Loài chuột cổ đại lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất có thể đạt kích thước tương đương với một con bò tót
Chúng được biết đến như một động vật gặm nhấm có kích thước khủng khiếp nhất từng tồn tại trên Trái Đất, to gần bằng một con bò tót.
Vào những năm 1960, các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy hóa thạch của loài gặm nhấm trong hệ tầng San Jose của Uruguay ở Nam Mỹ. Chúng có những chiếc răng sở hữu nhiều điểm tương đồng với loài chuột lang nước – loài gặm nhấm lớn nhất thế giới hiện tại.
Năm 1966, các nhà cổ sinh vật học JC Francis và A. Mones đã đặt tên cho loài gặm nhấm thời tiền sử này là Josephoartigasia, được đặt theo tên nhà lãnh đạo phong trào độc lập của Uruguay, JJose Gervasio Articas (1764-1850), tên khoa học đầy đủ của chúng là Josephoartigasia magna (Josephoartigasia monesi).
Jose Gervasio Articas.
Năm 1987, cũng trong hệ tầng San Jose, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một hóa thạch hộp sọ gần như hoàn chỉnh. Đáng ngạc nhiên, hóa thạch hộp sọ mới được phát hiện là rất lớn, nhưng không có nghiên cứu khoa học và báo cáo trong 20 năm tiếp theo.
Năm 2007, các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Lịch sử và Nhân loại học Uruguay đã mô tả và phân tích hộp sọ này và xác định chúng thuộc về loài Josephoartigasia monesi đồng thời cũng có thể phân loại được chúng thuộc chi Capybara (chuột lang nước).
Ngay sau khi nghiên cứu này được công bố, nó đã tạo ra một sự bất ngờ cho toàn thế giới bởi không ai có thể nghĩ được rằng chúng thực sự to lớn đến thế, và điều này cũng khiến cho chúng trở thành loài động vật gặm nhấm to lớn nhất từng tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
Hộp sọ hóa thạch của một con Josephoartigasia monesi.
Ngày nay, loài gặm nhấm lớn nhất thế giới là loài Chuột lang nước capybara, chúng sinh sống ở Paraguay, Argentina, Brazil, Bolivia, Colombia, Venezuela và hầu hết miền bắc của Nam Mỹ, so với các loài gặm nhấm khác, kích thước của chúng vẫn rất lớn với chiều dài cơ thể 1,3 mét, chiều cao tính tới vai là 0,5 mét và trọng lượng từ 27 đến 70 kg.
Video đang HOT
Chuột lang nước capybara.
Mặc dù capybara là loài gặp nhấm có kích thước rất lớn, nhưng khi so sánh với loài Josephoartigasia monesi thì kích thước của chúng chỉ thuộc vào dạng “chíp hôi”. Đánh giá từ các mẫu hóa thạch của loài Josephoartigasia monesi có thể biết được rằng chúng có chiều dài cơ thể lên tới 3 mét, cao 1,5 mét khi tính tới vai và nặng khoảng 1 tấn, to gần bằng một con bò tót!
So sánh hộp sọ của Josephoartigasia monesi với kích thước trung bình của loài gặm nhấm hiện đại.
So sánh kích thước của một con Josephoartigasia monesi với kích thước của một người trưởng thành.
Ngoại hình của những con Josephoartigasia monesi gần như tương tự với những con Chuột lang nước capybara, chúng có một lớp lông dày bao phủ khắp cơ thể. Đầu của chúng có chiều dài lên tới 0,53 mét, mũi to hướng về phía trước với đôi mắt sát với đỉnh đầu và đôi tai tròn nhỏ luôn hướng về phía sau.
Chúng có những chiếc răng cửa to và dài ở cả hàm trên và dưới, chiều dài tăng cửa có thể đạt tới 30 cm. Giống như các loài gặp nhấm khác, răng của chúng liên tục dài ra suốt cuộc đời bởi vậy chúng luôn phải thực hiện công cuộc mài mòn chúng để có được chiều dài phù hợp.
Những con Josephoartigasia monesi cổ đại có cái cổ ngắn và thân hình mập mạp, chứa rất nhiều mô mỡ. Chúng thường đi bộ và chạy trên bốn chân như những con bò rừng hiện đại.
Cũng giống như những con Chuột lang nước, chúng có có bốn ngón ở bàn chân trước và ba ngón ở bàn chân sau các ngón chân được liên kết bởi một lớp màng cho phép chúng cps thể bơi lội. Không giống như đa phần những loài gặm nhấm hiện đại sở hữu một cái đuôi dài, chúng thường không có đuôi hoặc sở hữu cái đuôi ngắn hơn rất nhiều khi so sánh với tỷ lệ cơ thể.
Các nhà cổ sinh vật học phỏng đoán rằng những con Josephoartigasia là loài động vật có tính xã hội điển hình, chúng thường tụ tập chung sống với nhau thành một nhóm gồm 10 đến 20 thành viên và liên tục giao tiếp với nhau bằng rất nhiều âm thanh đặc biệt bao gồm những tiếng la hét, sủa, huýt sao, tiếng rít và truyền tải thông tin qua âm lượng và tần số âm thanh khác nhau.
Và theo cách đó thì những bầy Josephoartigasia sẽ là những thành phần “cực lắm mồm” trong giới tự nhiên.
Ngoài ra, loài chuột cổ đại khổng lồ này còn có khứu giác rất tốt, và chúng thường xuyên sử dụng mùi hương độc đáo của mình để xác định lãnh thổ, thu hút con cái trong mùa giao phối hoặc giao tiếp với những thành viên khác trong bầy.
Những con Josephoartigasia monesi sinh sống ở Nam Mỹ từ thời kỳ Pliocene đến đầu Pleistocene, khoảng 4 đến 2 triệu năm trước. Vào thời điểm đó, Nam Mỹ là một thế giới hoang dã, với đầy dãy những loài động vật to lớn thời tiền sử đã tuyệt chủng, trong số đó có rất nhiều loài động vật săn mồi hung dữ như hổ răng kiếm, Kelenken, Arctotherium,…
Khi đối mặt với nguy hiểm, những con chuột khổng lồ này sẽ sử dụng răng cửa làm vũ khí chiến đấu và lực cắn của nó có thể đạt tới 400 kg, tương đương với lực cắn của một con hổ.
Chúng thường sinh sống ở những khu vực gần sông hồ và bơi rất giỏi, thức ăn chủ yếu của chúng là những loài thực vật trong nước, và đôi khi chúng còn ăn lá và trái cây.
Những con Josephoartigasia monesi sở hữu thân hình to lớn như những con bò tót, và sức mạnh từ thân hình đó là một lợi thế trong sinh tồn ở thiên nhiên hoang dã. Nhưng khi khí hậu ở Nam Mỹ dần khô ráo, khu vực thích hợp để cho chúng tồn tại và phát triển cũng dần bị thu hẹp lại, điều đó đã khiến cho chúng buộc phải tiến hóa để thu nhỏ thân hình để thích nghi với tự nhiên và khi không còn tiếp tục thích nghi được nữa, chúng buộc phải chọn con đường tuyệt chủng.
Nhưng dù sao thì ngày nay chúng ta vẫn có thể thấy những con Chuột lang nước có ngoại hình tương đối giống với chúng chỉ có điều đó là một phiên bản đã bị thu nhỏ đi rất nhiều lần.
Theo tri thức trẻ
Phát hiện hóa thạch 'người tuyết Nam Mỹ' có móng vuốt dài tới 2 mét
Với biệt danh "người tuyết Nam Mỹ", loài vật này nặng khoảng một tấn, có bộ vuốt lớn và mõm dài, thích nghi với khí hậu cực hạn.
Một nhóm nhà cổ sinh vật học ở Argentina và Ecuador tìm thấy hóa thạch của loài lười đất khổng lồ có tên khoa học Oreomylodon wegneri ở vùng núi Ecuador cách mực nước biển 2.500 m.
Với biệt danh "người tuyết Nam Mỹ", loài vật này nặng khoảng một tấn, có bộ vuốt lớn và mõm dài, thích nghi với khí hậu cực hạn.
Lười đất khổng lồ sống theo đàn ở vùng núi Ecuador thời cổ đại. Ảnh: Sun
"O. wegneri có những đặc điểm chưa được biết tới trước đây, đặc biệt là phần mõm to, giúp nó sinh tồn ở nhiệt độ thấp và khí hậu vùng núi", Luciano Brambilla, chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu liên ngành của Đại học Rosario và Conicet, cho biết.
Theo nhóm nghiên cứu, móng vuốt của O. wegneri mọc ở cả chân trước và chân sau, dài tới hai mét. Chúng sử dụng khứu giác nhạy bén trong tương tác giữa con đực và con cái cũng như đánh dấu lãnh thổ.
Trước đó, hồi tháng 7/2014, nhóm các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Oxford (Anh) cũng đã công bố quá trình phân tích ADN của sinh vật được cho là người tuyết khổng lồ, cho thấy sinh vật này chỉ là họ hàng của một loài gấu bí ẩn chưa được khám phá.
Nhóm đã đối chiếu ADN của Yeti với ADN lấy từ xương hàm của một loài gấu Bắc cực thời đồ đá cũ và đã có được kết quả gần khớp nhất: ADN của hai trong 36 mẫu thí nghiệm trùng khớp hoàn toàn với ADN được phục hồi từ một hóa thạch của loài Ursus maritimus (gấu Bắc cực) thời đồ đá cũ cách đây hơn 40.000 năm.
Vũ Đậu (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Kỳ lạ đôi bàn tay đàn ông được cấy ghép vào phụ nữ biến đổi thành "nữ tính" Một phụ nữ trẻ ở Ấn Độ bị mất cả hai tay trong một tai nạn xe buýt đã nhận được tay từ một người hiến tặng da sẫm màu. Siddanagowder cùng bàn tay được ghép. Tuy nhiên, làn da của bàn tay cấy ghép của cô gái đã khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ khi biến đổi màu da sáng và...