Loại đá quý có ở Việt Nam đang nhăm nhe cạnh tranh với kim cương
Xuất hiện ở Sri Lanka, Myanmar, Việt Nam, Afghanistan, Tajikistan và một số nước châu Phi, đá spinel có nhiều màu sắc khác nhau, từ xanh lam sống động, hồng và đỏ đến xám sẫm, xanh lục và tím.
Lily Gabriella Trang sức của công ty Lily Gabriella với đá spinel xám 7,34 carat. Ảnh: CNN
Năm 2016, công ty trang sức Ouroboros đã bán một chiếc nhẫn Spinel màu đỏ với giá 7.700 USD (khoảng 196 triệu đồng). Các chuyên gia nhận định rằng loại đá quý trước đây không được để ý này đang tăng vọt về cầu và giá trị, khi các nhà sưu tập muốn nhiều hơn ngoài “Big Four” ( kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc và ngọc bích) để tìm những loại đá quý thích hợp, giá cả phải chăng và có tiềm năng là khoản đầu tư khôn ngoan.
Trước đây, đá spinel màu đỏ thường bị nhầm là hồng ngọc, mãi đến thế kỷ 18 chúng mới được nhận diện chính xác. Kênh CNN (Mỹ) cho biết, viên “hồng ngọc của Vương tử Đen” 170 carat ở phía trước Vương miện Hoàng gia, một phần của Vương miện Hoàng gia Anh, trên thực tế là một viên đá spinel.
Năm 2015, nhà đấu giá Bonhams đã bán viên đá Hope Spinel 50,13 carat với giá kỷ lục thế giới là 1,22 triệu USD – gấp sáu lần so với ước tính của họ – giúp công chúng biết đến nhiều hơn về viên đá này.
Viên đá spinel trên Vương miện Hoàng gia. Ảnh: Getty Images
Cô Jennifer Tonkin, đồng giám đốc bộ phận trang sức của Bonhams, cho biết đá spinel ngày càng được ưa chuộng. Cô tiết lộ rằng các loại đá quý màu đỏ xe cứu hỏa và màu hot-pink từ Myanmar, cũng như các mẫu màu hồng phấn từ Tajikistan, được những người sành sỏi săn lùng nhiều nhất.
Ông Rahul Kadakia, người đứng đầu bộ phận trang sức quốc tế tại nhà đấu giá Christie’s, cho rằng đá quý màu hồng và tím “sẽ tiếp tục được thị trường đánh giá cao” và những mẫu spinel đẹp có thể được bán với giá lên tới 25.000 USD mỗi carat. Ông cho biết giá kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc và ngọc bích leo thang đã buộc người mua phải khám phá những lựa chọn thay thế độc đáo.
Trong khi đó, ông Charles Abouchar, giám đốc của nhà cung cấp đá quý Abouchar SA tại Geneva, nhận định nhu cầu ngày càng tăng về đá quý có màu đã dẫn đến thiếu mẫu chất lượng, đẩy giá lên cao. Ông nói: “Khi hồng ngọc, ngọc bích và ngọc lục bảo trở nên rất đắt và khan hiếm, mọi người bắt đầu mua các loại đá quý khác mà trước đây có giá cả phải chăng hơn, khiến giá tăng đáng kể. Spinels và đá Paraiba Tourmaline đã ghi nhận nhu cầu tăng đều đặn trong thập niên qua”.
Hong Kong bắt 7 người trong vụ rửa tiền lớn nhất từ trước đến nay
Ngày 16/2, Lực lượng Hải quan Hong Kong (Trung Quốc) cho biết đã bắt giữ 7 người liên quan đến vụ rửa tiền lớn nhất từ trước đến nay tại đặc khu này, với số tiền lên đến khoảng 14 tỷ HKD (1,8 tỷ USD).
Theo nguồn tin trên, 7 người trong độ tuổi từ 23-74 là thành viên của một tổ chức xuyên quốc gia quy mô lớn, sử dụng nhiều công ty bình phong và tài khoản ngân hàng khác nhau để chuyển các khoản tiền lớn từ nước ngoài về Hong Kong. Một tài khoản đã từng nhận được 100 triệu HKD (12,8 triệu USD) chỉ trong 1 ngày. Nhà chức trách nêu rõ trong số tiền 14 tỷ HKD nói trên, có 2,9 tỷ HKD (371 triệu USD) bị nghi có liên quan đến một vụ lừa đảo qua ứng dụng di động tại Ấn Độ. Tổ chức xuyên quốc gia này đã giao dịch với các đối tác ở Ấn Độ để xuất khẩu thiết bị điện tử, kim cương, đá quý và kim loại quý. Số tiền thu được sau đó được chuyển vào các tài khoản ở Hong Kong để rửa tiền.
Lực lượng chức năng cũng đã tịch thu nhiều thiết bị điện tử, tài liệu và hơn 8.000 carat đá quý tổng hợp bị cho là để xuất khẩu sang Ấn Độ. Cơ quan thực thi pháp luật ở Hong Kong và Ấn Độ cũng như các nước khác đã phối hợp tiến hành chiến dịch bắt giữ này. Cuối tháng trước, nhà chức trách cũng đã bắt giữ một người Hong Kong 34 tuổi, đối tượng bị tình nghi vạch kế hoạch cho tổ chức xuyên quốc gia nói trên. Giới chức Hong Kong đang tiếp tục điều tra vụ việc.
Vụ rửa tiền kỷ lục trước đó liên quan đến 6 tỷ HKD (767 triệu USD). Hồi tháng 1/2023, nhà chức trách đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ việc này.
Vùng đất 2.200ha nằm trên kho báu khổng lồ, dân số tăng 1.500 lần trong 20 năm, có công nghệ khai thác rất đặc biệt Dân số một vùng đất tăng 1.500 lần trong 20 năm vì phát hiện nằm trên mỏ kho báu khổng lồ. Thị trấn Irakaka ở phía tây nam Madagascar (quốc đảo thuộc châu Phi) có dân số tăng 1.500 lần trong 20 năm do phát hiện ra mỏ kho báu sapphire lớn nhất thế giới. Irakaka ở Madagascar có diện tích khoảng 2.200ha,...