Loài cá mập đi bộ mới được phát hiện
Bốn loài “cá mập đi bộ” gần đây đã được phát hiện ở vùng biển phía bắc Australia và New Guinea.
Tin tức này có thể châm ngòi cho những mối lo ngại nơi những kẻ săn mồi khổng lồ đuổi theo khách du lịch trên bãi biển, nhưng thực tế ít đáng báo động hơn.
Những so sánh di truyền đầu tiên của giống cá mập đã cho chúng ta biết về con vật hiếm có này và lịch sử sinh thái của khu vực.
“Với chiều dài trung bình chưa đầy một mét, cá mập đi bộ không có mối đe dọa nào với con người; nhưng nhờ khả năng chịu được môi trường oxy thấp và đi trên vây giúp chúng có lợi thế vượt trội so với con mồi của chúng là các loài giáp xác và động vật thân mềm nhỏ.”, nhà khoa học Christine Dudgeon – Đại học Queensland – nói.
Tất cả cá mập đi bộ đều bơi, nhưng chúng sử dụng vây để đi bộ qua các rạn san hô khi thủy triều rút xuống đủ để tạo ra cách di chuyển tiết kiệm năng lượng nhất.
Tuy nhiên, cho đến gần đây, các nhà sinh học biển đã coi nhiều con cá mập biết đi là loài Hemiscyllium ocellatum. Dudgeon- một trong các tác giả của dự án đã nghiên cứu chi tiết hơn về cá mập và dần dần chứng minh rằng những sinh vật ở vùng nước New Guinea đủ khác biệt với H. ocellatum ở Great Barrier, và chúng xứng đáng được phân loại là bốn loài mới.
Các loài cá mập đi bộ mới được hình thành khi các quần thể bị cắt đứt với nhau, do sự thay đổi mực nước biển hoặc sự nâng cao kiến tạo xung quanh vùng có núi lửa New Guinea. Chúng không bao giờ di chuyển vào lãnh thổ của nhau khi các ranh giới được gỡ bỏ, để lại lịch sử địa chất và khí hậu của khu vực được ghi trong gen của chúng.
Phương Huyền
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Khám phá những kỳ bí về rừng cây rung động ở Namibia
Rừng cây rung động là một trong những rừng cây kỳ lạ, cá thể cây có vẻ ngoài hùng vĩ, to lớn nhưng thực chất lại rỗng và dễ bị tổn thương.
Rừng cây rung động hay rừng cây quiver nằm cách khoảng 14 km về phía đông bắc của thị trấn Keetmanshoop, trên con đường tới ngôi làng nhỏ của Kos, ở miền nam Namibia.
Thực chất cây rung động kỳ lạ có tên khoa học là Aloe dichotoma, một loài thực vật có hoa khổng lồ thuộc phân nhánh của loài cây lô hội. Nhờ ngoại hình lớn bất thường và kỳ lạ của cây rung động, khu vực rừng cây gồm khoảng 250 đến 300 cây mọc thưa thớt khiến khu vực này trở nên nổi tiếng.
Thú vị ở chỗ, cây rung động không thực sự là một cây thân gỗ giống như bề ngoài của nó. Điều này thể hiện rõ qua tên khoa học của nó, tên khoa học Aloe dichotoma của cây rung động xuất phát từ những cành cây rỗng từng được thổ dân địa phương sử dụng làm ống đựng tên.
Mặc dù sống ở nơi sa mạc khô hạn nhưng loài cây độc đáo này có thể tăng trưởng cao từ 7-9 mét. Nó có một thân trụ mập mạp có đường kính lên tới một mét, quanh thân phủ đầy vảy màu nâu vàng tuyệt đẹp với các cạnh sắc nét.
Tán cây bao gồm rất nhiều nhánh chia hai, đây cũng là nguyên nhân khiến cây rung động có danh pháp khoa học thứ hai là Dichotoma, có nghĩa là chia hai.
Tuy vậy, không giống như các thân cây thu nhỏ, phân cành của cây rung động rất mịn và được bao phủ bằng một lớp bột màu trắng mỏng giúp cây phản xạ lại các tia nắng mặt trời.
Từ tháng Sáu đến tháng Tám, thời kỳ mùa đông ở Nam bán cầu, những hoa vàng tươi sẽ nở trên những ngọn cây rung động, thu hút cả chim và các du khách đến thăm và chiêm ngưỡng.
Tác dụng của cây rung động có rất nhiều, những người thổ dân bản địa sử dụng thân cây rung động nhỏ để đựng tên, những cây rung động lớn để trữ thực phẩm và nước uống. Các mô sợi của thân cây có tác dụng làm mát cho phép những người bản xứ lưu trữ thực phẩm dễ hỏng với thời gian dài hơn.
Ngoài giá trị sử dụng, những cây rung động còn giữ giá trị sinh thái to lớn. Nhiều loài côn trùng, động vật và các loài chim có thể duy trì sự sống nhờ lượng mật hoa dồi dào của những bông hoa rung động. Cây cũng là một miền đất hứa cho một số loài chim hiền lành, hòa đồng làm tổ.
Hiện, cây rung động được phân loại là một loài thực vật dễ bị tổn thương. mối đe dọa lớn nhất của loài cây này là sự nóng lên toàn cầu và lượng mưa giảm. Chúng cũng đang cố gắng hết sức để chống lại sự khắc nghiệt bằng cách phân tán giống nối đến các vùng mát hơn ở vĩ độ cao hơn. Loài cây này được bảo vệ bởi luật pháp ở Nam Phi và rừng cây là một di tích quốc gia được công nhận của Namibia.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Lạ lùng loài cây khiến nạn nhân như bị tạt axit và điện giật Trong 30 phút, nạn nhân sẽ bị tra tấn thực sự bởi độc tố thần kinh, sản sinh sau khi va chạm lá cây Gympie-gympie. Đầu tiền là cảm giác nóng rát cực độ, sau đó nạn nhân sẽ có cảm giác bị tạt axit và điện giật liên tục. Thiên nhiên hoang dã có rất nhiều loài cây xinh đẹp nhưng độc...