Loài chuối kỳ lạ, không chịu “đẻ con”, toàn thân đều là thuốc
Tại Ninh Thuận, giống chuối cô đơn hay còn gọi là chuối mồ côi phân bố chủ yếu ở Vườn quốc gia Phước Bình ( xã Phước Bình, huyện Bác Ái). Loài chuối này không chỉ có giá trị về mặt sinh thái mà hạt chuối cô đơn hiện nay cho giá trị kinh tế khá cao, giúp người dân địa phương tăng thêm thu nhập.
Chuối cô đơn hay còn gọi là chuối mồ côi, chuối hoa sen, chuối hột Phước Bình. Chuối cô đơn có đặc tính sinh thái mọc ở vùng núi cao, cây chỉ tái sinh bằng hạt, từ khi nảy mầm đến trổ buồng chỉ duy nhất một thân cây mẹ, không đẻ cây con như chuối thường. Về đặc điểm, chuối cô đơn có chiều cao từ 3 – 5 mét, gốc phình to, hoa có màu xanh cốm, nở rộ như hoa sen.
Hoa chuối Cô đơn. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN.
Mỗi cây chuối cô đơn cho một buồng duy nhất, buồng lớn có 8 – 10 nải, buồng nhỏ 6 – 7 nải, mỗi nải chuối gồm 13 – 15 quả. Mỗi quả chuối có nhiều hạt, hạt to gấp 1,5 – 2 lần so với chuối hột rừng thông thường. Một buồng chuối cô đơn có thể thu được từ 3 – 5 kg hạt. Hạt chuối có màu đen, rốn lõm sâu, khi đập vỡ lớp vỏ hạt bên trong có chứa tinh thể bột màu trắng.
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế – Vườn quốc gia Phước Bình cho biết, chuối cô đơn là loài thực vật ngoài chức năng góp phần làm đa dạng môi trường sinh thái còn được người dân địa phương sử dụng làm dược liệu có tác dụng điều trị một số bệnh trong y học dân gian.
Đây là loài thực vật sống độc lập, phân bố không phổ biến, có tác dụng y học được người dân thu hái ngoài tự nhiên khá nhiều. Vườn quốc gia Phước Bình đang nghiên cứu, nhân giống chuối cô đơn tại vườn thực vật để bảo tồn, chuyển giao cho người dân có nhu cầu trồng nhân rộng.
Video đang HOT
Cây chuối cô đơn tại Vườn quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN.
Nhằm xác định thành phần các chất có trong hạt chuối cô đơn và tác dụng dược liệu, Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận đã phối hợp với Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành lấy mẫu hạt chuối cô đơn phân tích thành phần hóa học. Qua đó, xác định sự hiện diện của các nhóm hợp chất chính; xác định hàm lượng các nhóm chất chính; chiết xuất cao chiết từ hạt chuối cô đơn.
Kết quả phân tích chuối cô đơn có chứa một số hợp chất chính như flavonoid, tannin, saponin, alkaloid, coumarin, anthraquinon, anthocyanosid, proanthocyanidin, triterpenoid. Các nghiên cứu cho thấy flavonoid là nhóm hợp chất có tác dụng kháng oxy hóa, kháng ung thư, bảo vệ gan, thận, chống đái tháo đường, kháng viêm, bảo vệ thần kinh, giảm đau.
Hợp chất saponin có tác dụng kháng ung thư, kháng viêm, kháng nấm, hạ lipid máu, bảo vệ thần kinh, bảo vệ gan, điều hòa miễn dịch. Hợp chất alkaloid có tác dụng trên các bệnh lý thoái hóa thần kinh, kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, rối loạn lo âu, kháng ung thư. Các nhóm hợp chất khác cũng đã được chứng minh có tác dụng sinh học.
Đồng thời, kết quả phân tích còn cho thấy hàm lượng flavonoid và saponin toàn phần trung bình đã trừ độ ẩm theo phương pháp cân trong hạt chuối cô đơn tương ứng là 2,66% và 3,67%. Kết quả khảo sát độc tính cấp đường uống của cao chiết cồn 45% từ hạt chuối cô đơn sau khi cho chuột uống ở liều cao nhất mà không làm chết chuột ở liều 23,81g/kg thể trọng chuột.
Theo dõi chuột thử nghiệm trong vòng 72 giờ sau khi cho uống, nhận thấy chuột không có biểu hiện hành vi bất thường và sinh hoạt bình thường. Tiếp tục theo dõi trong 14 ngày các con chuột đều sinh hoạt bình thường. Kết luận, cao chiết cồn 45% từ hạt chuối cô đơn không có độc tính cấp trên đường uống.
Nhân giống chuối Cô đơn tại Vườn quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN.
Lâu nay, đồng bào Raglai ở xã vùng cao Phước Bình, huyện Bác Ái sử dụng các thành phần trên cây chuối cô đơn để bào chế thuốc chữa bệnh. Tùy vào bệnh tình, người dân lấy từng vị trí khác nhau trên cây chuối sắc lấy nước uống để chữa trị một số bệnh như sỏi thận, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, bệnh dạ dày, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, giải nhiệt, trị kém ăn, mất ngủ, táo bón, cảm sốt, một số bệnh ở trẻ em.
Đặc biệt, đồng bào Raglai lấy hạt chuối cô đơn phơi khô rồi đưa lên bếp sao vàng, sau đó cho vào bình ngâm với rượu gạo, uống sau mỗi bữa ăn để trị các chứng đau lưng, nhức mỏi xương khớp rất hiệu nghiệm.
Chuối cô đơn ngâm với rượu ủ lâu có màu vàng hổ phách, hương vị thơm mạnh rất đặc trưng, du khách khi tới tham quan Vườn quốc gia Phước Bình có dịp thưởng thức đã dành tặng cho mỹ từ rượu “Chivas Phước Bình”.
Hạt chuối Cô đơn đã sơ chế, đóng gói thành phẩm cung cấp cho thị trường.Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN.
Trên thị trường, hạt chuối cô đơn hiện có giá bán dao động từ 80.000 – 120.000 đồng/kg. Qua khảo sát của ngành nông nghiệp địa phương, chuối cô đơn sinh trưởng và phát triển khá nhanh, kháng được một số loại sâu bệnh, cây chuối chịu hạn rất tốt phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương.
Theo đó, có thể trồng nhân rộng chuối cô đơn để phát triển nguồn lợi thu hoạch, nhằm giảm bớt tình trạng phụ thuộc vào nguồn thu hái ngoài tự nhiên như trước đây.
Để phát triển giống chuối cô đơn, Ninh Thuận đang tập trung nghiên cứu, triển khai các giải pháp nhân rộng mô hình trồng chuối cô đơn; tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, thu hái, chế biến hạt chuối cô đơn để nâng cao chất lượng, giá trị của loại sản phẩm này. Qua đó, tạo thêm việc làm, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân vùng cao, hướng tới phát triển thương hiệu chuối cô đơn Phước Bình – Ninh Thuận.
Nguyễn Thành
Theo TTXVN
Đồng Muối Đầm Vua địa danh du lịch không thể bỏ qua
Đầm Vua nằm cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km hướng đi Vĩnh Hy, cánh đồng muối Đầm Vua được biết đến là một trong những vựa muối lớn của tỉnh Ninh Thuận, được hợp tác đầu tư với CHLB Nga để sản xuất muối.
Cùng với Cánh đồng muối Phương Cưu hay Cà Ná cánh đồng muối Đầm Vua đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Thuận nói riêng và sản xuất muối của cả nước nói chung. Nếu như du khách chưa từng có những trải nghiệm về những vẻ đẹp độc đáo, kỳ thú của cánh đồng muối Đầm Vua, thì có lẽ đã bỏ sót một chi tiết rất tuyệt vời trong cảnh quan kỳ thú.
Từ trước đến nay, nơi các vùng ven biển người ta phải làm muối hoàn toàn thủ công khá vất vả, ngày nay với nhiều phương tiện hiện đại và cơ sở hạ tầng được đầu tư với hệ thống nhà kho, dây chuyền làm sạch muối, những cánh đồng muối như Đầm Vua không chỉ mang lại những sản phẩm muối sạch, mà còn tăng sản lượng thêm nhiều lần và giảm bớt sự cực nhọc cho người lao động. Công việc làm muối bắt đầu từ sáng sớm, khi mặt trời còn chưa lên cao. Diêm dân (người làm muối) thường phải chạy đua với thời gian, với ánh nắng mặt trời để cào những thửa muối phẳng vun lên thành những đụn muối cao. Vụ muối tại Đầm Vua bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau. Muối được làm từ đồng muối Đầm Vua là những hạt muối có hàm lượng dinh dưỡng cao. Để có thể cho ra những hạt muối trắng và không có tạp chất, các diêm dân (người làm muối) tại nơi phải bỏ nhiều thời gian cũng như công sức. Những hạt muối được kết tinh sau khi quá trình bốc hơi nước biển trên ruộng kết thúc. Một ngày làm việc của các diêm dân bắt đầu từ khi nắng còn chưa lên quá cao, mọi người cùng nhau nhanh tay cào muối để vun lên thành từng vụn cao. Muối tại Đầm Vua chỉ cần xử lý qua một lần tiếp theo trước khi phân phối ra ngoài thị trường. Việc làm muối phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, vì khi mưa giông bất chợt có thể cuốn trôi cả công sức của người dân nơi đây.
Đồng muối Đầm Vua không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, hiểu được tầm quan trọng của muối mà còn quyến rũ bao lữ khách dừng chân lưu luyến với nét hấp dẫn khác lạ. Giữa thiên nhiên rộng lớn tại Ninh Thuận, cánh đồng muối bạt ngàn, thẳng tít, thấp thoáng trên những vựa muối là những tư thế cúi lom khom khiến con người phải say mê. Một lần có dịp vi vu Ninh Thuận, đừng quên ghé thăm đồng muối Đầm Vua - cánh đồng muối lớn của Ninh Thuận. Nơi này không chỉ là một trong những vựa muối lớn của tỉnh Ninh Thuận, mà còn là điểm đến có những vẻ đẹp rất riêng với những ô muối nằm lặng lẽ phơi mình dưới nắng vàng, gió hanh, âm thầm kết tinh thành những hạt muối tinh khiết ướp mặn cho đời.
Theo petrotimes.vn
Giết người vì mất điện thoại di động, lãnh 18 năm tù Chỉ vì bực tức do mất điện thoại di động, một thanh niên ở Ninh Thuận dùng đá ném chết người. Ngày 14/6, TAND tỉnh Ninh Thuận mở phiên xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Văn Sơn (22 tuổi, ngụ xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) 18 năm tù giam về tội "Giết người". Theo cáo trạng, khoảng 13h ngày...