Loại cây mọc dại rất tốt cho sức khỏe
Xương sông là cây gia vị mọc dại ở khắp vườn và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe người dùng.
Tôi được biết lá xương sông có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, hằng ngày, tôi chỉ dùng lá này làm các món ăn. Chuyên gia tư vấn giúp tôi nên sử dụng loại lá này như thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Xin cảm ơn! (Lệ Hà – Gia Lâm, Hà Nội).
Lương y Bùi Đắc Sáng – Hội Đông y Hà Nội tư vấn:
Lá xương sông là vị thuốc tốt trong y học dân gian. Cây mọc cao khoảng 1m. Cây có hiệu quả đối với các bệnh lý đường hô hấp, ho hen, viêm họng, phong tê thấp. Bộ phận dùng nhiều nhất là lá và thân cây, bạn có thể phơi khô dùng dần.
Trong 100g lá xương sông có 82,5g nước, 2g protein, 1,3g đường, 2,9g chất xơ, canxi, sắt, phốt pho, vitamin B1, B2, C. Lá còn chứa nhiều tinh dầu và các hợp chất khác. Đặc biệt, các thành phần methylthymol 44,9%, P-cymama (0,12%) có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, lá có vị đắng, tính ấm đi vào kinh vị phế đại trường, công dụng với vùng xương khớp đau, viêm tấy ở khớp. Bạn có thể lấy lá bó vào gối, khớp tay đau để qua đêm.
Người bị viêm họng dùng 5-10 lá xương sông, đập qua để giảm bớt tinh dầu rồi ngậm 5-7 ngày, giảm triệu chứng viêm amidan, ho rát cổ.
Video đang HOT
Trẻ nhỏ hay nôn trớ có thể dùng 2-3 lá xương sông, rửa sạch hấp cách thủy với mật ong và dùng ăn hằng ngày.
Sắc lá xương sông với hành hoa, hương phụ có tác dụng giải cảm. Người bị mẩn ngứa có thể lấy lá xương sông giã nhuyễn cùng lá khế và chua me đất dùng bã xoa ngoài chữa chứng nổi mẩn. Nước này cũng dùng trong trường hợp cảm, sốt cao.
Lá xương sông còn dùng cho trường hợp đầy bụng, khó tiêu. Bạn có thể kết hợp lá tía tô, xương sông và trần bì… đun nước nấu uống trong ngày. Lá rửa sạch phơi khô kết hợp hoàng liên ngâm rượu và bôi vào vùng răng đau.
Lưu ý nếu bạn dị ứng với thành phần nào của lá không nên dùng. Khi sử dụng, cần rửa sạch dưới vòi nước tránh ký sinh trùng, bụi bẩn. Bạn cần chọn những lá không quá già, không quá non để có tác dụng tốt nhất.
Nếu dùng lá xương sông xong có triệu chứng đau đầu, đau nặng hơn, bạn phải ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
Ăn 1 mớ rau ở quê mọc um tùm này tốt ngang 'vị thuốc quý'
Có một loại cây thường làm lá gia vị nhưng được ví như một vị thuốc với những tác dụng hữu hiệu trong điều trị cảm cúm, sổ mũi...nhưng ít ai hay.
Những lợi ích của lá xương sông
Nhắc đến lá xương sông ai cũng biết nhưng khi nói đến công dụng với sức khỏe chưa hẳn đã hay. Ở nước ta lá xương sông không chỉ được dùng như một loại gia vị phổ biến làm tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn, đông y cho rằng lá cây xương sông còn được dùng như một vị thuốc với những tác dụng hữu hiệu trong điều các bệnh đường hô hấp như trị cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, tê thấp...
Ở một số nơi lá cương sông còn có tên gọi rau húng ăn gỏi. Loại cây này có tên khoa học: Blumea lanceolaria (Roxb), thuộc họ Cúc Asteraceae.
Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm thuốc. Ảnh minh họa.
Trao đổi với Sức khỏe & Đời sống ThS.BS. Hoàng Khánh Toàn (Trưởng Khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) thì lá xương sông, còn gọi là xang sông, hoạt lộc thảo..., tên khoa học là Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce, là loại cây được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. Xương sông vị đắng cay, tính ấm, có công dụng trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa, thường được dùng để chữa cảm sốt, trúng phong hàn, cấm khẩu, ho suyễn, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng, mẩn ngứa...
- Chữa đầy bụng, khó tiêu: Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.
- Chữa viêm họng: Lấy 5-10 lá xương sông bánh tẻ. Giấm ăn 20-30ml. Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ (để giải phóng tinh dầu) rồi đem nhúng vào giấm để ngậm. Làm như vậy từ 5 - 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Bài thuốc này có tác dụng tốt với các chứng bệnh như viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng...
- Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ: Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá, mật ong 5 thìa con. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.
- Chữa thấp khớp: Chuẩn bị lá xương sông (liều lượng tùy theo mức tổn thương) giã nát, xào nóng, chườm lên vùng đau nhức hoặc viêm tấy. Nếu bó lá tại chỗ, để qua đêm càng tốt.
- Chữa ho: Lá xương sông, lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, cho tất cả vào hấp đường hoặc mật ong để ngậm. Bài thuốc này dùng chữa chứng ho thông thường do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản sẽ có kết quả tốt.
- Chữa đau nhức răng: Bạn cần tìm rễ xương sông sau đó rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, ngâm khoảng 10 ngày là có thể dùng dược, dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi.
Một số món ngon từ lá xương sông
Theo Đông y, lá xương sông tính ấm có tác dụng chữa tiêu đờm, trị ho. Món chả lá xương sông thơm ngon rất tốt cho người đang bị bệnh.
- Thịt bò gói xương sông: Nướng trên bếp. Ăn lá xương sông thường xuyên giúp giảm mỡ cao trong máu.
- Chả thịt rắn: Rắn, rau ngổ, lá xương sông và lá lốt. Rắn bỏ đầu, bỏ đuôi, lột da, bỏ hết tạng phủ, róc lấy thịt, băm vụn với rau ngổ và lá xương sông, vo viên, bọc lá xương sông hay lá lốt, nướng. Món này nên ăn nóng với các rau thơm khác. Trị phong thấp.
- Chả trai nướng: Để làm món ngon này bạn cần có thịt con trai băm với thịt heo, gói lá xương sông. Tiếp đó đi nướng. Có tác dụng tiêu thực, chống dị ứng, cải thiện tình trạng suy giảm tình dục.
Uống nước tía tô đỏ hay tía tô xanh tốt hơn? Tía tô là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của chung ta. Tía tô được trồng ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam người dân dùng tía tô như một loại gia vị và làm thuốc. Trong dân gian người ta phân biệt tía tô có hai loại: loại lá màu đỏ (Perilla ocymoides var.) và loại...