Loài chim lông dài, giỏi làm dáng, nuôi bán giống, thu 200 triệu
Anh Trần Văn Toản, ở phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ hiện nuôi 10 cặp chim công bố mẹ, 20 con chim công từ 7 – 9 tháng tuổi và 10 cặp trĩ ngũ sắc. Hàng năm, anh cung cấp ra thị trường hàng trăm con chim công giống. Nhờ nuôi loài chim lông dài, giỏi làm dáng này mà mỗi năm anh thu 200 triệu đồng.
Bình quân, một con chim công mái mỗi năm có thể thu về từ 20 – 30 triệu đồng từ tiền bán con chim giống. Mỗi năm, anh Toản thu nhập trên 200 triệu đồng từ tiền bán chim công giống.
Anh Trần Văn Toản cho biết, nuôi chim công khá đơn giản, dễ như nuôi gà. Do chim công có nguồn gốc hoang dã nên dễ sống và có sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường nhân tạo. Nuôi chim công ít tốn công chăm sóc, lại cho ăn uống rất dễ, ít dịch bệnh. Vì vậy, anh có nhiều thời gian nhàn rỗi để nuôi thêm đàn heo hàng chục con để tăng thêm thu nhập.
Việc xây dựng chuồng trại nuôi chim công đơn giản, ít tốn chi phí, chỉ cần đảm bảo được tiêu chuẩn sạch, thoáng và khô ráo để các cá thể công luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật.
Chim công được xem là loài giỏi làm dáng, ưa làm đẹp. Ảnh: Ngọc Trinh (nld).
Video đang HOT
Chuồng chim công được rào bằng lưới B40, lợp nóc chuồng bằng lưới cước để chim công không bay ra, lợp lá mái che trong chuồng để chim có chỗ trú mưa, nắng.
Tùy vào số lượng chim công nuôi dưỡng, độ rộng hẹp của chuồng có thể khác nhau, một chuồng có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim trưởng thành, hoặc 10 – 15 cá thể từ 6 – 12 tháng tuổi.
Ghép nuôi chim công xanh và chim công trắng…Ảnh: Ngọc Trinh (nld).
Chim công sau 2 năm nuôi đạt đến độ tuổi trưởng thành và bắt đầu có khả năng sinh sản. Mỗi năm chỉ cho sinh sản 1 lần, mỗi lần từ 25 – 27 trứng.
Tuy nhiên phải từ năm thứ 3, thứ 4 trở đi thì khả năng sinh sản của chim công mới ổn định và cho tỷ lệ ấp nở đạt hiệu quả cao hơn. “Nếu muốn lai tạo ra loại công ngũ sắc, thì ghép công xanh với công trắng, tỷ lệ cho ra công ngũ sắc khoảng 50%, do gen con mái cao nên phụ thuộc rất lớn vào con mái”, anh Toản tiết lộ.
Chim công có bộ lông đuôi rất dài, màu sặc sỡ, bắt mắt.
Theo Gia Phú (KHPT)
Nuôi chim to xác, hiền như thỏ, nhát như cáy, bán 5,5 triệu/cặp
Anh Trần Văn Toản, khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là nông dân tiêu biểu nổi tiếng trong vùng bởi tiên phong trong nuôi chim công, chim trĩ. Gần đây, anh Toàn còn nuôi mấy chục con đà điểu-loài chim to xác khi còn bé được ví hiền thỏ nhưng lại nhát như cáy...
Không chỉ thành công ở lĩnh vực nuôi chim công, từ tháng 3-2018, anh Trần Văn Toản còn phát triển thêm mô hình nuôi đà điểu, với số lượng 50 con. Đến nay, anh đã bán được 32 con với giá 5,5 triệu đồng/cặp.
Ông Phạm Văn Thịnh, Chủ tịch Hội Nông dân phường Long Hòa, cho biết: "Anh Toản là nông dân tiên phong trong ứng dụng các mô hình mới, lạ địa phương. Trước đây, anh Toản cũng thành công với mô hình nuôi gà Đông tảo. Hiện nay, mô hình nuôi chim công và đà điểu của anh Toản mang lại hiệu quả kinh tế rất cao".
Trần Văn Toản đang chăm sóc đàn đà điểu giống.
Năm 2015, anh Toản tham quan mô hình nuôi chim công của một người bạn ở tỉnh Hải Dương. Qua giới thiệu của người bạn, anh biết chim công không chỉ dễ nuôi, mà còn khan hiếm trên thị trường. Sau khi tìm hiểu kỹ về loài vật nuôi này, anh Toản mua 1 cặp chim công xanh Ấn Độ bố mẹ với giá 20 triệu đồng về nuôi.
Sau 5 tháng, chim công đẻ được 25 trứng, anh đem vào máy ấp điện để ấp trứng, tỷ lệ nở đạt trên 80%. Theo anh Toản, tại thời điểm đó, giá chim công rất cao, chim non sau khi nuôi 1 tháng bán với giá 2 triệu đồng/cặp; nuôi đến 4 - 6 tháng tuổi có giá khoảng 6 triệu đồng/cặp. Thấy mô hình hiệu quả, anh Toản mua thêm 5 cặp chim bố mẹ về phát triển mô hình.
Vốn bản tính cần cù, ham học hỏi, anh Toản tự tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim trên mạng internet, sách báo, cộng với việc có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nuôi gà Đông tảo nên việc nuôi chim công của anh gặp nhiều thuận lợi. Đến nay, đàn chim của anh Toản đã được nâng lên khoảng 40 cặp chim bố mẹ và chim con từ 1-5 tháng tuổi.
Anh Toản chia sẻ: "Chim công là loài động vật có nguồn gốc hoang dã nên rất dễ nuôi, với thức ăn chủ yếu là lúa và rau xanh. Chuồng nuôi phải thiết kế thông thoáng và phải có sân để chim công tắm nắng. Một ngày cho ăn 1 lần và phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại...".
Chim công thường sinh sản vào tháng 12 Âm lịch. Mỗi năm chỉ đẻ 1 đợt, mỗi đợt từ 25- 27 trứng. Đến tháng 6 Âm lịch, chim công trống có hiện tượng rụng đuôi, thay lông mới để chuẩn bị cho mùa sinh sản tiếp theo. Anh Toản cho biết: "Chim công trống có bộ lông đuôi dài khoảng 1,5m với số lượng 120 đến 130 cọng. Tùy vào thời điểm và màu sắc mà lông đuôi chim công có giá từ 20 đến 50.000 đồng/ cọng. Tuy nhiên cung không đủ cầu".
Anh Toản đang sở hữu nhiều loài chim công có giá trị: chim công Ấn Độ, Thái Lan với các màu trắng, xanh, ngũ sắc và tím. Trong đó, chim công tím được xem là giống mới, khan hàng nên giá rất cao. Chim công sau khi nuôi được 1 tháng giá bán từ 10-20 triệu đồng/cặp.
Anh Toản cho biết: "Qua tìm hiểu trên internet, tôi thấy giống chim công màu tím có nguồn gốc ở châu Âu với màu sắc đẹp nhưng giá thành khá cao. Để sở hữu được giống chim công này, tôi phải đặt mua 60 quả trứng từ châu Âu về với giá 4 triệu đồng/ quả. Sau khi về Việt Nam, tôi đưa vào máy ấp, tỷ lệ nở chỉ đạt hơn 1/3 số lượng trứng nhập về". Hiện tại, anh Toản đang sở hữu 23 con chim công màu tím...
Theo Thanh Thư (Báo Cần Thơ)
Nuôi chim công, mới bán lông thôi đã được 20 ngàn đồng mỗi cọng Mô hình nuôi chim công "có một không hai" ở TP Cần Thơ và là trang trại nuôi chim công lớn nhất miền Tây của anh Trần Văn Toản ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy cho lãi trên 120 triệu đồng mỗi năm. Điểm đặc biệt, bên cạnh việc bán chim công giống, chim công trưởng thành...