Loại cây chỉ để cho lợn ăn nhưng có tác dụng chữa bệnh thần kỳ
Qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả.
Gần đây, các loại rau dại, quả dại ở Việt Nam trở nên có giá, được bán siêu đắt và được coi là những loại siêu thực phẩm, có công dụng tốt cho sức khỏe. Trong số đó, không thể không kể tới bèo cái (phù bình).
Bèo cái là thủy sinh nổi, thân đâm chồi, mang các nhánh ngắn, có lá mọc chụm lại. Lá màu lục tươi. Có nhiều lông như nhung và không thấm nước.
Vậy, bèo cái có công dụng như thế nào, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội sẽ giải đáp điều này.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, từ xưa nay, cây bèo cái dù được trồng phổ biến ở nước ta nhưng chủ yếu dùng làm thức ăn cho vật nuôi, không phải để làm thuốc.
Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả.
“Cũng cần phải phân biệt bèo cái với các loại bèo khác, bởi chỉ mình bèo cái mới được xác định có công dụng trị bệnh”, lương y Vũ Quốc Trung.
Qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả.
Công dụng của bèo cái có thể được kể đến như sau:
Video đang HOT
Tác dụng chữa sưng tấy hiệu quả
Theo lương y Vũ Quốc Trung, mọi người có thể hái một nắm bèo cái rửa sạch, giã nát, thêm một ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy. Khi khô lại thay miếng đắp khác, ngày thay 2 hay 3 lần.
Với cách chữa này, vết tấy sẽ rút rất nhanh, nếu chưa mưng mủ thì sẽ tan, nếu đã mưng mủ rồi thì thời gian mưng mủ được rút ngắn, chóng vỡ.
Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa
Thường dùng bèo cái phơi khô, sao, sắc nước uống mỗi ngày 10 – 20g. Có thể nấu nước rửa mụn nhọt, nơi mẩn ngứa. Có người dùng tươi giã nát vắt lấy nước, pha với xirô uống chữa hen. Có khi còn nấu với cơm nếp làm thuốc trị hen.
Làm đẹp da, tiêu độc, chống dị ứng
Trong Đông y, bèo cái còn được gọi bằng tên phù bình, vị cay, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc, trị ngứa, chống dị ứng… Người Nhật xem đây như vị thuốc quý giúp làm đẹp da.
Ngoài công dụng chính thường dùng trị dị ứng, phụ nữ Nhật có một bài thuốc làm đẹp rất hay từ cây bèo cái là thu hái về, cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô rồi tán nhỏ. Sau đó pha với một chút giấm và đắp hỗn hợp này lên mặt để làm trắng, mịn da.
Hay đơn giản hơn là lấy bèo cái tươi giã nát đắp lên mặt để trị mụn trứng cá…Người bị lang ben cũng có thể nấu sôi bèo cái lấy nước để tắm hay xát lá bèo lên vết lang ben, làm như thế nhiều lần sẽ hết bệnh.
Bèo cái tươi 100g cắt bỏ rễ, bỏ lá vàng, rửa nhiều lần bằng nước lã cho thật sạch, cuối cùng có thể rửa thêm một lần bằng nước muối loãng. Vẩy cho ráo nước, giã nhỏ trong cối, vắt lấy nước, thêm nước lọc và xirô chanh cho vừa đủ ngọt và đủ 100ml.
Ngày có thể uống 2 lần, mỗi lần một liều như trên. Thường sau khi uống 10 ngày cơn hen suyễn đã bớt, uống liên tục trong vòng 2 tháng có khi tới 3 tháng.
Khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút, nhưng sau quen dần và hết ngứa…
Theo Diệu Thu
Dân Việt
Trà gừng tốt cho sức khỏe ra sao?
Gừng có nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là nó có thể làm giảm thiểu nhiều triệu chứng đau trong cơ thể, theo Prevention.
Ảnh: shutterstock
Buồn nôn: Một tách trà gừng có thể giúp hóa giải cơn đau bụng, hoặc bụng khó chịu vào buổi sáng. Những người có tiền sử bị say tàu xe nên uống một tách trà gừng trước khi lên xe hoặc lên máy bay.
Hỗ trợ tiêu hóa: Trà gừng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, gián tiếp làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, ngăn ngừa việc ợ chua cũng như tăng khẩu vị bằng cách tăng cường tiết a xít gastric.
Giảm viêm: Gừng có thể làm chất chống viêm. Khi dùng với trà, nó hỗ trợ chữa bệnh thấp khớp và các chứng viêm khớp khác. Uống trà gừng cũng giúp giảm sưng tấy ở các cơ và khớp.
Chữa hen suyễn: Trà gừng có lợi cho những người mắc chứng hen suyễn. Gừng có thể làm loãng đờm và làm phổi giãn ra, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuần hoàn máu: Gừng chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho việc tăng cường tuần hoàn máu. Về lâu dài, trà gừng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch.
Giảm đau bụng kinh: Nếu bạn đang vật vã với cơn đau bụng kinh, hãy thử thấm ướt một cái khăn với trà gừng nóng và đặt lên bụng.
Giảm stress: Mùi thơm của gừng có thể giúp đầu óc thư giãn. Nhiều nghiên cứu cho thấy uống trà gừng kích thích sự phấn chấn vui vẻ, đẩy lùi cảm giác mệt mỏi.
Tăng cường miễn dịch: Gừng chứa nhiều chất chống ô xy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Không chỉ làm giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, gừng cũng giúp tim khỏe hơn bằng cách giảm lượng mỡ thừa bám trên động mạch.
Giảm cân: Gừng có thể giúp giảm cân bằng nhiều cách. Đầu tiên là nó đốt cháy lượng mỡ thừa, tiếp đến giúp no lâu hơn.
Tăng khả năng sinh sản: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra gừng có thể giúp tăng khả năng sinh sản của nam giới cũng như chất lượng tinh trùng. Thêm vào đó, nó có thể giúp cải thiện chứng rối loạn cương dương và được dùng như một loại viagra tự nhiên nếu sử dụng hằng ngày.
Hạ Yên
Thao Thanhnien
14 lợi ích nên biết của lá bạc hà Bạc hà, loại thảo mộc phổ biến, thường là thành phần trong kẹo cao su, kẹo hoặc trà, hoặc được sử dụng để làm gia vị. Ảnh: Shutterstock Vượt xa thành phần có trong thực phẩm này, nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây là những lợi ích sức khỏe của lá bạc hà mà bạn nên biết, theo fitnesãspowerclub. Chữa...