Loài cá tạp ít ai để ý, nhưng trong bụng lại chứa một thứ quý như vàng, làm thành món ăn xa xỉ
Cá đối xám thường ít được để ý vì nhiều người coi là cá tạp, tuy nhiên trứng cá đối xám lại có giá trị rất cao, được ngư dân gọi là “vàng xám”.
Người ta thu hoạch trứng cá đối để sản xuất trứng muối, và sau rất nhiều công đoạn, trứng cá đã trở thành một món ăn vô cùng xa xỉ.
Cá đối xám ít ai để ý, nhưng trong bụng lại chứa một thứ quý như vàng: Trứng cá
Cá đối xám là một loài cá ven biển phân bố trên toàn thế giới, sinh sản ngoài khơi, sử dụng môi trường nước lợ và cửa sông làm môi trường ương. Giai đoạn ấu trùng ban đầu phân tán thụ động bằng cách trôi theo dòng chảy đại dương, sau đó di chuyển vào bờ ở giai đoạn ấu trùng. Sau khoảng một tháng sống ở biển, cá con sinh sống ở các ao, đầm, cửa sông ven biển.
Các cá thể trưởng thành di cư trở lại biển, nơi chúng phân bố ở nhiều thủy vực khác nhau, phạm vi có thể dao động từ 32 đến 700 km.
Cá đối không chỉ có chất lượng thịt thơm ngon mà còn được nhiều nơi nuôi để khai thác trứng.
Theo FAO, tổng sản lượng của cá đối trong nuôi trồng thủy sản là 2,6% trong tổng sản lượng thủy sản biển. Cá đối xám là một loài ứng cử viên tuyệt vời cho cả nuôi đơn và nuôi ghép, chúng thường được nuôi trong nuôi thâm canh và bán thâm canh ở biển, nước lợ và nước ngọt.
Ở nhiều nơi trên thế giới, nhu cầu trứng cá đối ngày càng tăng đã nâng cao giá trị thương mại của loài cá này, trong đó giá trị nhất chính là trứng cá muối. Thậm chí, trứng cá đối muối còn được gọi là “vàng xám” vì có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein và chất béo.
Với quy trình chế biến cầu kỳ, nhiều công đoạn, món trứng cá đối được người dân Đài Loan, Nhật Bản đưa vào danh sách “mỹ thực” xa xỉ. Trung bình một kg trứng cá đối có giá hơn 2.000 NDT (khoảng 6-7 triệu đồng). Tuy đắt đỏ nhưng trứng cá đối lại là món ăn đặc sản không thể thiếu đối với nhiều người Đài Loan vào dịp Tết.
Trứng cá đối trở thành món ăn xa xỉ vì quy trình chế biến cầu kì, giàu giá trị dinh dưỡng. Ảnh: dulichvietnam
Ở Đài Loan, kỹ thuật chế biến trứng cá đối đã có lịch sử hơn 100 năm, với rất nhiều bước chế biến cầu kỳ, phức tạp. Trong quá trình chế biến đòi hỏi người làm phải hết sức cẩn thận.
Món trứng cá đối Đài Loan thường được làm từ trứng cá đối cái, người ta sẽ phải chọn những con cá đối cái đủ lớn và trứng đủ nhiều để khai thác.
Video đang HOT
Các loài cá đối phân bố chủ yếu trong các vùng duyên hải nhiệt đới và ôn đới. Ảnh: Wikipedia
Sau khi lấy, trứng sẽ được mang đi rửa sạch và trải qua một quy trình chế biến phức tạp, bao gồm ướp muối, khử muối, ép trứng và sấy khô. Tùy thuộc khối lượng trứng mà người ta sẽ sử dụng lượng muối phù hợp.
Quá trình này diễn ra trong vòng 1 tuần, sau đó trứng cá đối sẽ được mang đi định hình, phơi nắng. Có đến khoảng hơn 40 công đoạn chế biến khác nhau, mới tạo nên được món trứng cá đối thành phẩm. Chất lượng của món ăn này được đánh giá qua hương vị và hình thức.
Trứng cá đối xám trở thành món ăn được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới.
Chính bởi sự cầu kỳ trong quy trình chế biến, mà món trứng cá đối Đài Loan trở thành đặc sản hiếm có, được người dân tại đây vô cùng yêu thích.
Không riêng gì Đài Loan, mà trứng cá đối xám cũng trở thành món ăn đặc sản trên khắp thế giới, chẳng hạn như avgotaraho của Hy Lạp, eoran của Hàn Quốc, karasumi của Nhật Bản, bottomarga của Ý, Haviar của Thổ Nhĩ Kỳ và batarekh của Ai Cập.
Ở Ai Cập, cá được ướp muối, sấy khô và ngâm để làm fesikh. Ngoài ra, ở bờ biển Tây Bắc Florida và Alabama, loài cá đối xám còn là đặc sản của các nhà hàng hải sản. Cá đối chiên là phổ biến nhất, nhưng người ta cũng thích cá đối hun khói, nướng và đóng hộp.
Hiện nay, cá đối xám đã được cho sản xuất giống thành công ở quy mô thương mại tại Ấn Độ. Những con cá này sẽ được nuôi trong các trang trại và được sử dụng để làm cá bố mẹ F1, sau đó chúng sẽ được nhân giống và sản xuất giống tiếp theo.
Khánh Hòa: Nuôi con gì ngoài biển, khách du lịch kéo ra xem, đến giờ ăn ai "trúng số" thấy ngọc quý thì được hưởng?
Ở Khánh Hòa, lâu nay các cơ sở nuôi các loài nhuyễn thể như hàu, ốc hương, sò lụa, trai chủ yếu là để lấy thịt.
Tuy nhiên, mới đây Công ty TNHH Hàu Thái Bình Dương Nha Trang đang chuyển hướng nuôi trai lấy ngọc kết hợp phục vụ du lịch...
Triển vọng làm du lịch từ mô hình nuôi trai lấy ngọc
Chừng 15 phút rời bến tại thôn Cát Lợi (phương Vĩnh Lương, TP Nha Trang), thuyền máy đã đưa chúng tôi đến khu vực nuôi trồng thủy sản trên đầm Nha Phu của Công ty TNHH Hàu Thái Bình Dương Nha Trang. Từ xa, thấp thoáng những bè nuôi san sát, những phao nuôi nhuyễn thể dày đặc...
Bè nuôi trai trên đầm Nha Phu của công ty ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Trên chiếc bè kiên cố, ông Hà Đăng Khoa - Giám đốc công ty chia sẻ: Công ty nuôi trai khá lâu nhưng để lấy ngọc thì công ty cũng chỉ mới làm chừng 2-3 năm.
Đơn vị đã cung cấp hàng triệu con giống/năm cho Công ty Cổ phần Ngọc trai Hạ Long (Quảng Ninh) để sản xuất trai ngọc.
Gần đây, trước tình hình tiêu thụ sản phẩm gặp khó, đơn vị kết hợp ẩm thực với du lịch để thu hút khách tham quan nên đề xuất với đơn vị bạn cử cán bộ vào chuyển giao kỹ thuật cấy ghép ngọc trai.
Theo ông Khoa, kiểu làm du lịch của công ty cũng có nét mới. Du khách lên bè được dẫn đi trải nghiệm cách nuôi các loài nhuyễn thể, nuôi trai ngọc, xem cách thức cấy trai ngọc...
Đến giờ ăn, du khách có thể thưởng thức gọi các món hải sản trên bè đều có. Quý khách có thể gọi món trai nuôi lấy ngọc.
Nếu may mắn đĩa trai có ngọc thì khách được hưởng như một kiểu vui chơi có thưởng. "Trai là món hải sản cực kỳ ngon, ngọt, thơm. Du khách có thể tận hưởng thiên nhiên trên bè, thưởng thức các món ăn ngon và nhận ngọc thật từ sự thơm thảo, hiếu khách của công ty", ông Khoa nói.
Cấy ngọc cho trai...
Dẫn chúng tôi ra bè, Kỹ sư Nguyễn Thị Linh Na - kỹ thuật viên công ty chia sẻ: Quá trình nuôi 1 con trai cấy ngọc và nuôi ngọc bắt đầu từ việc nhân giống con trai sinh sản ra ấu trùng và nuôi dưỡng ấu trùng đó trong phòng thí nghiệm.
Trai lớn dần, khi đạt kích cỡ 1-2 mm thì thả xuống biển và đặt trong các lồng đặc dụng bằng lưới lan kích cỡ phù hợp.
Định kỳ vệ sinh, san thưa để trai phát triển nhanh, đạt kích cỡ cấy ngọc. Trai 8 tháng tuổi đủ điều kiện cấy ngọc.
Trai được cấy nhân ngọc vào màng áo, sau đó nuôi dưỡng ổn định và đưa trở lại xuống biển. Tùy theo điều kiện thời tiết, chừng 2 năm sau là có thể thu hoạch ngọc. Tỷ lệ đào thải cấy ngọc khoảng 50%.
Công đoạn cấy ngọc cho trai.
Để phục vụ du lịch trải nghiệm, công ty đã tiến hành cấy ngọc trai từ 2 năm trước, số lượng 2 vạn con. Hiện nay số trai này đã đạt kích cỡ thu hoạch ngọc trai. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã chuẩn bị nhà bè làm nơi phục vụ ẩm thực kiên cố, có nơi nghỉ lại cho khách tham quan.
Bậc thầy nhuyễn thể
Ông Khoa kể về cơ duyên đến với nghề nuôi biển Khánh Hòa. Ông vốn làm việc tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, gắn bó đối tượng nhuyễn thể ở vùng nuôi các tỉnh Đông Bắc Bộ như: Quảng Ninh, Hải Phòng...
Năm 2012, ông nghỉ việc vào Khánh Hòa lập nghiệp, mở công ty. Những ngày đầu rất gian nan. Bà con nuôi trồng thủy sản trong vùng chỉ quen nuôi cá, không quen nuôi hàu nên việc vận động rất khó, công ty phải tập huấn, chuyển giao, cung cấp giống miễn phí...
Thưởng thức trai... có thưởng.
Sau thời gian khó, nghề nuôi nhuyễn thể tại Khánh Hòa đã ổn định giúp bà con có thu nhập khá. Chỉ tính riêng khu vực đầm Nha Phu sản lượng hàu đã lên tới 1.000 tấn/năm. Công ty có 12ha nuôi, trong đó nuôi bè 1,5ha, nuôi dây hơn 10ha, sản lượng 200 tấn/đợt.
Bên cạnh đó, gần đây đơn vị phát triển tu hài. Hiện nay, quy mô nuôi 3 vạn rổ tu hài, sản lượng 10 tấn con tu hài/năm.
Công ty xây dựng được 3 trại giống nhuyễn thể tại Vĩnh Lương (Nha Trang), Ninh Ích (Ninh Hòa) và đầm Nha Phu. Tổng dung tích bể 100-200m3/trại.
Hôm chúng tôi đến thăm vùng nuôi gặp 1 số thương lái đến từ Vạn Ninh. Họ ngỏ ý thu mua hàu của công ty để phục vụ nghề nuôi tôm hùm công nghiệp trên vịnh Vân Phong. Bởi, đây là loại thức ăn thích hợp cho tôm hùm, tăng trọng nhanh.
Dưới hình thức này, Công ty chỉ cần nuôi 2 tháng là có thể xuất bán hàu con với giá 10 ngàn đồng/kg; nuôi đủ 4-6 tháng thì xuất bán hàu lớn với giá 20-27 ngàn đồng/kg.
Trong năm 2021, đơn vị đã xuất bán hơn 200 tấn hàu nhỏ và 30 tấn hàu lớn. Ông Nguyễn Xuân Hòa (Vạn Thạnh, Vạn Ninh) cho biết, ông đã từng đi nhiều nơi và quen biết với nhiều nông dân, thương lái các tỉnh, thành, trong đó có vùng biển Đông Bắc Bộ.
Họ đều biết ông Khoa và gọi ông dưới cái tên trìu mến: "thầy Khoa". Bởi ông Khoa có 1 thời lăn lộn với phong trào nuôi nhuyễn thể vùng này và rất am hiểu về đối tượng nhuyễn thể...
Hy vọng cách làm mới của công ty sẽ tạo bước đột phá trong kinh doanh khi bối cảnh ngành du lịch còn nhiều khó khăn.
TT-Huế: Nuôi con đặc sản không biết chạy ở ao đầm bỏ hoang, ai ngờ lại thu tiền tỷ Thành công mô hình nuôi ốc hương mở ra cơ hội mới cho nuôi trồng thủy sản trên vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế) khi nuôi tôm chân trắng nhiều rủi ro, bấp bênh. Gần hai mươi năm phát triển, nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ven biển Ngũ Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã khẳng định hướng đi phù...