Loại găng tay không bao giờ lỗi mốt
Loại phụ kiện mang hơi hướm cổ điển chứng tỏ được sức hấp dẫn trường tồn qua thời gian.
Năm tới, chiếc găng tay này hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa.
Món đồ bất diệt
Theo LOfficiel, trong khoảng một năm trở lại đây, giới thời trang toàn cầu đã chứng kiến sự trỗi dậy của găng tay dạ hội. Món phụ kiện khiến người đeo nổi bật bởi nét cổ điển và vẻ ngoài sang trọng. Thực tế, trước khi đại dịch bao trùm toàn cầu, loại găng tay này vẫn xuất hiện thường xuyên trên thảm đỏ. Tuy nhiên, việc nó tiếp tục phủ bóng trong các sự kiện lớn bậc nhất thế giới năm qua như VMAs, Met Gala hay lễ trao giải Emmy đã chứng tỏ sức lan tỏa mạnh mẽ. Tại Met Gala 2021, Kendall Jenner khiến khán giả nhớ về hình ảnh Cecil Beaton của Audrey Hepburn trong My Fair Lady (1964). Trong khi đó, trên sàn diễn quảng bá cho dòng đồ lót Savage X Fenty của Rihanna, chiếc găng tay dạ hội cũng xuất hiện để khiến bộ sưu tập thêm phần lộng lẫy. Các nhà thiết kế như Rick Owens, Rokh và Erdem cũng liên tục lăng xê loại phụ kiện này trên các đường băng Xuân – Hè 2022. “Găng tay dạ hội là hiện thân của vẻ đẹp quyến rũ. Nó đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử. Găng tay dạ hội xuất hiện khắp các thảm đỏ và chứng tỏ nó là xu hướng không bao giờ chết”, trích LOfficiel. Ảnh: LOfficiel.
Video đang HOT
Biểu tượng giàu có
Từ xưa, chiếc găng tay dạ hội được xem như biểu tượng cho sự giàu sang và địa vị. Những tài liệu cho thấy chiếc găng tay đầu tiên xuất hiện từ thời Tutankhamun (khoảng những năm 1300 trước Công nguyên). Nó được làm bằng vải lanh và tìm thấy trong lăng mộ pharaoh Ai Cập. Loại phụ kiện này là một phần gắn liền với hoàng gia, quý tộc cổ đại. Cho tới nay, nó vẫn là biểu tượng quyền lực của hoàng gia Anh. Tới thế kỷ 14, người dân bắt đầu dùng nó nhiều hơn. Chiếc găng tay giờ được dùng chủ yếu để giữ ấm, bảo vệ da. Sau này, loại găng tay dạ hội được thiết kế dài hơn để phù hợp với phần tay áo ngắn lại. Qua đó, giúp duy trì nét dịu dàng của người phụ nữ. Nó cũng được làm tinh xảo hơn với lụa và các chất liệu cao cấp khác. Ngày nay, găng tay dạ hội thường chỉ được dùng trong các sự kiện trang trọng và đặc biệt phổ biến với giới thượng lưu. Ảnh: LOfficiel.
Cách giữ quần áo đen bền màu
Trang phục đen không bao giờ lỗi mốt. Song nếu không được chăm sóc đúng cách, chúng có thể bị bạc màu khiến người mặc trông kém chỉn chu, tạo cái nhìn ít thiện cảm.
Bên cạnh xu hướng diện đồ màu sắc, trang phục đen vẫn chiếm được cảm tình của nhiều người. Chúng tạo hiệu ứng thị giác, khiến người mặc trông thon gọn hơn. Ngoài ra, đồ đen cũng giúp đem lại vẻ ngoài sang trọng, quý phái cho người trải nghiệm. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng có thể bị phai màu. The Guardian đưa ra gợi ý giúp hạn chế tình trạng này.
Giặt ít hơn
Sally Hughes - nhà sáng lập thương hiệu đồ giặt Kair - cho biết để ngăn quần áo đen không bị phai màu, việc thiết lập chế độ máy giặt là điều quan trọng. Bạn nên hạn chế việc quần áo bị cuốn vào nhau, gây rối. Sally Hughes khuyên bạn nên lộn quần áo từ trong ra ngoài. Ngoài ra, bạn nên giặt theo chu trình lạnh, nhẹ nhàng với nước giặt.
Nhà khoa học dệt may từ Đại học Công nghệ Hoàng gia Melbourne - Rebecca Van Amber - đồng tình với quan điểm trên. Theo ý kiến của cô, bạn không nên giặt quần áo đen quá thường xuyên. Bởi sự chuyển động của lồng giặt và nước khiến thuốc nhuộm phai màu, đặc biệt là sợi tự nhiên.
Quần áo đen có thể dễ dàng bị phai màu nếu không được bảo quản đúng cách. Ảnh: Sally Faye.
"Các loại sợi khác nhau tương tác với nước một cách khác nhau", Van Amber giải thích. Điều này ảnh hưởng đến cách chúng được nhuộm và độ bền màu của thuốc nhuộm. Ví dụ, sợi tự nhiên có khả năng thấm hút cao và thuốc nhuộm dễ hòa tan. Khi bạn giặt đồ trong máy, màu nhuộm sẽ phai dần.
Tuy nhiên, sợi tổng hợp ít bị phai màu hơn. Thuốc nhuộm dùng cho các loại vải như polyester và nylon có xu hướng ổn định hơn so với sợi tự nhiên do khả năng thấm hút kém hơn.
Điều quan trọng là không thường xuyên giặt quần áo đen để giữ độ sâu của màu sắc. Nhà thiết kế thời trang Bianca Spender đề xuất làm sạch vết bẩn bằng lượng nhỏ xà phòng không gây mụn trên bàn chải đánh răng với ít nước. Bên cạnh đó, Van Amber gợi ý nên xử lý các khu vực có vấn đề trước.
Tránh xa ánh nắng mặt trời và ẩm ướt
Khi phơi quần áo đen, bạn nên tránh khu vực có ánh nắng chiếu vào. Tia UV là tác nhân làm phai màu quần áo mạnh nhất. Spender cảnh báo đồ may mặc và áo khoác dễ bị nấm mốc. Vì vậy, bạn cần bảo quản quần áo trong không gian thoáng khí, tránh ẩm ướt và mọt. Cô còn đưa ra lời khuyên nên sử dụng thuốc chống côn trùng tự nhiên.
Mặt khác, với đồ may mặc đặc biệt như váy dạ hội bằng lụa, cô đề nghị phái đẹp nên đeo khẩu trang khi mặc và cởi đồ. Điều này giúp ngăn ngừa vết bẩn ngay từ đầu.
Bạn không nên phơi đồ đen ở nơi có ánh nắng trực tiếp. Ảnh: Unsplash.
Khắc phục tình trạng phai màu
Nếu là người khéo léo, Van Amber cho biết quần áo đen bị phai có thể được "cứu chữa" bằng thuốc nhuộm. Song có một số điều bạn cần lưu ý.
Các loại sợi tự nhiên như bông, lanh hoặc lụa sẽ nhuộm màu tốt hơn các loại sợi tổng hợp như polyester hoặc nylon. Bạn nên đeo găng tay bảo hộ, khẩu trang và sử dụng bồn hoặc chậu nhựa để tránh nhuộm đen dụng cụ.
Theo Van Amber, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo quần áo ướt trước khi nhuộm. Khi cho vào chậu nhuộm, bạn cần đảm bảo liên tục khuấy và giữ cho nước di chuyển. Nếu không, quần áo sẽ trở thành đồ may mặc có các vệt màu đen.
Trong trường hợp cảm thấy việc nhuộm màu quá rủi ro, Spender gợi ý cách phối đồ đen với các hình in, hoa hoặc tông màu sáng hơn.
Bạn nên tìm hiểu kỹ phương pháp, lưu ý khi nhuộm đen quần áo. Ảnh: Rit Dye.
Giới trẻ TP.HCM hóa trang thành nhân vật 'Squid Game' chơi Halloween Trang phục của nhân vật trong phim Squid Game được ưa chuộng. Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ mặc đồ theo phong cách kinh dị. Ngày 31/10, nhiều người xuất hiện trên phố đi bộ Nguyễn Huệ với những tạo hình độc đáo. Dịp Halloween trở thành cơ hội để mọi người khoe khéo khả năng hóa trang. Nhân vật nhân viên áo...