Loài cá “ma” chỉ sống ở độ sâu 7,5km dưới đáy biển, tan chảy khi lên bờ
3 loài cá “ma” mới được tìm thấy ở độ sâu 7,500 mét dưới đáy biển, tại một trong những rãnh nứt sâu nhất ở Thái Bình Dương.
Theo Daily Mail, nhóm nghiên cứu tìm hiểu rãnh nứt Atacama ở phía đông nam Thái Bình Dương đã phát hiện 3 loài cá “ma” mới, thuộc họ cá nòng nọc (snailfish).
Chúng được phát hiện sống ở độ sâu 6.500-7.500 mét dưới đáy biển. Các nhà nghiên cứu nói loài cá “ma” sống ở đây có cấu tạo để chống chịu lại với điều kiện khắc nghiệt. Ngược lại, cơ thể chúng sẽ tan chảy một khi được đưa lên bờ.
Đoạn video do các nhà nghiên cứu công bố, cho thấy cảnh loài cá trong suốt bơi bên dưới đáy biển.
Loài cá “ma” trong suốt sống ở sâu dưới đáy biển.
Rãnh nứt Atacama có độ sâu 8.000 mét, trải dài gần 6.000km dọc theo khu vực ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ. Những loài cá “ma” sống ở đây nằm trên cùng của chuỗi thức ăn.
Video đang HOT
“Cơ thể chúng biến đổi để thích nghi với điều kiện sống rất sâu dưới đáy biển”, chuyên gia Thomas Linley đến từ Đại học Newcastle nói. “Ở độ sâu này, chúng không phải lo đến các đối thủ hay những kẻ săn mồi đáng gờm. Thậm chí chúng con là sinh vật nằm trên cùng của chuỗi thức ăn, chuyên đi săn các loài sinh vật khác”.
“Chính nhờ sức ép cực lớn dưới đáy biển mà cơ thể loài cá này trở nên ổn định. Chúng sẽ tan chảy ngay khi được đưa lên bờ”, Linley nói.
Loài cá này tan chảy nếu được đưa lên bờ vì chênh lệch áp suất.
Bên cạnh loài cá “ma” mới, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện một loại bọ chân đều (isopod) gọi là Munnopsid. Loài sinh vật này có thể đi bộ dưới đáy biển, giống như nhện.
“Thật tuyệt vời khi nhìn thấy chúng ở môi trường tự nhiên. Đặc biệt là khi chúng chuyển từ trạng thái bơi sang đi bộ dưới đáy biển”, Linley nói thêm.
Theo Danviet
Thả camera sâu 8.178 m, ngỡ ngàng cảnh sống rộn ràng
Một nhóm nghiên cứu Nhật Bản mới đây đã công bố phát hiện dấu vết của sự sống ở rãnh đại dương Mariana, khe vực sâu nhất thế giới.
Theo báo Nhật Bản Asahi Shimbun, cơ quan Khoa học và Công nghệ Đại dương-Trái Đất Nhật Bản (JAMSTEC) mới đây đã công bố phát hiện loài sinh vật sống ở độ sâu 8.178 mét dưới rãnh đại dương Mariana.
Xuất hiện trong đoạn video do camera có độ phân giải cao ghi lại là loài cá ốc (snailfish) đang bơi lội tung tăng. Đây dấu vết của loài cá ở độ sâu lớn nhất mà ống kính camera từng ghi lại được.
Loại cá ốc xuất hiện trong video có khả năng là cá ốc Mariana, đến khu vực này để bắt các loài giáp xác. Trong video, loại cá này được các nhà nghiên cứu phát hiện đang ăn giáp xác.
Loài cá ốc xuất hiện trong đoạn video quay được ở độ sâu 8.178 mét.
"Chúng tôi đã thiết lập kỷ lục quay phim một con cá ở độ sâu lớn nhất từng trước đến nay", nhà nghiên cứu Kazumasa Oguri của JAMSTEC nói. "Chúng tôi hy vọng có thể tìm hiểu thêm về hệ sinh thái biển sâu và giới hạn độ sâu cá có thể sống".
Hồi tháng 5, viện Khoa học Trung Quốc cũng tuyên bố quay được cảnh một con cá ở độ sâu 8.152 m ở rãnh Mariana, gần đảo Guam.
Theo các nhà khoa học, việc cá tồn tại ở độ sâu lên tới gần 8.200 mét là một phát hiện đáng chú ý. Chúng thường không tồn tại ở điều kiện thiếu ánh sáng và khắc nghiệt như vậy vì áp suất.
Đây là độ sâu lớn nhất mà các nhà nghiên cứu từng phát hiện có loài cá sinh sống.
Các nhà khoa học cho rằng cá có thể sống ở độ sâu 8.200 m. Chúng không thể sống ở những nơi sâu hơn vì không thể kiểm soát áp suất thấm lọc. Hồi tháng 4, Viện Khoa học Trung Quốc tuyên bố quay được cảnh một con cá ở độ sâu 8.152 m ở cùng khu vực gần đảo Guam.
Rãnh Mariana là rãnh đại dương sâu nhất thế giới, nằm trên phần đáy của khu vực tây bắc Thái Bình Dương, về phía đông quần đảo Mariana. Điểm sâu nhất của khu vực này lên tới 11.000 mét so với mặt nước biển, là nơi sâu nhất trên vỏ Trái đất.
Theo Danviet
Doanh nghiệp Đức dọa rời Nord Stream-2: Mặc cả? Nếu Mỹ áp lệnh trừng phạt lên Nord Stream-2 cho bất cứ công ty nào làm ăn với Nga, Uniper có thể sẽ tuân thủ vì sợ ảnh hưởng. Tờ Dow Jones News dẫn lời lãnh đạo công ty năng lượng Đức Uniper, một trong những đối tác châu Âu trong dự án "Dòng chảy phương Bắc-2" (Nord Stream-2) đã tuyên bố một...