Loại cây vừa đẹp vừa thơm, không chỉ trang trí không gian sống mà còn hợp làm thuốc chữa bệnh
Với nhiều ưu điểm như giúp trang trí nhà cửa, điều chế thuốc chữa bệnh, pha trà… loại cây cảnh này được nhiều người yêu thích và mua về trồng trong nhà.
Với vẻ ngoài bắt mắt, lá cây xanh tươi quanh năm và mùi thơm nồng nàn dễ chịu, sẽ không quá lời nếu nói cây ngâu là một trong những cây cảnh được nhiều người yêu thích và mang về trồng trong nhà. Cây ngây là loại thân gỗ, có chiều cao từ 1 đến 3m, mọc thành bụi và nổi bật với những tán tròn, lá dạng kép mọc xen kẽ nhau.
Khi nở hoa, chúng thường có màu vàng với kích cỡ khá nhỏ, thường chỉ khoảng 2m. Ngoài ra, những bông hoa này sẽ kết thành các chùm dài từ 5 đến 10cm và “thu hút” mọi người có hương thơm nồng nàn, dễ chịu. Mặc dù hoa ngây có thể nở nhiều lần trong năm nhưng thời điểm nở rộ nhất có lẽ là từ tháng 4 đến tháng 9, sau khi những trận mưa rào ập đến.
Ngâu là một trong những cây cảnh được nhiều người yêu thích và mang về trồng trong nhà.
Không chỉ được sử dụng để làm cảnh nhờ hình dáng độc đáo, mùi thơm dễ chịu…, cây ngâu còn mang theo ý nghĩa tốt lành trong phong thuỷ như giúp gia chủ xua đuổi vận xui, những điều không may mắn và mang theo vượng khí, phúc lành vào nhà.
Đặc biệt, cây ngâu với cành lá sum suê và sức sống dẻo dai, mãnh liệt được mong rằng sẽ mang đến cho gia đình cuộc sống nhiều may mắn, thu hút tiền bạc vào nhà và giúp gia chủ bình an, làm gì cũng thuận buồm xuôi gió. Có lẽ vì thế mà người ta thích trồng cây ngâu ngoài sân vườn, vừa tô điểm không gian sống vừa mang theo điềm lành vào cửa.
Video đang HOT
Trồng cây ngâu ngoài sân vườn, vừa tô điểm không gian sống vừa mang theo điềm lành vào cửa.
Ngoài ra, hoa ngây còn có nhiều tác dụng khác như: hoa ngâu khi chín có thể mang đi phơi sấy rồi ướp trà và ngon không kém hoa nhài, hoa sen…; ướp quần áo bằng hoa ngâu khô để có mùi thơm thoang thoảng… Trong Đông ý, hoa ngâu là nguyên liệu có vị cay và nhiều tác dụng như làm sạch phổi, giải rượu, điều trị hen suyễn, váng đầu, vàng da… và giúp thư giãn đầu óc. Còn với lá và cành hoa ngâu, bạn có thể dùng để chữa trị thấp khớp hay, sưng độc hoặc lá mang đi nấu nước để chữa bệnh ghẻ.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây ngâu
- Vì cây ngâu ít khi đậu quả nên bạn khó có thể trồng cây bằng phương pháp gieo hạt. Cách phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất để trồng loại cây này là giâm cành. Đầu tiên, bạn nên chọn những cành chắc khỏe với độ dài từ 15 đến 20cm. Sau khi đã tỉa bớt lá ở dưới cành thì mang ngâm trong dung dịch kích rễ khoảng 2 tiếng rồi mới cắm vào bầu đất. Tiếp đó, tưới đẫm nước và đặt cây ở nơi thoáng mát. Chờ đến khi cây phát triển với chiều cao 30-50 cm thì xé bỏ bầu đất và mang trồng ở nơi mong muốn.
Ngâu là cây cảnh ưa môi trường nhiều nắng và không chịu được bóng râm nên bạn cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho chúng.
- Khi chọn đất trồng ngâu, bạn nên tìm loại đất chua, thoáng khí tốt, tơi xốp và có khả năng thoát nước cao. Nếu trồng cây ngâu trong các chậu cảnh, bạn nên thường xuyên xới đất để đất lúc nào cũng tơi xốp.
- Vì ngâu là cây cảnh ưa môi trường nhiều nắng và không chịu được bóng râm nên bạn cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây. Nếu không đủ ánh sáng, cành và lá cây ngâu thường dài ra, vừa ít nở hoa vừa không có mùi thơm.
- Cây ngâu thuộc nhóm dễ chăm sóc nhưng bạn vẫn nên chú ý phun thuốc sâu vì cây có thể mắc phải các bệnh như bọ rầy, rệp, sâu đục thân… Tuy nhiên, khi cây ngâu bắt đầu ra hoa thì bạn cần hạn chế phun thuốc vì có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như mùi thơm đặc trưng của chúng.
Tinh tế với phong cách chuyển tiếp
Không quá phô trương, cũng chẳng quá hoài cổ, với sự kết hợp thú vị của phong cách chuyển tiếp (transitional style), không gian sống sẽ được cân bằng giữa quá khứ với hiện thực, giữa truyền thống và đương đại.
Các vật liệu từ mây, gỗ, da tạo nên dấu vết thời gian ấn tượng. Ảnh: Văn Trưởng
Theo kiến trúc sư (KTS) Công Thịnh, không chỉ dung hòa, tạo nên sự mạch lạc hoàn hảo giữa phong cách hiện đại và truyền thống, transitional style còn mang đến không gian gần gũi, ấm áp nhưng vẫn không kém phần tinh tế cho ngôi nhà.
KTS Công Thịnh cho biết: "Phong cách này ngày càng được yêu chuộng, nhất là sau đại dịch. Lý do là vì nhiều người mong muốn kết nối với ngôi nhà, nơi mang lại sự bình yên sau những biến cố. Chính cảm giác an toàn gắn bó với ký ức và tuổi thơ là điều mà nhiều người hướng đến".
Với phong cách chuyển tiếp, quan trọng nhất là sự hài hòa của tổng thể màu sắc, kiến trúc và các sản phẩm nội thất. Trong đó, lựa chọn mang đến hiệu quả thị giác tốt nhất là các gam màu trung tính như xám, be, màu trắng ngà, màu kem, màu ghi. Sự tập trung vào những màu sắc trầm tĩnh này đã tạo nên lớp nền cần thiết để vừa mang đến sự trong trẻo và mới mẻ, vừa phô bật được những đường nét hoàn hảo trong kiến trúc, không gian và cả những sản phẩm nội thất đi kèm.
"Nhờ thế, trong transitional style, những đường cong tỉ mỉ của truyền thống và đường thẳng cá tính của thiết kế đương đại luôn có chỗ để phô bật vẻ đẹp của mình. Đó có thể là các ô cửa mái vòm, những mặt bàn với đường cong hoàn mỹ. Đó cũng có thể là các góc tường chỉn chu với viền cạnh thẳng đứng, sắc nét. Không chỉ được gia giảm, kết hợp hài hòa bởi màu sắc, chất liệu, sự kết nối, cân bằng giữa cái cũ và cái mới sẽ được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết. Đó chính là sức hấp dẫn và cũng là nét đẹp rất riêng của phong cách này", anh Thịnh cho biết thêm.
Lựa chọn phong cách chuyển tiếp cho căn nhà của mình, chị Hiền (TP. Huế) chia sẻ: "Đa phần đồ nội thất mà tôi sử dụng đều mang nét cổ điển nhưng vẫn được tân trang để không quá "lạc quẻ" trong không gian phòng khách, phòng ăn. Những vật dụng này gợi cho tôi nhớ đến không gian những năm 80, 90 của thế kỷ XX, khi mà cả gia đình còn quây quần cùng nhau trong ngôi nhà ba gian ấm cúng".
Cùng với sự tối giản, sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, tinh tế, công năng của đồ nội thất trong phong cách chuyển tiếp cũng đã có sự thay đổi để phù hợp với nhịp sống hiện đại. Không chỉ mang đến cảm giác an tâm cho gia chủ, phong cách chuyển tiếp còn tạo nên đời sống mới cho những đồ nội thất đã cũ. Đó cũng là tiêu chí "xanh", thân thiện với môi trường được đánh giá cao của kiến trúc đương đại.
Bởi thế, dù không kém phần thoải mái, tiện nghi, căn nhà của chị Hiền vẫn mang đến cảm giác gần gũi, thân thiết. Để tạo thêm chiều sâu cho ngôi nhà, cùng với những sản phẩm nội thất mang phong cách hoài cổ, các vật liệu khác như mây, tre, gốm, vải, da cũng đã được chị khéo léo lồng ghép vào không gian sống, từ đó tạo nên dấu ấn của thời gian, góp phần tôn lên vẻ đẹp và sự hài hòa của ngôi nhà.
Đơn giản nhưng sang trọng và tiện tích, sự kết hợp hoàn hảo giữa cái cũ và cái mới đã tạo nên nét đặc biệt của phong cách chuyển tiếp. So với phong cách truyền thống, transitional style còn tạo nên được sự thông thoáng cần thiết để mỗi không gian nhỏ dễ "thở" hơn mà vẫn không mất đi sự liền mạch, nhất quán. "Vì thế, transitional style là lựa chọn rất phù hợp với các gia đình thời hiện đại, khi mỗi thành viên giữ được sự riêng tư cần có nhưng không gian sinh hoạt chung vẫn vô cùng rộng mở, không gò bó", KTS. Công Thịnh chia sẻ.
Cách trang trí căn hộ có diện tích nhỏ Tạo các khu vực liên hoàn trong căn hộ của bạn cũng là một ý tưởng thông minh. Các món đồ nội thất như bàn làm việc, giá sách, quầy bar có thể đóng vai trò là vách ngăn phòng để giúp xác định các không gian khác nhau. Ảnh minh họa Quy hoạch không gian chính xác Đây là bước quan trọng...