Loài cá kỳ dị nhất hành tinh biết leo cây có ở Việt Nam
Một loài cá vừa có mang lại vừa có phổi, vừa sống dưới nước vừa chạy nhảy trên cạn và biết leo cây, được tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 con vật ‘kỳ dị nhất hành tinh’.
Loài cá kỳ dị ấy không hề xa lạ với người dân Cà Mau, đó chính là cá ‘thòi lòi’.
Cá thòi lòi (hay cá leo cây) thuộc họ cá bống trắng, được tìm thấy tại khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới trải dài từ Seychelles, Ấn Độ, Bangladesh, Australia, Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam).
Tại Việt Nam, tỉnh Cà mau được ví như “thủ phủ” của loài cá này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm loài cá này ở nhiều vùng biển ngập mặn khác như Cần Giờ, Nhơn Trạch, Gò Công…
Cá thòi lòi được tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 con vật “kỳ dị nhất hành tinh”. Sở dĩ, chúng là loài cá kỳ dị nhất hành tinh nhờ bởi các đặc điểm có một không hai của mình.
Ngoại hình của thòi lòi gây ấn tượng mạnh từ cái nhìn đầu tiên. Từ da, bộ vây cho đến màu sắc đều rất đặc biệt.
Video đang HOT
Điểm ấn tượng và khó quên nhất có lẽ là cặp mắt to, lồi ra ngoài nằm sát nhau trên đỉnh đầu của chúng khiến cho loài cá này có cái tên là “thòi lòi”.
Đặc điểm kỳ lạ nhất khiến cá thòi lòi không giống bất cứ loài cá nào là nó sinh sống được ở vùng nước mặn, nước lợ (nhưng môi trường sống phù hợp nhất của chúng là môi trường nước mặn).
Chúng có thể sống dưới nước, trong bùn lầy hoặc chạy nhảy trên cạn, thậm chí còn leo cây khi đi kiếm thức ăn. Mỗi con trưởng thành dài 10 – 15cm, to bằng ngón tay.
Qua ngiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Edinburgh, họ đã phát hiện ra một phương pháp vận động hoàn toàn mới ở cá, sử dụng cơ thể để phóng về phía trước khi lướt qua mặt nước. Trong khi thực hiện điều này, những con cá đã đạt tốc độ khoảng 1,7m/s.
Các nhà ngiên cứu dành thời gian quan sát loài cá thòi lòi, chúng là loài duy nhất vừa trèo cây vừa nhảy trên mặt nước. Đây cũng có thể là cách chạy trốn của chúng.
Sự nóng lên toàn cầu cũng đang tác động rất lớn đến môi trường sống của cá thòi lòi. Do biến đổi khí hậu, nhiệt độ đại dương tăng lên đã buộc nhiều sinh vật biển phải rời bỏ môi trường sống ban đầu của chúng. Sự đổ bộ hàng loạt của cá thòi lòi lên bờ trên thực tế đã trở thành một bằng chứng hữu hình về sự nóng lên toàn cầu.
Loài cá có khả năng dùng miệng bắ.n nước hạ gục con mồi trên không
Đó chính là cá mang rổ, còn được biết đến với cái tên là cá măng rổ hay cá cung thủ, cá cao xạ pháo, có khả năng sống ở môi trường nước mặn lẫn nước ngọt.
Ngoài ra, chúng còn có khả năng bay khỏi mặt nước đớp mồi và nhận diện khuôn mặt người với độ chính xác cực cao.
Cá mang rổ có đặc điểm đầu nhọn, miệng rộng, thân dẹt và thon dài, sống ở nhiều nơi trên thế giới và cả Việt Nam
Với cấu tạo đặc biêt, miệng cá có thể tạo áp suất rất lớn để phun tia nước mạnh như sún.g nước vào con mồi
Cá mang rổ có khả năng hạ gục con mồi chính xác ở khoảng cách đến 2 mét
Và chỉ mất khoảng 1/10 giây để tính toán việc bắ.n rơi con mồi
Cá mang rổ còn có thể bay cao lên mặt nước để đớp con mồi
Hình ảnh mô phỏng khả năng tính sai số của cá mang rổ để bắ.n trúng mục tiêu
Theo nghiên cứu, loài cá này còn có thể nhận diện khuôn mặt người quen thuộc từ hàng chục gương mặt khác nhau với độ chính xác cực kỳ cao
Cá có khát nước không khi sống trong môi trường nước? Ai cũng biết cá sống dưới nước, nhưng liệu có bao giờ cá khát nước và muốn uống nước không? Thật ra loài cá không thực sự cần cảm giác khát nước thì mới uống nước. Việc uống nước chỉ là một phản xạ xảy ra mà không cần một quyết định nào từ cơ thể của chúng. Vì vậy, có thể nói...