Loài cừu thống trị hòn đảo đội mây giữa Đại Tây Dương
Hòn đảo Litla Dimun ( quần đảo Faroe, Đan Mạch) nổi tiếng khi thường xuyên xuất hiện đám mây lơ lửng phía trên, nhìn xa giống như người đang đội mũ.
Litla Dimun là hòn đảo nhỏ nhất trong số 18 đảo thuộc quần đảo Faroe, nằm ở phía đông đảo Suoroy của Bắc Đại Tây Dương. Litla Dimun sở hữu diện tích khiêm tốn, vỏn vẹn 0,82 km2 và là hòn đảo duy nhất thuộc quần đảo Faroe không có dân sinh sống. Ảnh: Alamy.
Về cơ bản, hòn đảo này không có gì đáng chú ý ngoài đám mây thường xuyên lơ lửng trên đầu. Nếu đứng từ xa, bạn có thể thấy giống như Litla Dimun đang đội chiếc mũ mây bồng bềnh. Ảnh: Getty.
Theo Atlas Obscura, “chiếc mũ” của Litla Dimun là đám mây thấu kính. Loại mây này hình thành khi không khí ẩm di chuyển qua đỉnh núi, tạo ra những “tầng sóng dao động”. Điều này khiến không khí tràn qua bị bốc hơi. Đặc điểm của mây thấu kính là luôn đứng im một chỗ, bất kể gió mạnh thế nào, tạo nên hình ảnh như “chiếc mũ nhỏ hùng vĩ”. Tuy nhiên, mây ở Litla Dimun có khi còn mở rộng, tràn sang sườn núi rồi trôi thẳng xuống mặt biển lạnh lẽo. Ảnh: Tendo Mag.
Litla Dimun không có người sinh sống nhưng lại được “thống trị” bởi loài cừu. Ban đầu, “chủ nhân” của đảo là loài cừu hoang đuôi đen. Giới nghiên cứu cho rằng chúng là hậu duệ của các loài động vật đầu tiên được đưa lên đảo trong thời kỳ đồ đá mới. Tuy nhiên, giống cừu hiếm này đã tuyệt chủng vào những năm 1800 do bị săn bắn quá mức. Từ đó tới nay, hòn đảo được “tiếp quản” bởi cừu của người dân đảo Faroe. Ảnh: Skit.
Vào mùa hè, người dân Hvalba (đảo Suouroy) mang cừu tới thả trên đồng cỏ và đến đông lại đưa về. Do đó, nếu đến Litla Dimun vào đúng dịp, bạn sẽ bắt gặp khoảng 300 con cừu và một số loài chim biển, những sinh vật duy nhất sống trên đảo. Ảnh: Hvalba.
Trang du lịch Faroe cho biết du khách chỉ có thể đến thăm đảo vào những ngày thời tiết đẹp. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra. Bên cạnh đó, du khách muốn tiếp cận hòn đảo cũng phải sử dụng những sợi dây thừng người dân bỏ lại để leo lên các vách đá. Ảnh: The Places I Have Been.
Anh Tú
Theo news.zing.vn
Báo non ranh mãnh, cá sấu nhận cái kết đau đớn
Những hình ảnh mới được ghi lại tại Công viên quốc gia Nam Luangwa, Zambia.
Là một kẻ đi săn đáng sợ, hung thần dưới nước nhưng có vẻ như thi thoảng cá sấu vẫn phải làm mồi cho kẻ khác. Kẻ có thể chén thịt cá sấu rất hiếm, đó thường là báo đốm.
Những hình ảnh mới được ghi lại tại Công viên quốc gia Nam Luangwa, Zambia về số phận con cá sấu dài hai mét đã khiến nhiều người kinh ngạc.
Một con báo đốm non đã thành công khi giết được cá sấu
Ngay cả người chụp những bức ảnh này, Edward Selfe cũng phải kinh ngạc trước cảnh tượng anh được chứng kiến dù đã sống ở đây hơn 10 năm.
Những câu chuyện báo đốm săn cá sấu thường xảy ra ở Nam Mỹ, Ấn Độ thế nhưng tại châu Phi thì nó là điều vô cùng hiếm có. Nó diễn ra vào khoảng 6 giờ tối và con báo này mới là một con báo non chưa nhiều kinh nghiệm.
Theo người chụp những bức ảnh, con báo đực non đi uống nước và vô tình gặp cá sấu. Thông thường, nó sẽ bỏ đi bởi có thể trở thành con mồi cho cá sấu nhưng lần này, nó chớp cơ hội tấn công lại đối phương.
Dù chưa nhiều kinh nghiệm nhưng có thể nói, báo đốm lần này đã rất thành công khi giết được cá sấu trong cuộc đối đầu. Một vết cắn xuyên qua xương sọ đã lấy đi sinh mạng của cá sấu.
Một vết cắn ở cổ họng trong trường hợp này sẽ không hiệu quả vì các loài bò sát nhịn thở được rất lâu. Rõ ràng, con cá sấu này rất tinh ranh và tương lai nó sẽ là kẻ thống trị đáng sợ ở khu vực này.
Rõ ràng, nó là kẻ tinh ranh mới có được thành công đến vậy
Con cá sấu dài hai mét trở thành bữa ăn cho kẻ địch
Ở châu Phi, nó là câu chuyện vô cùng hiếm gặp
Anh Minh
Theo baodatviet.vn
Indonesia: Ngư dân bị cá sấu lôi xuống sông, đến lúc tìm thấy chỉ còn nửa người Người đàn ông tên Sidik Kamseno, 40 tuổi, sống ở làng Pagar Bulan trên đảo Sumatra, Indonesia, đang khám phá dòng sông thì mất tích. Một ngư dân Indonesia lạc vào lãnh địa cá sấu và bỏ mạng thương tâm. Theo Daily Star, một ngư dân được phát hiện trong tình trạng chỉ còn nửa thân người do bị cá sấu tấn công...