Loài gà móng có bộ lông quá kỳ dị, đẹp “vô đối”
Gà móng hoang dã có tên khoa học là Ophisthocomus Hoazin. Nó thường cư ngụ ở các đầm lầy, rừng ven sông và rừng ngập mặn của lưu vực sông Amazon và đồng bằng Orinoco ở Nam Mỹ.
Gà móng hoang dã là loài duy nhất trong chi Opisthocomus, là chi duy nhất còn tồn tại của họ Opisthocomidae.
Gà móng hoang dã trưởng thành có chiều dài 65cm. Xung quanh mắt của gà móng hoang dã có màu xanh.
Bộ lông của chúng là sự pha trộn của màu nâu, kem, đỏ.
Chân của gà móng hoang dã có màu đen.
Điều đặc biệt, gà móng hoang dã có chõm lông trên đầu dựng lên rất đẹp.
Cổ chúng thường dài và đầu nhỏ.
Gà móng hoang dã thường ăn cỏ, lá cây, trái cây…
Gà móng hoang dã được mô tả lần đầu tiên vào năm 1776 bởi nhà động vật học người Đức – Statius Muller.
Gà móng hoang dã thường đẻ từ 2-3 quả trứng/lứa.
Gà mẹ sẽ mớm cho con mình thức ăn lên men.
Khi có kẻ thù tấn công ổ của mình, chim mẹ sẽ chuyển sự chú để giữ an toàn cho đàn con.
Trong trường hợp không thành con, chúng sẽ đẩy đàn con rơi xuống nước để chúng tự bơi.
Thông thường thì gà móng hoang dã bơi rất giỏi.
Gà con mới nở thường có móng vuốt ở cánh và đôi chân rất to để chúng có thể bấu víu vào cành cây.
Chúng cũng thích chọn những cây cao cạnh hồ hoặc sông để làm tổ.
Theo Lương Ngọc (tổng hợp) (Báo Khoa học và Phát triển)
Loài vẹt đuôi dài tuyệt đẹp, chuyên ăn đất sét giữ gìn nhan sắc
Những con vẹt đuôi dài đỏ và xanh ăn cao lanh (đất sét trắng để làm đồ gốm, sứ) để giải quyết những vấn đề tiêu hóa. Hành động này được coi là một chiến lược 'khử độc', giữ gìn nhan sắc của những con vẹt.
Vẹt đuôi dài và một số các loài vẹt khác ở rừng mưa Amazon là những con chim rất thích ăn đất sét. Chúng thường rủ nhau tụ tập trên các bờ sông để ăn đất, tạo nên cảnh tượng rực rỡ, thu hút đông đảo sự chú ý của khách du lịch.
Hành vi này được lý giải trong giới động vật là một dạng động vật tự chữa bệnh, cũng như góp phần hỗ trợ cho dạ dày co bóp thức ăn ở một số loài điểu cầm.
Đất sét từng được phát hiện có khả năng hấp thu vi khuẩn và làm dịu chứng tiêu chảy ở heo vòi, voi rừng và khỉ đột sống trên núi.
Một số loại thực phẩm loài vẹt đuôi dài ăn trong tự nhiên có chứa chất độc hại mà chúng có thể tiêu hóa. Người ta cho rằng vẹt đuôi dài ở lưu vực sông Amazon ăn đất sét từ bờ sông, để trung hòa các chất độc này.
Những con vẹt đuôi dài đỏ và xanh ăn cao lanh (đất sét trắng để làm đồ gốm, sứ) để giải quyết những vấn đề tiêu hóa.
Hành động này được coi là một chiến lược "khử độc", giữ gìn nhan sắc của những con vẹt.
Chế độ ăn của vẹt đuôi dài vùng Amazon chủ yếu gồm các hạt, nên chúng có thể ngốn ngấu cả các quả nhỏ hoặc những thứ độc hại khác giống hạt.
Nhiều con vẹt đuôi dài còn cẩn thận, tìm đất sét dưới đáy sông để có được các khoáng chất khử độc và chống lại các hợp chất tannin cũng như alkaloid vị đắng, tồn tại trong nhiều loại hạt này.
Bên cạnh đó, một số các nhà khoa học cũng cho rằng, do vẹt ở Amazon thiếu natri trong chế độ ăn uống. Natri cần thiết cho nhiều hoạt động cơ thể như tạo ra các xung thần kinh, để duy trì cân bằng điện giải, cần thiết cho hoạt động của tim và các chức năng trao đổi chất quan trọng.
Đất sét và đất chứa nhiều natri, cũng như nhiều chất dinh dưỡng khác như kali và magiê, vì vậy những con vẹt thường xuyên ăn đất sét để bảo vệ sức khỏe và duy trì ngoại hình bóng bẩy, rực rỡ của mình.
Mời quý vị xem video: 10 loài chim kỳ quái không thuộc về Trái đất
Kiều Dụ
Theo kienthuc.net.vn/AP
Thủy quái nào khiến cá sấu cũng phải e ngại? Loài cá này là một huyền thoại của các con sông ở Congo, một con quái vật khủng khiếp mà những con piranha được xếp bên cạnh cũng chỉ như những con cá 7 màu. Chúng là loài cá nước ngọt dám tấn công và xơi thịt cả cá sấu bằng những cú đớp mạnh mẽ. Với chiều dài lớn nhất gần 2m,...