Loài điệp seo tỉnh Khánh Hòa vừa nhân giống, bán đắt như tôm hùm
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo, thử nghiệm nuôi thương phẩm điệp seo Comptopallium radula tại Khánh Hòa” vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu, đánh giá cao.
Đề tài đã tạo thêm một đối tượng nuôi mới, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nuôi điệp seo-hướng đi mới
Theo Thạc sĩ Phan Thị Thương Huyền – Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, chủ nhiệm đề tài, tại Việt Nam, điệp seo được phân bố chủ yếu ở vùng biển vịnh Vân Phong ( huyện Vạn Ninh), Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) ở độ sâu 5 – 25m.
Hiện nay, điệp seo có giá bán khá cao, giá thương phẩm thu mua tại chỗ từ 450.000 đến 600.000 đồng/kg tùy kích cỡ. Những năm gần đây, do việc khai thác không hợp lý (khai thác kích thước còn quá nhỏ, từ 40 đến 70 mm – kích thước điệp seo chưa tham gia sinh sản lần đầu) nên nguồn lợi điệp seo mất dần khả năng tự tái tạo, phục hồi mật độ quần thể.
Thả giống nuôi thương phẩm điệp seo.
Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, những năm 2000, sản lượng khai thác điệp seo khoảng 30 – 40 tấn/năm. Những năm gần đây, sản lượng giảm dần và đến nay, theo người dân, sản lượng thu được không đáng kể. Do đó, việc nuôi điệp seo từ con giống nhân tạo là hướng đi mới nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và phục hồi nguồn lợi.
Tư thực tế đó, năm 2017, đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo, thử nghiệm nuôi thương phẩm điệp seo Comptopallium radula tại Khánh Hòa” được triển khai thực hiện.
Video đang HOT
Điệp seo khai thác tự nhiên ngoài biển ngày càng khan hiếm và giá đắt đỏ. Ảnh: internet.
Qua 2 năm, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo điệp seo đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật như: Tỷ lệ điệp seo bố mẹ thụ tinh đạt 86,72%, tỷ lệ nở trung bình đạt 92,03%; tỷ lệ sống của ấu trùng chữ D đến con giống cấp I (1 – 3 mm) dao động từ 3,5 đến 4,4%; tỷ lệ sống của con giống từ cấp I lên cấp II (10 – 15mm) đạt 30,28%.
Sau 3 đợt sản xuất, đề tài đã thu được 510.000 con giống điệp seo cấp I và 154.000 con giống điệp seo cấp II. “Hình thức ương điệp seo cấp I lên cấp II ngoài lồng bè cho sinh trưởng cao hơn nuôi trong bể xi măng. Tuy vậy, tỷ lệ sống của điệp seo nuôi trong bể xi măng cao hơn nuôi biển do môi trường nước ổn định, trong sạch và không có địch hại”, bà Huyền cho biết.
Chủ động được nguồn giống điệp seo
Đề tài đã chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo điệp seo cho 5 cơ sở sản xuất. Kết quả, các cơ sở đã sản xuất giống cấp II với tổng sản lượng 28.200 con.
Ông Hà Ngọc Khoa (thôn Tân Thành, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa), một trong những hộ tham gia sản xuất giống cấp II cho biết: “Sau 3 tháng tập huấn thực hành tại cơ sở thực nghiệm của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, cơ sở của tôi đã tự sản xuất được 6.000 con giống với kích cỡ từ 10 đến 15mm, điệp seo phát triển rất tốt”.
Điệp seo là một trong những loài hải sản ngày càng quý hiếm, chế biến thành nhiều món ăn ngon hảo hạng, đắt tiền. Ảnh: internet.
Song song với quy trình sản xuất con giống, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được 2 mô hình thử nghiệm nuôi thương phẩm điệp seo (nuôi đơn và nuôi ghép) tại thôn Xuân Tự 1 và thôn Xuân Vinh ( xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh).
Sau 12 tháng nuôi thử nghiệm, 2 mô hình thu được 109,05kg điệp seo thương phẩm. Trong đó, mô hình nuôi đơn điệp seo có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với mô hình nuôi ghép. Cụ thể, mô hình nuôi đơn đạt 69,1mm chiều dài, 71,2mm chiều cao, trọng lượng đạt 50,2gam; mô hình nuôi ghép đạt 64,2mm chiều dài, 65,8mm chiều cao, trọng lượng 47,7gam.
Ông Huỳnh Kỳ Hạnh – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng đánh giá: “Đây là một đề tài khó nhưng có ý nghĩa rất lớn, đáp ứng nhu cầu con giống của người dân. Lâu nay, người dân chủ yếu khai thác điệp seo ngoài tự nhiên, không chỉ sản lượng ít mà còn ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản. Năm 2005, tỉnh đã có đề tài nghiên cứu bước đầu về điệp seo. Trên cơ sở đó, đề tài lần này đã hoàn thiện hơn quy trình sản xuất giống điệp seo…”.
“Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã sản xuất được giống nhân tạo điệp seo phù hợp với điều kiện tự nhiên Khánh Hòa. Đồng thời, từ chính con giống này, nhóm nghiên cứu đã nuôi thử nghiệm thành công điệp seo thương phẩm. Điệp seo phát triển tương đương với ngoài tự nhiên và đã chủ động được nguồn giống nuôi. Đề tài đã tạo thêm một đối tượng nuôi mới, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường”, ông Huỳnh Kỳ Hạnh.
Theo Cẩm Vân (Báo Khánh Hòa)
Khánh Hòa: Nuôi "thần dược" của biển cả, bán hàng trăm đô 1 ký
Đó là những mục tiêu chính của Dự án "Nâng cao kỹ năng sản xuất hải sâm dựa vào cộng đồng", do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 (RIA3) thực hiện tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).
Được biết, hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng nhiều trong y học, được thị trường thế giới ưa chuộng, nhất là khu vực Đông Nam Á. Một ký hải sâm chế biến khô trên thị trường hiện được bán với giá từ 200 đến 400USD.
Một ngày cuối tháng 5, chúng tôi có dịp tham quan địa điểm triển khai dự án tại Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Trung, thuộc RIA3. Trên diện tích chừng 10ha, các nhà khoa học đang tập trung hoàn thiện quy trình sản xuất giống hải sâm và thử nghiệm nuôi hải sâm thương phẩm.
Hải sâm cát sau 6 tháng nuôi tại Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Trung.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Quang Duy - Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Trung, chủ nhiệm dự án cho biết, dự án do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) tài trợ. Những năm trước, ACIAR đã hỗ trợ RIA3 nhiều dự án khác nhau, chủ yếu là nghiên cứu cải tiến sản xuất giống và nuôi thương phẩm hải sâm.
Dự án ACIAR mới này bắt đầu từ năm 2019 và kết thúc vào năm 2023, tập trung nghiên cứu các mô hình nuôi kết hợp hải sâm cát với các đối tượng khác một cách bền vững, giảm thiểu rủi ro cho người nuôi.
Tại ao nuôi thử nghiệm hải sâm, Tiến sĩ Nguyễn Đình Quang Duy đã vớt được 5 con hải sâm có chiều dài khoảng 10cm, thuôn tròn như quả dưa chuột, toàn thân đen bóng.
Ông cho biết, hải sâm sau quá trình ương giống đạt chiều dài khoảng 2 - 3cm, nặng khoảng 2 - 3g là có thể thả nuôi; sau 8 - 10 tháng nuôi, hải sâm đạt kích cỡ thương phẩm từ 250 đến 300g.
Cũng vì đặc tính đó mà theo Tiến sĩ Duy , loài hải sản mà dân gian vẫn gọi là đỉa biển này thường được nuôi kết hợp với những đối tượng khác như: ốc hương, tôm, cá, rong nho..., bởi chúng có tính chất hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển...
Đối với mô hình nuôi kết hợp ốc hương - hải sâm, trong 6 tháng nuôi, hải sâm đạt trọng lượng phổ biến là 300g/con và ốc hương là 150 con/kg. Cả 2 đối tượng đều phù hợp với điều kiện sinh thái vùng duyên hải miền Trung.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Quang Duy cho biết, hiện nay, mô hình đã được triển khai thử nghiệm trên diện tích khoảng 2ha tại các hộ và đang phát triển rất tốt. Đó là cơ sở để tin rằng, trong thời gian tới, hoạt động ương nuôi, cung cấp giống hải sâm cho cộng đồng ven biển, chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm, đặc biệt là vấn đề đầu ra của hải sâm sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn.
Trên thực tế, hải sâm cát không phải là đối tượng nuôi xa lạ với hầu hết các hộ nuôi trồng hải sản tại Khánh Hòa, nhất là ở khu vực đầm, vịnh, bãi cạn... kín gió. Đặc biệt ở khu vực phía nam tỉnh như: Cam Ranh, Cam Lâm, nguồn hải sâm tự nhiên tương đối dồi dào, người dân đánh bắt hải sâm trong tự nhiên về bán lại cho người nuôi và các thương lái.
Tuy nhiên, trong khoảng 5 năm trở lại đây, do việc đánh bắt không có kế hoạch nên hải sâm cát trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Hoạt động khai thác, nuôi hải sâm cũng lắng dần.
Được biết, hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng nhiều trong y học, được thị trường thế giới ưa chuộng, nhất là khu vực Đông Nam Á. Một ký hải sâm chế biến khô trên thị trường hiện được bán với giá từ 200 đến 400USD. Vì thế, bên cạnh việc nghiên cứu để đưa ra con giống đảm bảo, quy trình nuôi khoa học, dự án còn tập trung kết nối với thị trường chế biến, tiêu thụ trong và ngoài nước để đảm bảo đầu ra cho hải sâm.
Theo Hồng Đăng (Báo Khánh Hòa)
Khánh Hòa yêu cầu ứng cứu hai người dân mắc kẹt trên biển trước giờ bão số 6 đổ bộ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Khánh Hòa đang phối hợp với huyện Vạn Ninh tập trung ứng cứu 2 người dân nuôi trồng thủy sản bị mắc kẹt trên lồng bè nuôi trồng thủy sản. Vào lúc 17h ngày 10/11, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh Khánh Hoà nhận được tin báo từ huyện Vạn Ninh có 2 người dân...