Loài cây lạ lùng, xấu xí nhất vương quốc thực vật chỉ có lá mà không có thân
Chỉ có hai chiếc lá mà mọc thành cả bụi cây trông xấu xí như quái vật, đây chính là loài thực vật lạ lùng nhất quả đất.
Bụi cây khô héo, rách nát này rất xứng đáng chiếm giữ một vị trí trong bảng xếp hạng những loài thực vật xấu xí nhất thế giới. Nhưng đừng coi thường vẻ bề ngoài sơ sài đó, bởi đây đồng thời cũng nằm trong số những loại cây lạ lùng và đặc biệt nhất “vương quốc thực vật”.
Không ai nghĩ loài cây xấu xí này lại là một trong những loài thực vật lạ lùng nhất trên trái đất.
Welwitschia Mirabilis chỉ mọc lên ở những vùng sa mạc khô cằn của Nambia và Angola. Loài cây này lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà thực vật học người Áo, tiến sĩ Friedrich Welwitsch.
Ông đã rất kinh ngạc khi nhận thấy điều lạ lùng của nó đến mức quỳ xuống và quan sát tỉ mỉ rất lâu, sợ rằng những gì đang chứng kiến chỉ là ảo tưởng.
Chúng sinh ra chỉ có duy nhất hai chiếc lá.
Sự bất thường của Welwitschia Mirabilis nằm ở chỗ chúng chỉ có hai lá – chỉ hai lá – và hệ thống thân, rễ. Hai lá này chính là hai lá gốc, được hình thành từ lúc cây còn non. Chiếc lá cứ thế phát triển theo tuổi đời của cây mà không bao giờ héo hay rụng. Lá trải rộng trên mặt đất rồi tách ra thành nhiều mảnh nhỏ, khiến ta có cảm tưởng đây là một bụi cây cành lá um tùm.
Nhiều cây có thể sống đến cả 1000 năm, thậm chí là 2000 năm trong điều kiện thời tiết sa mạc nắng nóng, không có lấy 1 giọt mưa.
Video đang HOT
Nhưng lại trông như một bụi cây cành lá um tùm.
Welwitschia Mirabilis cũng là một loài cây rất đơn độc. Nó thuộc nhóm thực vật phát triển mạnh vào thời kỳ khủng long cách đây 140 triệu năm. Theo thời gian, họ hàng của nó dần bị tuyệt chủng, chỉ còn lại giống cây lạ lùng này.
Welwitschia Mirabilis phát triển rất chậm, có thể đạt độ cao 1,5m so với mặt đất nhưng đa số đều thấp dưới 1m. Các lá phát triển trung bình từ 8 đến 15cm mỗi năm. Một cây ngàn năm tuổi có thể có lá dài tới 150m nhưng rất hiếm thấy trong tự nhiên. Một số loài của giống cây này chỉ có thể đạt chiều dài tối đa là 4m.
Khi lớn lên, hai chiếc lá gốc không héo hay rụng.
Lá của Welwitschia Mirabilis rất dày, khoảng 1,4 cm, giúp vùng đất dưới tán cây luôn mát mẻ và ẩm ướt, vốn là điều kiện thiết yếu để tồn tại trong sa mạc nóng bỏng. Do lượng mưa thất thường, cây phải hấp thụ nước từ sương mù ban đêm khi các dòng khí lạnh phía bắc dập tắt cái nóng ở sa mạc Namib. Do nguồn sống phụ thuộc vào sương mù nên loài thực vật này không thể tìm thấy trong khu vực cách bờ biển 100 km đổ lại.
Welwitschia Mirabilis là nguồn thực phẩm quan trọng cho những loài động vật sinh sống trên sa mạc như dê rừng, ngựa vằn, tê giác đến trong thời gian hạn hán khắc nghiệt. Loài cây này cũng cung cấp bóng râm cho những động vật nhỏ như rắn và thằn lằn.
Chúng trải rộng trên mặt đất và tách ra thành nhiều mảnh nhỏ.
Đây được cho là giống cây còn sót lại từ kỷ Jura.
Tổ tiên của loài cây này đã sinh sống từ thời khủng long cách đây 140 triệu năm.
Nhiều cây có tuổi thọ lên tới 1000 năm tuổi dù rất hiếm.
Hiện nay, loài cây này đang là điểm thu hút khách du lịch đến với các khu bảo tồn quốc gia. (Nguồn: Amusing Planet)
Theo Linh Lan / Trí Thức Trẻ
Trung Quốc: Phát hiện cây hóa thạch dài 56m phá kỉ lục thế giới?
Cây hóa thạch được hình thành từ những cái cây đã chết từ hàng trăm triệu năm trước, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
Cây hóa thạch dài 56m ở Trung Quốc.
Một công viên sinh thái ở tây bắc Trung Quốc đang hy vọng thân cây hóa thạch dài 56m sẽ được sách kỉ lục thế giới Guinness công nhận.
Phần gỗ hóa thạch được tìm thấy tại Vườn quốc gia Tân Cương Cổ đại, dự kiến sẽ vượt qua kỷ lục hiện nay dài 38m, cũng được khai quật ở Tân Cương, China News Service đưa tin.
Gỗ hóa thạch, hay còn được gọi là cây hóa đá, là một loại hóa thạch hình thành từ cây đã chết. Nó được tạo ra khi thực vật bị chôn vùi dưới trầm tích và nhờ đó không bị phân hủy.
Thành phần hữu cơ của cây dần được thay thế bằng các khoáng chất sau hàng trăm triệu năm. Nhiều mảnh gỗ hóa thạch đã được tìm thấy ở Tân Cương.
Phần gỗ hóa thạch được tìm thấy tại Vườn quốc gia Tân Cương Cổ đại, dự kiến sẽ vượt qua kỷ lục hiện nay dài 38m.
Thân cây hóa thạch dài nhất được công nhận hiện đang được trưng bày trong một bảo tàng của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Chính quyền địa phương và các địa điểm du lịch Trung Quốc đều mong muốn thiết lập kỉ lục trong sách Guinness, vì đây là một cách tuyên truyền và thu hút khách du lịch.
Tháng 7, một ngôi làng ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc đã được công nhận là nơi có đầm sen lớn nhất thế giới, rộng tới 1,08 km vuông.
Năm ngoái, một thang máy cao 326 mét, được xây dựng bên cạnh một vách đá tại công viên rừng quốc gia Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam, đã chính thức được công nhận bởi sách kỉ lục Guinness như thang máy ngoài trời cao nhất thế giới.
Theo Dân Việt
Những cái cây với hình dáng kỳ lạ không thể hiểu nổi Có thể đây là lần đầu tiên bạn được nhìn thấy những cái cây có hình dáng lạ như thế này. Axel Erlandson là một nông dân người Mỹ gốc Thụy Điển. Ông nảy ra ý tưởng tạo dáng cho cây thành các tác phẩm nghệ thuật vào năm 1901 ở California. Bộ sưu tập cây của ông nay đã cao lớn thành...