Loại cốc nào tốt cho sức khỏe nhất?
Cốc là vật dụng sinh hoạt phổ biến nhưng cốc nhựa, cốc giấy, cốc thủy tinh hay cốc inox tốt cho sức khỏe nhất?
Không nên đựng cà phê vào cốc inox
Các loại cốc không gỉ như cốc inox thường đắt hơn cốc gốm, sứ. Bình thường, các nguyên tố kim loại trong cốc khá ổn định nhưng trong môi trường axit, các nguyên tố này có thể bị “hòa tan” vì thế dùng đựng cà phê, nước cam là không thực sự tốt cho sức khỏe.
Cốc giấy dùng một lần có thể chứa chất gây ung thư
Cốc giấy dùng một lần nhìn thì rất vệ sinh, thuận tiện nhưng nó có đạt tiêu chuẩn hay không thì thật khó nhận biết. Thường những chiếc cốc trắng tinh có thể đã được ngâm qua chất tẩy trắng, một yếu tố tiềm tàng gây ung thư. Còn những chiếc cốc mềm (biến dạng sau khi rót nước) hay bên trong cốc có nhiều bụi liti màu trắng… thì chắc chắn là hàng không nên dùng.
Ngoài ra, nhìn từ góc độ bảo vệ môi trường, chúng ta nên hạn chế dùng cốc một lần.
Cốc nhựa dễ tích trữ cặn
Cốc nhựa cũng là một loại cốc không được chào đón, bởi trong cốc nhựa thường có thêm một vài chất hóa học không tốt cho sức khỏe. Dùng cốc nhựa đựng nước nóng hoặc nước sôi thì các chất hóa học có độc đó sẽ dễ hòa tan trong nước, đồng thời cấu tạo vi quan của cốc nhựa có rất nhiều lỗ nhỏ, dễ tích lũy các chất đựng trong cốc, từ đó sinh vi khuẩn.
Nếu chọn cốc nhựa, cần chọn loại đạt các tiêu chí về an toàn vệ sinh.
Cốc men khá nguy hiểm
Video đang HOT
Cốc men rất đẹp nhưng tốt nhất không nên dùng bởi lớp men có thể giải phóng các nguyên tố kim loại nặng như chì khi đựng đồ nóng hay có tính kiềm, axit cao.
Cốc thủy tinh – loại cốc tốt nhất
Trong tất cả các loại chất liệu làm cốc thì cốc thủy tinh là cốc lý tưởng nhất. Cốc thủy tinh trong quá trình nung đốt không hàm chứa chất hóa học hữu cơ, khi chúng ta dùng cốc thủy tinh uống nước hoặc uống các loại đồ uống khác thì không phải lo lắng chất hóa học sẽ theo vào trong bụng, ngoài ra bề mặt cốc thủy tinh trơn bóng, dễrửa, vi khuẩn và chất cặn không dễ bám vào cốc, cho nên chúng ta nên dùng cốc thủy tinh là tốt nhất cho sức khỏe.
Cốc gốm sứ trắng tinh – vừa giữ nhiệt vừa an toàn
Cốc sứ trắng, không tráng men, không tô màu là loại cốc an toàn và giữ nhiệt tốt. Khi muốn uống đồ nóng hoặc nước trà thì nên lựa chọn loại cốc này.
Theo Dân Trí
10 thiết bị trong gia đình có nguy cơ gây ung thư
Dưới đây là danh sách một số trang thiết bị trong gia đình và một số chất làm sạch trong gia đình chứa chất gây ung thư.
Một số thiết bị gia dụng như: chất làm sạch kính, thảm, lò vi sóng rất có ích trong công việc gia đình. Nhưng đằng sau những lợi ích đó là một loạt những thiết bị này có thể ấn chứa những đe dọa đối với sức khỏe.
Nhiều trong số chúng có chứa hóa chất độc hại gây ung thư chẳng hạn như nitrobenzene, formaldehyde, methylene clorua, và napthelene, cũng như độc tố sinh sản và yếu tố gây hại cho hormone. Ngoài ra còn có chất gây tổn thương gan, thận và não, dị ứng và hen suyễn.
Cuốn sách "Ung thư: 101 Giải pháp để ngăn ngừa đại dịch" tác giả Armstrong đã đưa ra một danh sách các thiết bị và chất tẩy rửa làm sạch trong gia đình có rất nhiều các chất gây ung thư độc hại.
Dưới đây là 10 thứ có thể gây ung thư, theo trích dẫn của Shine:
1. Chất làm mát không khí
Chất làm mát không khí ở dạng phun khí được làm từ napthelene và formaldehyde. Hãy thử thay bằng nước hoa xịt phòng có chất zeolite hoặc chất tạo hương thơm tự nhiên của tinh dầu.
2. Đồ trang trí
Hầu hết các đồ trang trí dạng như tranh ảnh bằng cách sử dụng Epoxy và kẹo cao su, xi măng, sơn acrylic, dung môi (chất pha loãng)... thường có chứa chất gây ung thư. Nếu bạn muốn làm đẹp không gian trong nhà, hãy lựa chọn những đồ trang trí chứa ít hóa chất.
3. Phụ tùng ô tô
Hầu hết các phụ tùng ô tô có chứa độc tố. Hãy giữ chúng xa khỏi không gian hít thở trong nhà bạn. Nếu không dùng nữa thì ngay lập tức quẳng ra các bãi rác thải nguy hại.
4. Nến
Tránh xa nến nhân tạo mà có nhiều muội than. Tốt hơn là sử dụng nến làm từ sáp ong và có bấc làm từ bông.
5. Chất làm sạch thảm
Thông thường chất làm sạch thảm ở dạng khô thường chứa các thành phần của chất gây ung thư. Bạn nên sử dụng chất lỏng làm sạch thảm từ nguyên liệu tự nhiên như hỗn hợp giấm, chanh, và một ít xà phòng.
6. Giặt hấp tẩy
Chọn quần áo mà không cần chất làm sạch sử dụng trong công nghệ giặt khô perchloroethylene. Yêu cầu giặt ướt thay vì giặt khô. Hoặc, sử dụng chất làm sạch dạng lỏng các bon hoặc chanh.
7. Chất diệt côn trùng và mối mọt
Tránh sử dụng các loại thuốc trừ côn trùng, mối mọt. Tốt hơn là cất lương thực, các vật liệu có thể gây mối mọt một cách cẩn thận, giữ nhà cửa gọn gàng sạch sẽ để tránh sự phát triển của côn trùng và mối mọt.
8. Sơn và vecni
Khi sơn nhà, chọn các loại sơn có chất VOC (là các hóa chất có gốc Carbon, bay hơi rất nhanh) thấp hoặc thân thiện với môi trường.
9. Thuốc trừ sâu gia dụng
Bạn nên sử dụng thuốc trừ sâu tự nhiên, như những sản phẩm được chế biến từ tỏi và ớt hoặc lá đu đủ.
10. Lò vi sóng
Không nên hâm nóng thức ăn để trong hộp nhựa trong lò vi sóng. Tốt hơn sử dụng lọ thủy tinh đặc biệt cho lò vi sóng.
Theo VTC
Có chất gây ung thư trong cốc "made in China" Nhiều cốc thủy tin in hình các nhân vật hoạt hình nổi tiếng dành cho trẻ em chứa hàm lượng chì cao gấp 1.000 lần mức độ cho phép. Sau khi phân tích những chất hóa học trong những cốc thủy tinh in hình các nhân vật hoạt hình dành cho trẻ em tại Mỹ, các nhà khoa học phát hiện thấy rằng...