Loài chim mỏ nhọn như lưỡi mác, móng như dao găm đâm thủng lốp ô tô
Chúng có thể giết người vì móng chân sắc như dao găm, thậm chí đâm xuyên thủng lốp ô tô; mỏ nhọn như mác và nặng gần 1 tạ, nhảy cao 1,5 m đưa ra những cú đá trời giáng.
Chúng được gọi là đà điểu đầu mèo hay mào (giống như mào gà), sống ở châu Úc và một số đảo lân cận. Mới nhìn ai cũng nghĩ đó là loài hiền từ thân mật. Tuy nhiên, khi nhìn xuống chân mọi người mới thấy khiếp vía. Mỗi ngón chân đều như những chiếc dao găm, dài thì từ 13-14 cm, ngắn thì cũng 4-5 cm. Chúng rất hung dữ. Khi ai xâm nhập vào lãnh địa của chúng thì nổi đóa và tấn công.
Thoạt trông rất hiền từ
Móng chân sắc như dao
Mắt gườm gườm rất nóng tính tựa như khủng long
Khi tấn công, chúng thường tung cước về phía trước, từ dưới lên với lực rất mạnh
Vừa chạy vừa đá tốc độ 50 km/h khiến đối thủ chỉ có thương nặng và tử vong
Video đang HOT
Mỏ chúng dài như lưỡi mác
Được cho là một nhánh của khủng long thời tiền sử
Được xếp vào loài chim nguy hiểm nhất thế giới
Đang trở nên hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng
Theo Minh NG (The Sun) (NNVN)
Chỉ nhờ một bánh xe ô tô bị thủng lốp mà các nhà khoa học khám phá ra điều kỳ diệu
Một nhóm các nhà khoa học đã có cơ hội phát hiện ra điều có ý nghĩa to lớn trong lịch sử nhờ chiếc lốp xe ô tô bị thủng.
Nhiều nhà cổ sinh vật học luôn dành ra phần lớn thời gian trong cuộc đời họ để tìm hiểu, nghiên cứu về loài khủng long thời tiền sử. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng giờ đồng hồ phơi mình dưới nắng, mưa chỉ để phát hiện ra những vết tích quý báu đóng góp cho lịch sử.
Nhờ chính những sự nỗ lực không ngừng nghỉ này của các nhà cổ sinh vật học mà mới đây, những hiểu biết của chúng ta về lịch sử như có thêm một bước tiến mới, một bước tiến quan trọng trong những nghiên cứu về khủng long của loài người.
Mảnh đất mà nhóm cổ sinh vật học tiến hành quá trình tìm kiếm hoá thạch khủng long.
Một trường hợp rơi vào cảnh "trong cái rủi lại có cái may" đã xảy ra. Một nhóm các nhà cổ sinh vật học dường như đã kết thúc quá trình đào bới của họ và chuẩn bị ra về, bỗng nhiên chiếc lốp xe ô tô của họ bị thủng và điều kỳ diệu đã xảy ra. Trong lúc chờ đợi chiếc lốp được vá, một nhà cổ sinh vật học đã đi xung quanh khu vực để kiểm tra một lần cuối cùng trước khi ra về, điều mà cô tìm thấy lúc đó đã thay đổi toàn bộ những hiểu biết bấy lâu của chúng ta về lịch sử loài khủng long.
Năm 1990, một nhóm nhỏ các nhà cổ sinh vật học thuộc Viện Nghiên cứu Địa chất Black Hills, phía Nam Dakota (Mỹ) đã đi tới Khu bảo tồn Thổ Dân Cheyenne (Ấn Độ) để tìm kiếm hóa thạch loài khủng long. Họ đã trả 5000 USD cho chủ sở hữu khu đất để có thể tiếp cận và tiến hành tìm kiếm tại đây.
Nhóm nghiên cứu đã đặt rất nhiều hy vọng vào công việc tìm kiếm hoá thạch lần này tại Cheyenne. Sau những nỗ lực của mình, họ đã thất vọng vì không thực sự tìm được gì giá trị tại mảnh đất này.
Họ đã sắp xếp đồ đạc, chuẩn bị mang theo mình nỗi thất vọng trở về nhà. Sau khi đã xếp gọn gàng các thiết bị của mình lên xe, càng thêm chán nản và mệt mỏi, họ phát hiện ra chiếc lốp xe đã bị thủng. Họ quyết định đi vào thị trấn để tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía người dân tại đây. Không ai trong số những nhà cổ sinh vật học này có thể ngờ rằng quyết định ấy sẽ hoàn toàn thay đổi những gì chúng ta đã biết về lịch sử.
Sue Hendrickson, một thành viên của nhóm đã quyết định ở lại địa điểm ấy để đợi mọi người. Cô đi khảo sát nốt một số chân đồi mà nhóm đã bỏ qua trong cuộc tìm kiếm. Điều kỳ diệu đã xảy ra khi Sue Hendrickson đã phát hiện ra một mảnh xương.
Người đã phát hiện ra hoá thạch xương khủng long.
Cô đã bắt đầu tìm kiếm xung quanh để có thể phát hiện thêm những mảnh xương khác. Ban đầu, cô đã nghĩ rằng đó chỉ là một mẩu xương nhỏ không có giá trị gì nhiều. Sau khi quan sát kỹ hơn, cô phát hiện ra ở bề mặt vách đồi xuất hiện rất nhiều những mảnh xương to hơn, lấp ló trồi ra bên ngoài. Ngay lập tức, cô Sue Hendrickson đã chạy đi thông báo với mọi người về những gì mình đã thấy.
Cô Sue bên vách đồi chứa bộ xương khủng long.
Sue Hendrickson đã trực tiếp liên hệ với Peter Larson, viện trưởng Viện Nghiên cứu Black Hills về những gì cô đã tìm thấy. Peter Larson là một nhà cổ sinh vật học danh tiếng tại Mỹ, ông đã cho biết những gì mà nhóm nghiên cứu phát hiện ra chính là bộ xương hoá thạch của một con khủng long bạo chúa có tên khoa học là Tyrannosaurus rex
Nhóm nghiên cứu khai quật bộ xương.
Cả nhóm nghiên cứu tiến tới khu vực Sue phát hiện hoá thạch và tiến hành đào bới bộ xương quý giá của con khủng long này.
Bộ hoá thạch xương T-rex tuyệt vời được tìm thấy
Từ trước tới nay, sau rất nhiều các cuộc tìm kiếm hoá thạch loài Khủng long bạo chúa này, con người mới chỉ tìm thấy được khoảng 1 nửa bộ xương của một con T-rex. Nhưng trong lần phát hiện này, những hoá thạch xương T-rex mà cô Sue Hendrickson tìm thấy còn tới 90% số xương của nó, các mẩu xương đều rất nguyên vẹn. Một số lượng xương T-rex mà chưa ai có thể thấy được trước đây.
Một bộ xương T-rẽ gần như nguyên vẹn.
Đuôi của con khủng long này là mẫu đuôi T-rex nguyên vẹn nhất được tìm thấy từ trước đến nay. Đây cũng là lần đầu tiên người ta tìm thấy một bộ xương T-rex hoàn chỉnh cả 2 cánh tay. Với độ cao khoảng 1.500m, đây cũng là con T-rex có hộp sọ lớn nhất từng được phát hiện và ẩn bên trong là chiếc răng T-rex dài nhất mà con người từng biết tới.
Bộ xương với kích thước vô cùng lớn.
Sau khi nghiên cứu bộ xương con khủng long bạo chúa này, các nhà cổ sinh vật học cho biết rằng trước khi chết nó đã bị gãy xương sườn và bị thương ở chân trước. Tuy nhiên, với kích thước to lớn này, điều đó cho thấy nó là một con khủng long bạo chúa khá già. Cái chết của nó có thể bị gây ra bởi bệnh tật.
Chiếc đầu hoá thạch khổng lồ của con khủng long T-rex
Có lẽ bộ xương hoá thạch tuyệt vời của con khủng long T- rex này sẽ không bao giờ được phát hiện nếu chiếc lốp xe ấy không bị thủng. Cuộc sống thật nhiều điều bất ngờ khi ban cho con người những sự trùng hợp kỳ diệu đến như vậy.
Thùy Trang / Theo Trí Thức Trẻ
Phát hiện gây sốc: Có một loài cây từ thời khủng long vẫn sống tốt trên Trái đất Loài khủng long có thể đã tuyệt chủng từ hơn 66 triệu năm trước có thể sẽ biến mất mãi mãi, nhưng có loài cây mà chúng đã từng dẫm chân lên vẫn còn sống đến tận ngày nay. Bài viết mới được công bố trên tạp chí Botany của Mỹ là phát hiện đầy thú vị của các nhà khoa học về...