Loài chim nặng nề nhất thế giới nhưng có khả năng bay đáng nể
Đó là chim ô tác kori nặng nhất thế giới, phân bố rộng khắp miền nam châu Phi. Dù rất to lớn nhưng vẫn bay được nhờ sải cánh rộng tới 2,75 m.
Không giống như loài chim Đà điểu, ô tác kori nặng nhưng có khả năng bay một cách đáng nể
Theo ghi nhận, một con chim ô tác kori trưởng thành có thể phát triển tới chiều dài từ 10-150cm, cao từ 71-120cm và nặng từ 16-19kg
Tuy có trọng lượng nặng nhưng loài chim này có sải cánh lên đến 2,75m nên có khả năng bay một cách dễ dàng
Ô tác kori phân bố rộng khắp miền nam châu Phi nhưng chủ yếu sinh sống ở vùng đồng cỏ, đất cát
Do cơ thể nặng nên chúng thường hạn chế bay hết mức có thể và chúng dành phần lớn thời gian kiếm ăn trên mặt đất
Video đang HOT
Loài chim này ăn tạp, thức ăn bao gồm côn trùng, bò sát và chuột nhỏ và các loại hạt, quả mọng, rễ cây
Do thường xuyên ở mặt đất nên chúng dễ bị các loài săn mồi như sư tử, báo, đại bàng tấn công
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp chim ô tác kori vào nhóm sắp bị đe dọa
Loài chim nguy hiểm nhất có thể hạ gục ngựa, bò trong chớp mắt
Đà điểu đầu mào (Cassowary) là một trong những loài chim lớn nhất vẫn còn sống. Không chỉ vậy, nó còn giữ kỷ lục Guinness là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Với hình thù đặc trưng thời tiền sử, chiều cao, đôi chân mạnh mẽ và bàn chân có móng vuốt, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng nếu tấn công con người.
Cassowary - loài đà điểu đầu mào, đứng thứ 3 trong danh sách những loài chim lớn nhất thế giới (xét về cân nặng thì đứng thứ 2, sau đà điểu). Đây là loài chim bản địa của Australia, sống trong các khu rừng thuộc vùng Đông Bắc của châu lục này.
Cơ thể của đà điểu cassowary được bao phủ bởi lông đen, đầu và cổ có màu sáng. Mặt của chúng có màu xanh nước biển và sở hữu các thùy thịt đỏ treo quanh cổ.
"Cái mũ" trên đầu của đà điểu cassowary có cấu tạo khác hoàn toàn với mào của các loài chim hay gia cầm khác, thay vì bằng thịt thì nó được cấu tạo từ các chất giống như sừng và rỗng ở bên trong.
Loài đà điểu đầu mào sống trong các khu rừng rậm của Australia, chúng có thể phát ra những âm thanh có tần số thấp hơn nhưng loài chim khác và chiếc mào rỗng của chúng có chức năng như một bộ thu sóng giúp cho chúng có thể nhận được "tín hiệu" từ đồng loại.
Thông thường, những loài cassowary sẽ sống sâu trong những rừng mưa nhiệt đới và những nơi rất khó để con người tiếp cận, chúng thường sống đơn độc hoặc theo cặp, không thích ánh sáng mặt trời và thường kiếm ăn vào buổi sáng sớm và tối.
Điều thú vị là tuy sợ ánh sáng mặt trời nhưng chúng lại tỏ ra rất thích thú với những vật phát sáng, chúng sẽ tò mò tiến lại gần khi thấy lửa than đang cháy, thậm chí có thể nuốt cả những cục than đang cháy.
Chúng có chạy về phía trước với tốc độ 30 km/h, và có thể băng qua rừng với tốc độ khoảng 50 km/h khi bị quấy rầy. Thức ăn chủ yếu của chúng là quả mọng, đôi khi là côn trùng, cá nhỏ, chim và các động vật khác.
Về tốc độ và kích thước, cassowary hiển nhiên thua kém chim emu và đà điểu, tuy không có khả năng bay nhưng chúng lại là những bậc thầy về nhảy cao và bơi lội, một con cassowary trưởng thành có thể nhảy cao hơn 2 mét.
Cassowary có cơ chân khỏe, mỗi chân có 3 ngón chân. Móng ở ngón chân trong cùng có thể dài tới 12 cm và nó thực sự giống như một con dao găm sắc nhọn.
Cassowary là loài chim rất cảnh giác và nhận thức về lãnh thổ rất mạnh. Một khi chúng phát hiện có người lạ hoặc động vật xâm nhập vào lãnh thổ của chúng, chúng sẽ truy đuổi đến tận cùng để tấn công.
Chúng có thể làm ngựa, bò gãy xương hoặc tử vong chỉ bằng vài cú đá. Ngoài ra, lực mỏ của chúng cũng cực mạnh như trời giáng.
Khi bị quấy rối hoặc bị đe dọa, loài chim này sẽ nhảy lên, sử dụng sức mạnh từ đôi chân và tấn công bằng các ngón chân như một con dao găm. Khi một con đà điểu đầu mào tấn công, nó có thể đá xuyên qua một tấm thép dày vài mm. Nếu con người không có vũ khí hoặc đồ bảo hộ khi bị chúng tấn công, họ có thể bị chảy máu nghiêm trọng và thậm chí tử vong.
Nhiều cuộc tấn công của loài chim nguy hiểm nhất thế giới này đã được ghi nhận, và chúng có khả năng sử dụng móng vuốt trong những tình huống đe dọa.
Tuy nhiên, khi không bị quấy rối hoặc bị đe dọa thì loài chim này lại tỏ ra có phần nhút nhát, và chỉ khi cảm thấy bị đe dọa, chúng mới tấn công bằng tất cả sức lực của mình.
Theo Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã Florida, muốn sở hữu loài chim này, chủ nhân cần xin được giấy phép. Nói về độ nguy hiểm, năm 2007, đà điểu đầu mào được sách kỷ lục Guiness công nhận với danh hiệu "Loài chim nguy hiểm nhất thế giới".
Chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, việc bảo vệ chúng trước cuộc tấn công từ phía con người là rất quan trọng.
Bí ẩn bộ tộc không thể đi giày Bộ tộc đặc biệt này có tên là Doma, còn được gọi là bộ lạc Wadoma hoặc Madumo, tồn tại ở vùng Kanyamba của Zimbabwe, châu Phi. Họ sống cách biệt với các bộ tộc khác, do sự dị biệt của cơ thể. Ở miền Tây Zimbabwe, châu Phi tồn tại một bộ lạc người Doma có cuộc sống tương đối biệt lập...