Loài cá nào lớn nhất đại dương?
Một cuộc khảo sát kéo dài hàng thập kỷ về các loài động vật sống trong lòng đại dương cho thấy cá mập voi là loài cá lớn nhất thế giới. Những con cá mập voi lớn nhất của loài này là cá mập voi cái.
Cá mập voi là loài cá lớn nhất thế giới.
Các nhà khoa học đã thực hiện các phép đo kích thước và theo dõi tốc độ phát triển của cá mập voi đực và cá mập voi cái. Dữ liệu cho thấy con đực phát triển sớm hơn, nhưng lại ngắn hơn cá cái.
Trong khi đó, cá mập voi cái phát triển chậm hơn, nhưng chúng phát triển trong suốt tuổi trưởng thành, cuối cùng vượt qua con đực. Cá mập voi cái dài trung bình lên tới hơn 13m.
Từ năm 2009 đến 2019, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một cặp camera dưới nước để theo dõi sự phát triển của 54 con cá mập voi dọc theo rạn san hô Ningaloo ở Tây Úc. Họ đã sử dụng các mẫu đốm độc đáo trên lưng các con cá mập voi để xác định và theo dõi từng con cá.
Trong quá trình nghiên cứu kéo dài hàng thập kỷ, hai camera đã ghi lại hàng nghìn phép đo của cá mập voi.
Theo các nhà sinh vật học, có một lời giải thích đơn giản cho kích thước khổng lồ của cá mập voi cái đó là do chúng sinh ra rất nhiều con.
Mark Meekan, nhà sinh vật học về cá tại Viện Khoa học Biển Úc cho biết: “Chỉ có một con cá mập voi đang mang thai được tìm thấy và nó có tới 300 con bên trong. Đó là một con số đáng chú ý, hầu hết cá mập voi sẽ chỉ có khoảng từ 2 đến một 12 con”.
Hiện tại, cá mập voi vẫn bị đe dọa bởi vấn nạn đánh bắt cá và tấn công tàu có chủ đích. Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện của họ chỉ ra tầm quan trọng trong các nỗ lực bảo tồn mạnh mẽ loài này.
“Nếu bạn là một loài động vật phát triển rất chậm và bạn phải mất 30 năm hoặc hơn để trưởng thành, thì khả năng xảy ra thảm họa trước khi bạn có cơ hội sinh sản là khá cao”, Meekan nói.
Những phát hiện mới nhất cũng giải thích lý do tại sao các nhà sinh vật học thường xuyên tìm thấy những đàn cá mập voi đực lớn ở vùng nhiệt đới.
Đầu năm nay, Meekan và các nhà nghiên cứu khác cũng đã công bố một nghiên cứu ước tính tuổi của cá mập voi bằng cách sử dụng tốc độ tăng trưởng vòng của động vật có xương sống. Phát hiện của họ cho thấy cá mập voi có thể sống tới 50 năm.
Hồ nào trên thế giới bị sét đánh nhiều nhất, trung bình 1,2 triệu lần mỗi năm?
1. Hồ nào sau đây trên thế giới bị sét đánh nhiều nhất trong năm?
Video đang HOT
A. Hồ Maracaibo
Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo sách "Kỷ lục Guinness thế giới", hồ Maracaibo bị sét đánh nhiều nhất thế giới với trung bình 1,2 triệu lần/năm. Cao điểm mùa mưa vào tháng 10, hồ Maracaibo có thể hứng 28 cú sét trong một phút. Do đó, nơi này còn có tên gọi khác là "Dòng sông hứng lửa từ trời".
B. Hồ Michigan
C. Hồ Tanganyika
2. Hồ bị sét đánh nhiều nhất nằm ở nước nào?
A. Mỹ
B. Anh
C. Venezuela
Câu trả lời đúng là đáp án C: Và điều đó được chứng minh tại một địa điểm rất đặc biệt ở Venezuela nằm trên một hồ nước - nơi trung bình hứng chịu tới 1,2 triệu lần sét đánh mỗi năm. Vào cao điểm mùa mưa tháng 10, nơi này có thể chịu 28 cú sét trong một phút - đủ nguồn năng lượng để thắp sáng cho 100 triệu bóng đèn.
3. Hồ Maracaibo bị sét đánh nhiều nhất trên Trái Đất chảy vào biển nào?
A. Biển Đen
B. Biển Caribe
Câu trả lời đúng là đáp án B: Đó là nơi sông Catatumbo đổ vào hồ Maracaibo thuộc khu vực tây bắc của Venezuela. Hồ nước nằm trong một nhánh của dãy núi Alpes nên 3 mặt bao bọc ở núi cao, chảy qua thành phố Maracaibo, trước khi đổ ra biển Caribe.Suốt nhiều thế hệ, người dân địa phương bị choáng ngợp bởi sự "cuồng nộ" của tự nhiên với những cơn bão sét hoành hành khoảng 10 tiếng mỗi đêm, 260 đêm trong năm. Ngày nay, ngày càng nhiều khách du lịch gan dạ đổ xô tới nơi để chứng kiến "màn trình diễn" âm thanh và ánh sáng ngoạn mục của trời đất.
C. Biển Baltic
4. Vì sao hồ Maracaibo bị sét đánh nhiều nhất trên trái đất?
A. Độ dẫn điện của không khí trên mặt hồ tăng
B. Địa hình và các kiểu gió độc đáo
C. Cả A và B
Câu trả lời đúng là đáp án C: Trong nhiều thập kỷ trước, các nhà khoa học tin rằng những mỏ uranium ở khu vực hồ là nguyên nhân hút sét, khiến nơi này chịu mật độ sét đánh dày đặc như vậy.Sau đó, nhóm nghiên cứu cho rằng không khí phía trên hồ Maracaibo tăng độ dẫn điện do khí mêtan bốc lên từ các dầu mỏ bên dưới. Khi khí mêtan bị ion hóa gặp không khí lạnh hơn từ dãy núi tạo nên sự gặp gỡ giữa hai dòng điện, tạp ra điện tích cực lớn phóng dưới dạng tia sét. Ngoài ra, địa hình và các kiểu gió độc đáo tại khu vực cũng góp phần tạo nên hiện tượng này.Lưu vực hồ Maracaibo được bao quanh bởi những ngọn núi hứng gió ấm ra khỏi biển Caribbean. Khi những cơn gió này va chạm với không khí mát mẻ thổi xuống vùng núi Andes, chúng lên trên cho tới khi ngưng tụ thành sét.
5. Venezuela thuộc khu vực địa lý nào?
A. Trung Mỹ
B. Nam Trung Mỹ
C. Nam Mỹ
Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo sách giáo khoa địa lý, Venezuela là quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ, tiếp giáp Guyana về phía Đông, Brazil về phía Nam, Colombia về phía Tây và biển Caribe về phía Bắc. Quốc gia này có diện tích hơn 916 nghìn km2, dân số hơn 31 triệu người.
6. Thác nước nào sau đây ở Venezuela cao nhất thế giới?
A. Thác Tres Hermanas
B. Thác Angel
Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo WonderList, Angel (tiếng địa phương là Kerepakupai Meru) ở Venezuela là thác nước cao nhất thế giới, với chiều cao 979 m. Thác Angel đổ xuống từ rìa ngọn núi Auyantepui trong vườn quốc gia Canaima, thuộc vùng Gran Sabana của Bang Bolívar, Venezuela.
C. Thác Tugela
7. Ngôn ngữ chính thức tại Venezuela là tiếng...?
A. Tiếng Pháp
B. Tiếng Tây Ban Nha
Câu trả lời đúng là đáp án B: Ngôn ngữ chính thức tại Venezuela là tiếng Tây Ban Nha. Bên cạnh đó còn có 31 ngôn ngữ của thổ dân da đỏ bản địa như tiếng Guajibo, Pemon, Warao, Wayuu, các ngôn ngữ thuộc nhóm Yanomaman. 83% dân cư theo Đạo Thiên chúa.Những di sản văn hóa của đất nước Venezuela mang đậm ảnh hưởng của phong cách Mỹ Latinh, thể hiện qua tất cả các mặt của đời sống như hội họa, kiến trúc, âm nhạc, các công trình lịch sử... Văn hóa Venezuela được hình thành trên nền của ba nhân tố chính: văn hóa của người da đỏ bản địa, của người Tây Ban Nha và người da đen châu Phi. Ban đầu, các yếu tố văn hóa này trộn lẫn vào nhau rồi sau đó lại phân hóa ra theo từng khu vực địa lý.
C. Tiếng Bồ Đào Nha
8. Đất nước Venezuela nổi tiếng thế giới về?
A. Dân số đông nhất châu lục
B. Đất nước có nhiều khoáng sản nhất châu lục
C. Nhiều hoa hậu nhất thế giới
Câu trả lời đúng là đáp án C: Venezuela là một trong những quốc gia mà người dân hâm mộ các cuộc thi sắc đẹp nhất thế giới. Với một công nghệ đào tạo hoa hậu chuyên nghiệp, Venezuela đã trở thành một cường quốc hoa hậu mà không một quốc gia nàotrên thế giới có thể sánh kịp.Nói cách khác, Venezuela được mệnh danh là quốc gia của các hoa hậu bởi vì người đẹp của quốc gia này giành tới 6 vương miện hoa hậu Hoàn vũ, 5 vương miện hoa hậu Thế giới, 5 vương miện hoa hậu Quốc tế...cũng như hàng loạt các danh hiệu sắc đẹp khác. Thậm chí, bà Irene Saez, cựu Hoa hậu Hoàn vũ của Venezuela thậm chí đã từng ra tranh cử Tổng thống năm 1998.Hàng năm, cuộc thi Hoa hậu Venezuela được tổ chức vào tháng Chín để tìm kiếm người đại diện cho đất nước Venezuela tại các kỳ thi sắc đẹp quốc tế. Đây là sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận Venezuela với chương trình truyền hình trực tiếp kéo dài 4 giờ đồng hồ. Các Hoa hậu Venezuela khi tham dự những kỳ thi quốc tế thường đoạt giải cao, mà gần đây nhất là Stefania Fernandez, người chiến thắng của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2009 tại quốc đảo Bahamas.
Số câu trả lời đúng
Tò vò đốt chết người Người đàn ông 52 tuổi gặp nạn trong lúc đi nghỉ cùng cùng gia đình ở gần hồ Annecy, dãy núi Alps, bất ngờ bị tò vò đốt vào lưỡi và tử vong hôm 4/8. Tò vò đôi khi gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Newsweek. Một con tò vò bất ngờ bay vào miệng khi nạn nhân đang dùng bữa. Nó đốt...