Loài cá săn mồi bằng cần câu
Với bộ hàm hung tợn và chiếc “ cần câu” tự nhiên trên đầu, cá Wolftrap được mệnh danh là “quái vật” của đại dương.
Cá cần câu hay cá Wolftrap (Anglerfishes) thuộc họ cá xương Lophiiformes. Ảnh:bizarbin.com.
Chúng sinh sống tại các vùng nước sâu thuộc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Ảnh: nationalgeographic.com.
Loài này có màu sắc đa dạng, từ tro xám tới nâu sậm và có chiều dài cơ thể từ 20 cm tới 100 cm. Ảnh: lastown.com.
Cá cần câu sở hữu thân hình kỳ dị với chiếc đầu “ngoại cỡ”, hàm trên lớn bất thường và có thể gập xuống để ngậm trọn hàm dưới. Ảnh:thefeaturedcreature.com.
Video đang HOT
Chúng được xem là một trong những loài “quái vật” của biển cả. Ảnh: ru-wallp.com.
Bộ hàm với những chiêc răng nanh sắc nhọn cũng là vũ khí lợi hại của cá Wolftrap khi săn mồi. Ảnh: tumblr.com.
Ngoài ra, chúng cũng gây sự chú ý đặc biệt nhờ chiếc “cần câu” tự nhiên trên đỉnh đầu. Ảnh: wikispaces.com.
Chiếc “cần câu” của cá Wolftrap khiến con mồi tự lao vào miệng chúng. Ảnh:blogspot.com.
Thân hình xấu xí chính là lợi thế của cá Wolftrap, giúp chúng ẩn nấp và chờ đợi con mồi tự sa vào miệng. Ảnh: blogspot.com.
Do hàm và dạ dày có khả năng tự giãn nở, cá cần câu có thể tiêu hóa được con mồi lớn gấp đôi cơ thể chúng. Ảnh: fineartamerica.com.
Theo VnExpress
Phát hiện loài cá hút máu như đỉa
Với giác bám lởm chởm, nó cắn chặt và hút hết chất dinh dưỡng từ cơ thể con mồi.
Các nhân viên bảo vệ động vật hoang dã ở hồ Michigan (Mỹ) đã phải thả thuốc độc xuống những con suối trong khu vực để giết chết loài cá 'ma cà rồng' này.
Nguyên nhân là do chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và tạo ra nguy cơ mất cân bằng sinh thái khi tiêu diệt rất nhiều loài cá khác.
Loài cá hút máu này khi trưởng thành có độ dài từ 60 - 90cm, chúng hoạt động tương tự như loại đỉa.
Với cái miệng có nhiều giác bám và hàm răng sắc nhọn, chúng cắm chặt vào vật chủ và hút máu, chất dinh dưỡng đến khi con mồi chết hoặc kiệt sức.
Mặc dù có nguồn gốc từ Đại Tây Dương nhưng qua nhiều đường vận chuyển, chúng đã tới được vùng hồ Michigan.
Những năm 1940 của thế kỷ trước, loài cá nguy hiểm này đã từng là nỗi ám ảnh cho các đàn cá hồi trong hồ và ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch, thể thao trong vùng.
Kể từ đó đến nay, sau 50 năm, cuộc chiến của các cơ quan với loài cá hút máu này đã tiêu tốn khoảng 400 triệu USD.
Đến nay, số lượng loài cá này đã giảm khoảng 90% so với thời điểm năm 1950.
Các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu loại chất độc chỉ giết chết loài cá sát thủ này mà không ảnh hưởng đến loài khác.
Theo các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu Cá và Động vật hoang dã Mỹ, bây giờ là thời điểm thích hợp để tiêu diệt bởi chúng mới ở dạng ấu trùng rất dễ bị nhiễm thuốc độc.
Tuy nhiên, việc này chỉ phải lặp lại sau 3 - 5 năm và chất độc được sử dụng cũng dễ phân hủy, không ảnh hưởng đến loài cá khác nên không gây mất cân bằng sinh thái.
Theo VTC
Loài cá lạ "có mũi" giống hệt người Loài cá này có khuôn mặt khá giống người, đặc biệt sở hữu "chiếc mũi" to khác thường và còn có khả năng thay đổi màu sắc cơ thể. Loài cá Naso brevirostris có khuôn mặt khá giống người, với "chiếc mũi" khác thường Đó là loài cá lạ có tên khoa học Naso brevirostris, mới xuất hiện gần đây tại SeaLife Centre,...