Loài cua là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới : Có thể dài tới 1m, giá 6-7 triệu /kg
Loài cua khủng này có thể nặng đến 6kg, dù giá đắt đỏ nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng chi tiề.n để thử.
Vì khai thác quá cạn kiệt, loài cua này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Cua dừa (tên khoa học Birgus Latro) là loài cua sống trên cạn, cũng là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới. Thực chất, ban đầu chúng sống dưới biển, tuy nhiên do sức cạnh tranh của các sinh vật dưới đại dương ngày càng lớn nên chúng bắt đầu leo lên bờ để sinh tồn.
Ảnh minh họa
Loài cua này có thể leo cây thoăn thoắt, thức ăn của chúng chủ yếu là quả dừa, các loại quả, động vật nhỏ…vì vậy mà chúng được đặt tên là cua dừa. Cua dừa có thể phát triển chiều dài đến 1m, cân nặng có thể đạt tới 6kg và khối lượng này khiến mọi người rất ngạc nhiên.
Tùy vào môi trường sinh sống mà màu sắc của cua dừa có sự khác nhau. Cua dừa có thể có màu đen, nâu sậm pha lẫn màu xanh, tím, màu vàng. Cua có hai càng to phía trước và nhiều chân nhỏ phía sau. Cua dừa trưởng thành đã từ bỏ đại dương và chọn cuộc sống thích nghi hoàn toàn trên cạn. Chúng không thể bơi, và sẽ bị đuối nếu chìm trong nước trong thời gian dài.
Cua dừa chủ yếu sinh sống tại các hòn đảo Thái Bình Dương, tại Việt Nam, những con cua dừa vô cùng hiếm gặp và được nhập khẩu với giá khá đắt đỏ. Theo chia sẻ của 1 quản lý nhà hàng ở TP.HCM, cua dừa đang được nhập khẩu về bán với giá khoảng 6-7 triệu đồng/kg. Đây là 1 cái giá không hề rẻ, dù vậy vẫn rất nhiều người sẵn sàng ‘xuống tiền’ để thưởng thức loại cua độc lạ này. Cua dừa làm được rất nhiều món ngon như cua dừa bỏ lò phô mai, cua dừa sốt tiêu kiểu Singapore, cháy tỏi, nấu cháo…
Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa, "thống trị" hòn đảo xa xôi
Loài cua dừa khổng lồ nặng trung bình khoảng 4kg một con, có khả năng bóc tách vỏ quả dừa, trở thành sinh vật thống trị hòn đảo xa xôi ở Nam Thái Bình Dương vì không có động vật bản xứ cạnh tranh.
Cua dừa là loài động vật không xương sống lớn nhất trên cạn. Chúng có thể đạt trọng lượng lên đến 4,1kg, dài 1m. Màu sắc chúng đa dạng, thay đổi từ đỏ cam tới xanh tím.
Sinh sống trên những hòn đảo giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cua dừa mới là "sát thủ" ở đảo. Chúng trở thành sinh vật thống trị hòn đảo Metoma ở Vanuatu vì không có động vật bản xứ cạnh tranh.
Theo các chuyên gia, cua dừa cũng là động vật không xương sống trên cạn lớn nhất hành tinh. Về đêm, cuộc sống của chúng trở nên sống động hơn.
Ngoài thức ăn yêu thích là những trái dừa, chúng còn săn nhiều động vật có kích thước lớn, chẳng hạn như chuột, nhiều loài chim, trái cây cũng như các loại hạt.
Bởi vậy, sự hiện diện của cua dừa trên đảo khiến ảnh hưởng tới việc làm tổ của chim. Tại những hòn đảo nơi cua dừa sinh sống, người ta dễ dàng phát hiện không có chim xung quanh.
Dù được tìm thấy trên khắp Thái Bình Dương, nhưng chỉ tại những hòn đảo nguyên sơ, người ta mới tìm thấy chúng với số lượng lớn.
Cua dừa khổng lồ trên đảo hoang (Ảnh: Britannica).
Lý do tại sao cua dừa có kích thước khổng lồ khác hẳn với kích thước các loài cua bình thường, hiện chưa có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia sinh vật học cho rằng, rất ít loài có thể đặt chân tới những hòn đảo xa xôi này.
Bởi vậy, loài giáp xác to lớn dường như đang lấp đầy chỗ trống vốn do động vật có vú cỡ trung bình thống trị. Nhờ kích thước ngoại cỡ nên cua dừa có thể tận dụng tài nguyên dồi dào. Trong đó, những trái dừa là món ăn yêu thích của chúng.
Cua dừa còn được mệnh danh là "dũng sỹ" siêu khỏe với đôi càng chắc khỏe. Chúng leo lên cây hái dừa. Sau đó, để ăn trái, chúng sẽ dùng càng xé toạc xơ dừa, đậ.p đi đậ.p lại cho tới lúc sọ dừa vỡ ra. Sau khi bóc tách lớp bên ngoài, cua dừa uống nước rồi mới ăn cùi. Đây có lẽ cũng là động vật duy nhất trên thế giới có thể phá vỡ quả dừa.
Đôi khi, cua dừa còn săn cả chim biển. Nhà sinh vật học Mark Laidre khi nghiên cứu loài cua dừa ở quần đảo Chagos cho biết, những loại chim trên đảo sẽ không làm tổ dưới mặt đất và tránh xa "sát thủ" này.
Đoàn làm phim của BBC từng ghi lại những thước phim tư liệu về hoạt động của loài cua này. Video cho thấy, chúng có thể mang quả dừa nặng đi xa 5km về hang.
Dù thống trị trên đất liền nhưng chúng không phải là kẻ thiện xạ ở biển. Một con cua trưởng thành có thể bị chế.t đuố.i chỉ trong vòng vài phút. Điều này làm dấy lên những câu hỏi nghi ngờ. Vậy làm thế nào chúng có thể đặt chân tới nhiều hòn đảo xa xôi ở phía nam của Thái Bình Dương như vậy?
Với cặp càng sắc khỏe, chúng đậ.p vỡ được trái dừa (Ảnh: Trip).
Những con cua cái mang theo hàng nghìn quả trứng. Chúng lắc nhẹ là đưa những ổ trứng đi xa. Sau đó, số trứng được thả trôi theo dòng hải lưu đại dương. Tiếp đó, ấu trùng chỉ có 50 ngày để tìm "nhà mới" ngay trên mặt nước.
Theo nhà sinh vật học Laidre, dù có bộ càng chắc khỏe, nhưng cua dừa không hiếu chiến. "Chúng không làm hại con người hay cắn người. Thậm chí, chúng còn sợ người".
Hiện các nhà nghiên cứu chưa thống kê đầy đủ số lượng cua dừa trên các quần đảo là bao nhiêu và liệu chúng có đang bị đ.e dọ.a hay không.
Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau Một khảo sát cho thấy những con voi ở Công viên Quốc gia Amboseli của Kenya dường như gọi nhau bằng những tên riêng bằng cách sử dụng những tiếng 'ầm ầm' trầm và phức tạp. Trong một bài báo mới xuất bản ngày 23/8/2023 trên BioRxiv, các nhà khoa học phát hiện ra rằng voi thảo nguyên châu Phi (Loxodonta africana) phát...