có chung tâm trạng hiu hắt tương tự người viết bài sau khi nhận lương vào chiều hôm qua (hầu hết được nhận lương vào ngày cuối tháng đúng không?).
Nếu đang buồn vì lý do tế nhị đó, chị em cần phải biết rằng trên thế giới có 1 loài giun ăn đá và đi nặng ra cát, nghe có vẻ nghèo hơn chúng ta nhiều.
Loài giun ăn đá vì đam mê, không phải vì nghèo
Theo New York Times, Lithoredo abatanica là cơ thể sống đặc biệt với khẩu vị cũng đặc biệt nốt: Thích ăn đá và đào thải ra cát, tuy nhiên quá trình tiêu hóa ra sao thì vẫn khá bí ẩn.
Loài nhuyễn thể sống dưới đáy sông ở Philippines đã được 1 nhóm các nhà khoa học quốc tế công bố vào tháng 6/2019 trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B.
Theo đó, Lithoredo abatanica vừa là loài, vừa là chi mới thuộc họ Hà đục gỗ hay giun tàu (shipworm), chuyên đào hang.
Video đang HOT
Trên thực tế, giun tàu được biết đến với thói quen đục, ăn gỗ.
Đúng như tên gọi: Chúng sử dụng phần vỏ gắn ở 1 đầu cơ thể để đào sâu vào thành hoặc đáy tàu, tóm lại là bất cứ thứ gì bằng gỗ chìm dưới nước.
Trong quá khứ, hành vi của giun tàu bị coi là phá hoại và trở thành nỗi phiền phức của ngư dân. Dẫu vậy, giới khoa học lại mê mẩn giun tàu ăn gỗ vì cơ chế tiêu hóa của chúng có thể giúp ích trong việc tạo ra loại kháng sinh mới.
Từ vài năm trước, người dân địa phương dọc sông Abatan (Philippines) đã biết đến loài Lithoredo abatanica nhưng không biết phải gọi chúng là gì.
Họ phát hiện ra nhiều khối đá sa thạch dưới đáy sông bị thủng lỗ chỗ, nhô ra ngoài là “cửa sau” dùng để bài tiết của Lithoredo abatanica.
Theo nghiên cứu của giới khoa học: Manh tràng, cơ quan tiêu hóa gỗ thường thấy ở giun tàu đã biến mất trên cơ thể của Lithoredo abatanica.
Tuy nhiên, ruột của chúng lại chứa đầy mảnh đá vụn, cùng chung chất liệu với khối đá mà chúng sống bên trong. Đáng ngạc nhiên, thứ chúng thải ra cũng là đá vụn nốt.
Chỉ ăn đá nhưng con nào con nấy đều béo tròn trùng trục
Quá trình tiêu hóa “thức ăn” và sinh trưởng của Lithoredo abatanica vẫn còn là ẩn số với giới khoa học.
Về cơ bản thì trong đá gần như không có chất dinh dưỡng, tuy nhiên ngoài đá ra thì các nhà nghiên cứu không thấy chúng ăn thêm bất cứ thứ gì. Thế nhưng, con nào con nấy vẫn béo múp míp.
Trong thế giới của họ Hà đục gỗ thông thường, chúng có một số vi khuẩn cộng sinh trong hệ tiêu hóa để xử lý gỗ – đằng này, Lithoredo abatanica dường như chỉ nhai đá qua ngày mà thôi.
Giải mã cuộc sống của những người thợ xây kim tự tháp Ai Cập
Để xây dựng nên các kim tự tháp Ai Cập, hàng ngàn người thợ làm việc từ sáng sớm đến tối muộn. Công việc của họ là đục đẽo các khối đá nặng vài tấn, vận chuyển đến nơi thi công và xếp chúng vào đúng vị trí.
Kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng thế giới là kỳ quan hàng ngàn năm tuổi còn đến ngày nay. Những bí ẩn về kim tự tháp có sức hút lớn đối với giới chuyên gia và công chúng.
Một trong những bí ẩn lớn nhất về kim tự tháp do người Ai Cập cổ đại xây dựng là cuộc sống của những người thợ thi công công trình khổng lồ trường tồn với thời gian.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, lực lượng xây dựng kim tự tháp gồm khoảng 100.000 người. Họ là những người thợ lành nghề và được trả công cho công việc mình làm bằng bánh mì, bia cùng một số thực phẩm khác.
Trong số này, có những người thợ khai thác đá, người thì làm công việc vận chuyển và sắp xếp các khối đá nặng vài tấn vào đúng vị trí để tạo thành kim tự tháp khổng lồ.
Đến nay, cách những người thợ vận chuyển đá đến địa điểm xây dựng vẫn là bí ẩn lớn. Một số chuyên gia đưa ra nhận định những người thợ Ai Cập thời cổ đại có thể vận chuyển những khối đá vôi nặng vài tấn dọc sông Nile trên những con thuyền gỗ buộc chặt với nhau bằng dây thừng thông qua một hệ thống kênh đào được xây dựng đặc biệt dẫn tới cảng nội địa chỉ cách chân kim tự tháp vài mét. Đến nay, các nhà khoa học cố gắng tìm thêm bằng chứng để chứng minh quan điểm này.
Dù công việc vô cùng vất vả nhưng những người thợ làm việc liên tục suốt nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm để hoàn thành một kim tự tháp có kích thước khổng lồ dành cho các pharaoh.
Hàng ngàn người thợ thi công kim tự tháp cùng vợ con sống trong những ngôi nhà nằm trong một ngôi làng gần đó.
Các bữa ăn của họ chủ yếu là bánh mì, thịt bò, cừu... Thỉnh thoảng bữa ăn có món cá được đánh bắt từ sông Nile.
Trong trường hợp những người thợ qua đời, họ sẽ được chôn cất trong khu nghĩa địa gần ngôi làng sinh sống.
Một ngư dân tìm được khối đá lạ nặng 14kg nghi long diên hương Trong lúc lặn ở vùng biển Quảng Ngãi, một người ngư dân phát hiện 2 khối đá màu đỏ, nặng tổng cộng 18kg, nghi là long diên hương được ví như kỳ nam biển. Theo lời ông H.T, cách đây 2 tháng, trong khi lặn ở gành đá ở vùng biển Quảng Ngãi đã vô tình phát hiện 1 khối đá màu đỏ,...