Lọai chất độc mà WHO khuyến cáo “gây ung thư cực mạnh” hóa ra có trong bếp mọi gia đình, đặc biệt dễ xuất hiện nhiều ở 3 loại thực phẩm này
Thực phẩm nấm mốc có khả năng nhiễm aflatoxin và gây hại cho sức khỏe khi tiêu thụ. Đáng nói, các nấm mốc không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn xuất hiện trong thực phẩm.
Trong khuyến cáo về các loại thực phẩm gây ung thư, Tổ chức Y tế thế giới WHO có nhấn mạnh rằng: Các thực phẩm bị nhiễm aflatoxin làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư gan. Aflatoxin nghe có vẻ kỳ lạ nhưng thực tế chúng luôn xuất hiện xung quanh chúng ta, đặc biệt có nhiều trong gian bếp mọi gia đình.
Aflatoxin là gì?
Aflatoxin là một loại chất độc được sản sinh bởi một số loại nấm (nấm mốc) được tìm thấy trong tự nhiên. Chúng có thể làm ô nhiễm thực phẩm và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và động vật.
WHO cho biết, aflatoxin thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và các khu vực cận nhiệt đới, nơi đây có nhiệt độ và độ ẩm cao. Chúng thường được tìm thấy trên thảm thực vật chết và mục nát, có thể xâm chiếm thực phẩm. Ẩm ướt, hạn hán, sự xâm nhập của côn trùng và bảo quản kém cũng có thể góp phần làm nấm mốc phát triển.
Hai loại nấm sản sinh ra aflatoxin là Aspergillus flavus và A. parasiticus. Một số loại aflatoxin xuất hiện trong tự nhiên thường là aflatoxin B1, B2, G1 và G2…
Khi quan sát bằng mắt thường, nấm aspergillus thường có màu xanh lá cây, aspergillus sản sinh aflatoxin không mùi, không vị, không màu. Nhiệt độ để có thể tiêu diệt aflatoxin là 280 độ C, chính vì thế phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chất độc này.
Aflatoxin gây ung thư cực nhanh và “tàn phá” gan, thận
Theo WHO, việc tiếp xúc lâu dài hoặc mãn tính với aflatoxin sẽ gây ra nhiều hệ quả cho sức khỏe bao gồm:
- Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh và có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan và thận. Chúng gây ra bệnh ung thư gan và có liên quan đến các loại ung thư khác – aflatoxin B1 được coi là một chất gây ung thư ở người.
- Khả năng aflatoxin gây ung thư gan được tăng lên đáng kể nếu bạn là người đang nhiễm virus viêm gan B (HBV).
- Aflatoxin là một chất gây đột biến ở vi khuẩn (ảnh hưởng đến DNA), gây đột biến gen và có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở trẻ em.
Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh và có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan và thận.
- Aflatoxin gây ức chế miễn dịch, do đó có thể làm giảm sức đề kháng với các tác nhân truyền nhiễm (ví dụ: HIV, bệnh lao).
- Liều lượng lớn aflatoxin dẫn đến ngộ độc cấp tính (aflatoxicosis) có thể đe dọa đến tính mạng, thường là thông qua tổn thương gan.
Video đang HOT
- Tiêu thụ thực phẩm có chứa nồng độ aflatoxin từ 1mg/kg trở lên bị nghi ngờ là có khả năng gây ra ngộ độc cấp tính.
Các loại thực phẩm dễ nhiễm aflatoxin có mặt trong gian bếp mọi gia đình
WHO nhấn mạnh, aflatoxin đặc biệt nguy hiểm đối với con người và động vật vì chúng được tìm thấy trong hầu hết các loại cây lương thực chính. Tuy nhiên, hầu hết con người tiếp xúc với aflatoxin qua các loại hạt, ngũ cốc và các sản phẩm có nguồn gốc từ chúng.
Hầu hết con người tiếp xúc với aflatoxin qua các loại hạt, ngũ cốc và các sản phẩm có nguồn gốc từ chúng.
Ngoài ra, aflatoxin M1 (AFM1 ), một sản phẩm của aflatoxin B1 (AFB1) chuyển hóa, có thể được tìm thấy trong sữa ở những khu vực có lượng aflatoxin phơi nhiễm cao. Sau đó, con người có thể tiếp xúc với aflatoxin này thông qua sữa và các sản phẩm sữa, bao gồm sữa mẹ, sữa bò…
Cây lương thực có thể bị ô nhiễm cả trước và sau khi thu hoạch. Ô nhiễm trước thu hoạch với aflatoxin chủ yếu là ở ngô, đậu phộng… Ô nhiễm sau thu hoạch có thể được tìm thấy trong một loạt các loại cây trồng khác như cà phê, gạo…
Lưu trữ không đúng cách trong các điều kiện kém cũng góp phần khiến nấm mốc phát triển (ví dụ nơi ẩm thấp, ấm nóng).
Để bảo vệ sức khỏe trước aflatoxin, WHO khuyến cáo người dân cần làm 5 việc sau
Thực phẩm nấm mốc có khả năng nhiễm aflatoxin và gây hại cho sức khỏe khi tiêu thụ. Đáng nói, các nấm mốc không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm. Để giảm tiếp xúc với aflatoxin, WHO khuyến cáo người tiêu dùng nên:
1. Cẩn thận kiểm tra ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt trước khi dùng. Kiên quyết vứt bỏ tất cả các thực phẩm bị mốc, đổi màu hoặc teo nhỏ.
2. Khi đi mua, cần đảm bảo mùi của các loại ngũ cốc và các loại hạt càng tươi càng tốt. Được trồng càng gần nhà càng tốt và không được vận chuyển trong một thời gian dài.
3. Chỉ mua hạt, bơ hạt ở những thương hiệu uy tín bởi aflatoxin không hoàn toàn bị tiêu diệt bởi quá trình chế biến hoặc rang.
4. Hãy chắc chắn rằng thực phẩm trên được bảo quản đúng cách và không để quá lâu trong nhà trước khi sử dụng. Điều này không chỉ giảm thiểu phơi nhiễm aflatoxin mà còn cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng.
5. Người tiêu dùng thiếu sự đa dạng trong chế độ ăn uống càng cần phải chú ý để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với aflatoxin cao. Các thực phẩm dễ nhiễm aflatoxin như ngô, lạc cần được xử lý đúng cách trước và sau khi thu hoạch.
WHO khuyến cáo người dân tránh xa 6 món ăn gây ung thư nhanh khủng khiếp, nhấn mạnh thêm 1 yếu tố gây bệnh mà phụ nữ thường chủ quan
WHO đặc biệt khuyến cáo người dân nên từ bỏ thói quen sử dụng 6 loại thực phẩm dưới đây, ngoài ra cần chú ý đến tình trạng thừa cân, béo phì để phòng ngừa các bệnh ung thư.
Căn bệnh đáng sợ nhất của thời hiện đại không gì khác chính là bệnh ung thư. Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc ung thư trên thế giới đang có xu hướng tăng nhanh và đáng báo động.
Theo số liệu của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế GLOBOCAN 2018, mỗi năm trên thế giới có khoảng 18,1 triệu ca mắc mới ung thư và 9,6 ca bệnh nhân ung thư tử vong. Còn ở Việt Nam, theo thống kê vào năm 2018 nước ta có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, để phòng ngừa ung thư thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. WHO khuyến cáo 6 loại thực phẩm gây ung thư hàng đầu đó là:
1. Đồ uống có cồn
Theo WHO, đồ uống có cồn làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, gan và ung thư vú. Trong đó, rượu là loại đồ uống có cồn tỉ lệ gây ung thư cao nhất.
Trong khi hầu hết các loại ung thư đều gây ra do lượng tiêu thụ rượu quá lớn thì có nhiều trường hợp mắc ung thư vú chỉ vì thói quen uống một ly rượu mỗi ngày.
Uống rượu làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, gan và ung thư vú...
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư ruột kết đều liên quan đến việc tiêu thụ rượu ở những người có lượng folate thấp.
2. Thực phẩm nhiễm aflatoxin
Các thực phẩm bị nhiễm aflatoxin làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư gan. Tuy nhiên, hầu hết những người bị ung thư gan đều đã bị viêm gan từ trước đó. Đến nay mức độ ảnh hưởng của aflatoxin với những người không bị viêm gan vẫn chưa rõ ràng.
3. Cá muối kiểu Trung Quốc
WHO khuyến cáo việc ăn nhiều cá muối kiểu Trung Quốc - món ăn chủ yếu được tiêu thụ ở một số nước châu Á có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vòm họng.
4. Thịt được bảo quản và thịt đỏ
Trong nhiều nghiên cứu, các loại thịt được bảo quản hoặc thịt đỏ có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Trong khi đó, tổng lượng chất béo trong chế độ ăn uống dường như không liên quan đến nguy cơ.
Một nghiên cứu được công bố bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford, Anh năm 2007 cho biết thịt đỏ chứa một loại protein có khả năng làm tổn thương ruột người, đồng thời làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Loại protein ấy là heme - thứ tạo màu đỏ của thịt, cũng chính là thứ có thể làm hỏng niêm mạc ruột của chúng ta.
5. Thực phẩm được bảo quản bằng muối
WHO cho biết những thực phẩm được bảo quản bằng muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Trước đây, đã từng có nghiên cứu cho thấy đồ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori.
Ngoài ra, chế độ ăn thừa muối cũng làm tăng nguy cơ béo phì, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có liên quan, gây suy tim, suy thận và suy gan...
6. Đồ uống và thực phẩm rất nóng
Tiêu thụ đồ uống và thực phẩm nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng và thực quản.
WHO cũng cảnh báo 1 nguy cơ khác gây ung thư nguy hiểm
Theo WHO, có khoảng 1/3 bệnh ung thư có liên quan đến chế độ ăn uống. Trong số các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống thì thừa cân, béo phì cũng làm tăng đáng kể rủi ro của một số bệnh ung thư phổ biến.
Có thể nói, tránh thừa cân, béo phì là biện pháp quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư.
Thừa cân, béo phì có liên quan mật thiết đến nguy cơ ung thư thực quản, đại trực tràng, vú (hậu mãn kinh), nội mạc tử cung và thận. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư này tăng liên tục nếu cơ thể có lượng mỡ lớn hơn và không giới hạn ở bệnh béo phì lâm sàng (BMI trên 30kg/m2).
Phụ nữ ở tuổi mãn kinh có nồng độ estrogen nội sinh gây ra bởi lượng mỡ thừa trong cơ thể, có thể đối mặt với ung thư vú sau mãn kinh và nội mạc tử cung.
Nhóm làm việc của WHO và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế ước tính rằng ở các quốc gia có tỷ lệ ung thư cao liên quan đến thừa cân, trọng lượng cơ thể dư thừa (BMI trên 25kg/m2) chiếm khoảng 39% trường hợp mắc nội mạc tử cung, 25% thận, 11 % đại tràng, 9% ung thư vú sau mãn kinh...
Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư vì béo phì sẽ thấp hơn số lượng người bệnh ung thư vì virus nhưng hiện nay tình trạng thừa cân, béo phì ở các nước đang phát triển thực sự đáng báo động.
Theo WHO, thừa cân, béo phì gây ra bởi quá trình nạp quá nhiều chất béo từ thực phẩm nhưng lại tiêu hao quá ít năng lượng. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều carbohydrate tinh chế, thực phẩm giàu chất béo và lượng chất xơ thấp cũng là yếu tố gây ung thư.
Bệnh ung thư nhanh chóng tìm tới nếu thường xuyên sử dụng các sản phẩm này Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, vì vậy mọi người cần lưu ý tránh các thói quen nguy hại có thể âm thầm gây ung thư sau đây để có sức khỏe tốt hơn. Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều mặt trong đời sống. Ung...