Loại đồ chơi quen thuộc này đã được chứng minh giúp phát triển trí não trẻ
Xếp chồng đồ vật lên nhau có thể khiến bạn hình dung đây là một hoạt động đơn giản, chẳng cần nhiều suy nghĩ. Nhưng với trẻ, sự thật hoàn toàn ngược lại!
Thoạt nhìn, những chiếc cốc, vòng tròn trong bộ đồ chơi xếp chồng – còn gọi là đồ chơi xây tổ – mang dáng dấp của những công cụ hết sức đơn giản. Để bé chơi như vậy liệu có dễ quá không? Nhưng xếp chồng và sắp đặt thực sự là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ em. Giống như khi trẻ chất đầy đồ vào các vật dụng chứa, sau đó lại đổ hết ra, trò chơi xếp chồng cho phép trẻ hiểu và khám phá thế giới xung quanh.
Christine Musa, thành viên nhóm Facebook Smart Parenting Village, chia sẻ rằng, xếp chồng là một trong những hoạt động yêu thích của con gái cô, bé Bleu, 14 tháng tuổi. Thông qua nghiên cứu của mình, cô phát hiện thấy, lợi ích của trò chơi xếp chồng đối với sự phát triển nhận thức của trẻ. Lý do là hoạt động này chủ yếu nhắm vào các khu vực cụ thể của cơ thể và não để tăng cường trí thông minh, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện.
Trò chơi xếp chồng giúp trẻ tìm ra những gì có thể kết hợp cùng nhau.
Bé học được gì từ đồ chơi xếp chồng?
Khám phá và thử nghiệm với các đồ vật xung quanh cho phép bé học những các khái niệm mới như nguyên nhân và kết quả. Trò chơi xếp chồng giúp trẻ tìm ra những gì có thể kết hợp cùng nhau, mọi thứ di chuyển như thế nào và cách chúng có thể ảnh hưởng đến môi trường của trẻ.
Theo trang web What to Expect, xếp chồng giúp giới thiệu cho trẻ các loại hình khối và các mối quan hệ không gian – dưới, trên, xung quanh. Nó cũng hỗ trợ cải thiện sự phối hợp tay-mắt, kỹ năng vận động tinh và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.
Dưới đây là 5 lợi ích của trò chơi xếp chồng đối với sự phát triển trí não của trẻ:
Video đang HOT
1. Cải thiện kỹ năng vận động tinh
Theo Debra C. Lowsky, người sáng lập ARK Therapeutic kiêm nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ và lời nói tại Hoa Kỳ, nhặt các vật dụng lên và đặt chúng vào vị trí dạy cho trẻ nhỏ về việc nắm và thả một cách có chủ đích.
“ Vì trẻ nhỏ vẫn chưa có sự khéo léo hay khả năng vận động tinh tốt, trẻ sẽ sử dụng toàn bộ bàn tay để khám phá, nắm giữ, thả ra và đặt các vật thể vào vị trí. Điều này có nghĩa là những khối hình lớn hơn, không có cạnh sắc nhọn sẽ là thứ đồ chơi phù hợp để bé nắm lấy bằng bàn tay bé bỏng của mình“. Lowsky đề nghị cho con bạn bắt đầu bằng việc cầm, thả, xếp những khối xếp chồng lớn nhất, sau đó tiến tới những khối nhỏ hơn.
2. Hiểu các khái niệm thuộc không gian và trực quan
Đồ chơi xếp chồng giúp trẻ mới biết đi hiểu các mối quan hệ không gian hoặc cách thức mọi thứ khớp với nhau theo một vị trí nhất định. Đây là kỹ năng cho phép trẻ hiểu các khái niệm toán học khi lớn lên.
3. Mang tới cơ hội để trẻ thực hành hoạt động vượt qua đường giữa thân
Đường giữa thân (midline) là một đường tưởng tượng, chia thân người làm 2 phần trái – phải. Chuyên gia Lowsky giải thích, vượt qua đường giữa thân là khả năng tay phải vượt qua trung tâm của cơ thể để hoạt động ở phía bên trái, và ngược lại. Đây là kỹ năng quan trọng, cần thiết cho việc viết chữ, cắt kéo, đọc, ăn cũng như bất kỳ hoạt động nào khác mà tay cần di chuyển từ trái sang phải và ngược lại.
Để thực hành hoạt động này, Lowsky đề nghị đặt đồ chơi ở bên trái cơ thể con bạn, ở vị trí ngang bằng hông trái. Cho trẻ với tay phải – chỉ – để lấy một món đồ chơi và sau đó đặt nó xuống trước mặt hoặc bên phải chúng.
Đây cũng là loại đồ chơi giúp bé cải thiện khả năng ngôn ngữ khi chơi.
4. Phát triển vốn từ vựng
Bất cứ việc gì cũng có thể trở thành cơ hội để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của con bạn. Khi trẻ chơi xếp chồng, bạn có thể dạy con những từ và khái niệm mới bằng cách sử dụng các mô tả – chỉ ra những khối nhỏ và so sánh với những khối lớn. Chúng có màu gì? Chúng tạo cảm giác thô hay mịn? Bạn cũng có thể tận dụng trò chơi này như một cơ hội để dạy trẻ nối, đếm và sắp xếp từ trên xuống dưới (hoặc ngược lại).
5. Thúc đẩy sự sáng tạo
Christine chia sẻ rằng, cô đã giới thiệu những “thử thách mới” cho con gái mình bất cứ khi nào bé chơi với những chiếc cốc xếp chồng, như xếp theo thứ tự hoặc xếp ngẫu nhiên. Chuyên gia Lowsky nhấn mạnh, trẻ em có khả năng thiên bẩm là nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường. Vì vậy, hãy khuyến khích trẻ tạo ra một trò chơi mới với các đồ chơi xếp chồng, tạo ra các câu chuyện hoặc chơi theo những cách khác nhau.
Theo Trí Thức Trẻ
Nhóm trẻ tư thục nâng cao chất lượng nhờ được lắp đặt camera theo Đề án 404
Việc được trang bị đồ dùng, đồ chơi và lắp đặt camera giúp nhóm trẻ có thêm điều kiện tốt để chăm sóc trẻ, đặc biệt nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhóm trẻ tư thục.
Ngày 14-1, Sở GD-ĐT TPHCM đã tổ chức đoàn đi kiểm tra, khảo sát tình hình lắp đặt camera và sử dụng đồ dùng, đồ chơi tại các nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn 4 quận, huyện gồm quận 2, 7, Thủ Đức và huyện Nhà Bè. Qua kiểm tra cho thấy, các nhóm trẻ đã sử dụng hiệu quả việc lắp đặt camera và tổ chức đồ dùng, đồ chơi cho trẻ theo Đề án "Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực KCN-KCX đến năm 2020" (gọi tắt là Đề án 404) của UBND TP.
Bà Lê Hoàng Quyên, Chủ nhóm trẻ tư thục Hoa Mặt Trời (huyện Nhà Bè) - một trong 7 nhóm trẻ độc lập tư thục của huyện Nhà Bè được hỗ trợ lắp đặt camera và đồ dùng, đồ chơi theo Đề án 404 của UBND TP cho biết, việc được trang bị đồ dùng, đồ chơi và lắp đặt camera giúp nhóm trẻ có thêm điều kiện tốt để chăm sóc trẻ, đặc biệt nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhóm trẻ tư thục, phòng tránh nguy cơ thiếu an toàn cho trẻ như vấn đề bạo hành, tai nạn thương tích, vệ sinh thực phẩm...
Trẻ được chơi với nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú tại Nhóm trẻ tư thục Hoa Mặt Trời (huyện Nhà Bè)
Còn tại Nhóm trẻ Thỏ Bông (huyện Nhà Bè), chị Bạch Thị Vân An, chủ nhóm trẻ bày tỏ, nhóm đã có ý định lắp đặt camera từ lâu nhưng chưa có đủ điều kiện gắn. Đến nay, việc tham gia Đề án 404 giúp người quản lý khi đi ra ngoài vẫn có điều kiện quan sát con và các cô trong lớp. Phụ huynh học sinh vì thế cũng yên tâm hơn.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Đoàn Thị Thùy Dương, có con đang học tại Nhóm trẻ Nhà của bé (quận 7) cho biết: "Tôi cảm thấy rất vui khi lớp học của con được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi giúp các con được khám phá tìm tòi, phát triển toàn diện hơn"
Chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ được nâng cao hơn tại Nhóm trẻ Hoa Mặt Trời (quận 7) sau khi tham gia Đề án 404
Theo Sở GD-ĐT TPHCM, hiện nay đã có 51 nhóm trẻ độc lập tư thục trên toàn TP được hỗ trợ từ Đề án 404. Trong đó, tùy tình hình hoạt động của mỗi nhóm trẻ sẽ được hỗ trợ từ 30-80 triệu đồng/nhóm. Tổng kinh phí lắp đặt camera và bổ sung đồ dùng, đồ chơi hơn 3,8 tỷ đồng. Trong đó, các địa phương có số lượng nhóm trẻ tham gia Đề án nhiều nhất là quận Thủ Đức, Tân Phú, Tân Bình, Nhà Bè.
Bà Nguyễn Thị Bích Nga, Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Nhà Bè bày tỏ, nhờ có việc lắp đặt camera giúp công tác quản lý của phòng giáo dục đến các cơ sở cũng thuận lợi hơn, tạo thêm niềm tin cho phụ huynh trong công tác nuôi dạy trẻ.
Ở góc độ quản lý, bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở GD-ĐT TP) cho biết, trong quá trình lắp đặt camera theo Đề án 404, các nhóm lớp đã sử dụng rất hiệu quả. Trong đó, việc bài trí hướng đến yêu cầu đảm bảo cho các cháu được thực chơi. Trong thời gian tới, để tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục mầm non, nhất là giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn TP, Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục thường xuyên kiểm tra, giám sát các nhóm trẻ được thụ hưởng đề án. Đồng thời tổ chức các hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên, quản lý tại các nhóm trẻ tư thục giúp các giáo viên, quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ, tạo môi trường học tập an toàn, tốt nhất cho trẻ.
THU TÂM
Theo sggp
Cha, mẹ lấy tiền lì xì của con có thể bị phạt đến 1 triệu đồng Nhiều bậc phụ huynh cứ sợ con cái dùng tiền lì xì để mua đồ chơi, ăn uống linh tinh, đi chơi cùng bạn bè thế nên đa phần bố mẹ đều tự cho phép mình giữ toàn bộ tiền lì xì Tết. Có thể thấy được rằng tiền lì xì Tết từ đâu đã trở thành "nét văn hóa" không thể thiếu...