Loài chim hậu đậu khi ở trên cạn lại là bậc thầy săn mồi dưới nước
Khi phát hiện thấy cá, chúng sẽ lao xuống mặt nước với tốc độ va chạm lên đến 100 km/giờ; con mồi dường như khó có cơ hội trở tay khỏi đòn tấn công chớp nhoáng này, tuy nhiên nếu chúng kịp tránh chim ó biển sẽ tiếp tục dùng chân và cánh để “truy đuổi”.
Trong thế giới của các loài động vật, chim ó biển phương Bắc chính là minh chứng điển hình cho câu nói: “đừng nhìn mặt mà bắt hình dong” bởi ẩn giấu đằng sau gương mặt ngờ ngệch, sự hậu đậu khi ở trên bờ, loài chim này lại là một bậc thầy săn mồi dưới nước.
Chim ó biến phương Bắc là một thành viên của họ Chim điên, sinh sống ở phía Bắc Đại Tây Dương và làm tổ theo bầy. Về ngoại hình, chim ó biển non có màu nâu sẫm trong năm đầu tiên và sau đó dần chuyển sang màu trắng. Theo ghi nhận, chim trưởng thành có chiều dài nằm trong khoảng 81-110 cm, nặng 2,2-3,6 kg.
Điểm nổi bật nhất của chim ó biển phương Bắc chính là khả năng săn mồi dưới nước, mà khó có loài chim biển nào bì kịp. Theo đó, khi đi săn loài chim này thường sẽ tổ chức những cuộc “viễn chinh” thành đàn lớn lên tới cả ngàn con, trong thời gian khoảng 14 tiếng. Trong thời gian này, những con chim ó biển phương Bắc sẽ liên tục bay là là ở độ cao cách mặt biển 10-40 mét; khi phát hiện thấy cá, chúng sẽ lao xuống mặt nước với tốc độ va chạm lên đến 100 km/giờ; con mồi dường như khó có cơ hội trở tay khỏi đòn tấn công chớp nhoáng này, tuy nhiên nếu chúng kịp tránh chim ó biển sẽ tiếp tục dùng chân và cánh để “truy đuổi”. Được biết, với cấu tạo cơ thể thích ứng hoàn hảo cho việc đi ăn dưới nước, chim ó biển phương Bắc có thể bơi sâu đến 15 mét.
Cùng khám phá cách đi săn độc đáo của “bậc thầy” này trong video dưới đây:
Loài chim hậu đậu khi ở trên cạn lại là bậc thầy săn mồi dưới nước
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn
Giải mã "dã thú phàm ăn" nguy hiểm gốc Trung Quốc có nhiều ở Việt Nam
"Dã thú phàm ăn" nguy hiểm gốc Trung Quốc có nhiều ở Việt Nam này là loài cá chuối phương Bắc có khả năng gây hại và cạnh tranh khốc liệt với các loài cá bản địa, đang được Mỹ cảnh báo cực nguy hiểm.
Cá chuối phương Bắc - "dã thú phàm ăn" nguy hiểm gốc Trung Quốc có nhiều ở Việt Nam vừa khiến chính quyền My phải lên tiếng canh bao là gây nguy hiêm, cân diết ngay.
Sợ cá chuối phương Bắc cạnh tranh thức ăn và môi trường sống với các loài cá bản địa, các quan chức bang Georgia khuyến cáo người dân nếu bắt được cá này phải "lập tức diết ngay và đông lạnh chúng".
Loại cá này có nguồn gốc từ lưu vực sông Dương Tử ở Trung Quốc và từ một số khu vực khác ở Trung Quốc, nơi chúng được nuôi lấy thịt trong các trang trại, và từ một số nơi khác như Nga và Hàn Quốc. Loài cá được gọi cá đầu rắn ở Mỹ này có thể đạt chiều dài gần một mét.
Loài cá chuối phương Bắc có khả năng gây hại và cạnh tranh khốc liệt với các loài cá bản địa. Chúng có đặc tính xâm lấn, được miêu tả như "dã thú phàm ăn". Chúng có thể ăn thịt những sinh vật lớn hơn và sống được trên cạn tới 4 ngày.
Tuy nhiên, trong bộ cá chuối lại có nhiều họ, loài, giống, loại, sinh sống ở khắp nơi trên thế giới. Mỗi châu lục có thể có những loài cá chuối khác nhau, như ở Mỹ có loài khác, ở Việt Nam có loài khác, nhưng tất cả đều nằm trong bộ cá chuối.
Cá chuối phương Bắc có thân hình dài và mỏng, hình dáng tương tự cá mập với một vây lưng chạy dọc sống lưng, có cả màu nâu sẫm và nhạt đan xen.
Chúng có thể dài hơn 90cm và sống sót trong điều kiện nghèo oxy.
Với hàm răng nhỏ nhưng dày đặc, cá chuối ăn tạp và có thể ăn nhiều loại động vật khác nhau, từ những con cá khác cho đến động vật lưỡng cư, thậm chí cả cóc và thằn lằn.
Không chỉ vậy, chúng cũng sở hữu khả năng sinh sản ấn tượng và có thể làm mất cân bằng sinh thái ở cả dưới nước và trên đất liền.
Chúng cũng có khả năng hô hấp trên cạn trong nhiều ngày, trườn như rắn.
Mỗi khi xuất hiện ở một vùng nước ngọt tự nhiên, cá chuối nhanh chóng phá hủy chuỗi thức ăn do tập tính của chúng.
Loại cá chuối này thậm chí còn có thể ăn thịt những sinh vật lớn hơn.
Lưu Thoa
Theo Kiến thức
Báo săn linh dương, chuẩn bị lao ra tấn công thì gặp bất ngờ khổng lồ Con báo hoa mai định giành cho linh dương một sự bất ngờ thì chính nó lại phải bất ngờ với tiếng rống sau lưng. Ảnh: Cắt từ video trong bài Tại Vườn quốc gia Kruger, châu Phi, một con báo hoa mai đang mai phục để chờ đợi con mồi thì cơ hội đã mỉm cười với nó. Lòng kiên nhẫn đã...