Loài cá Dunkleosteus: “Kẻ hủy diệt” của kỷ Devon
Trước khi loài khủng long xuất hiện, Trái Đất cũng từng tồn tại rất nhiều loài động vật được mệnh danh là sát thủ khét tiếng, trong số đó có rất nhiều loài đến từ đại dương và cá Dunkleosteus là một trong số đó.
Trong lòng đại dương hàng trăm triệu năm trước, có một loài cá ăn thịt với răng nanh và hộp sọ khổng lồ, chúng là Dunkleosteus. Với thân hình mập mạp và hình dáng hung dữ, loài cá của kỷ Devon này xứng đáng với biệt danh “kẻ hủy diệt” thời kỳ cổ đại.
Vào nửa sau thế kỷ 19, nhân loại bắt đầu phát hiện được một số lượng lớn hóa thạch của nhiều loài sinh vật cổ đại khác nhau, ngành cổ sinh vật học ở Hoa Kỳ bắt đầu phát triển. Nhiều hóa thạch kỳ lạ đã được tìm thấy ở Tennessee và Wyoming. Năm 1868, John Newberry dựa theo hóa thạch hộp sọ và hàm dưới (AMNH 81) để thành lập chi khủng ngư Dinichthys, với loài cá điển hình là Dinichthys herzeri.
Trong một thời gian dài sau khi chi Dinichthys được đặt tên, hầu hết tất cả các loài cá cổ đại khổng lồ được tìm thấy ở Bắc Mỹ đều được phân loại vào trong chi này, và chi khủng ngư được giới khoa học coi như một “bãi rác” trong ngành phân loại động vật.
Năm 1956, cổ sinh vật học Jean Pierre Lehman phát hiện ra rằng loài cá có tên Dinichthys terrelli trong các nghiên cứu từ năm 1873 là một loài hoàn toàn mới và khác xa so với chi khủng ngư, bởi vậy ông đã đặt tên và phân loại lại cho loài cá này là Dunkleosteus, thuộc chi “Dunkle”.
Cho đến nay, có ít nhất 10 loài trong chi Dunkle (Dun) được phát hiện, trong đó loài điển hình là Dunkleosteus terrelli. Hầu hết các mẫu hóa thạch của cá Dun được tìm thấy ở Hoa Kỳ, Bắc Mỹ và cả ở Châu Âu. Khuôn mặt của cá Dun rất ấn tượng với hình dáng của hộp sọ và răng cực kì đáng sợ.
Dunkleosteus là một chi cá da phiến tuyệt chủng, từng tồn tại vào cuối kỷ Devon, khoảng 380-360 triệu năm trước. Vài loài, ví dụ như D. terrelli, D. marsaisi, và D. magnificus, nằm trong số những loài cá da phiến lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.
Dunkleosteus là một loài cá ăn thịt tiền sử có kích thước khá lớn. Trước đây có rất nhiều tranh cãi về kích thước thật của loài cá này, bởi vậy rất nhiều người cho rằng loài cá này có chiều dài cơ thể lên tới hơn 10 mét, nhưng trên thực tế, qua phân tích và mô phỏng lại thân hình của loài cá này từ các mẫu hóa thạch tìm kiếm được, chúng ta biết được rằng chiều dài tối đa của loài Dunkleosteus là 6 mét và nặng tới gần 1,5 tấn.
So sánh kích thước của cá Dunkleosteus với con người.
Dunkleosteus là những con “cá bọc thép”. Đầu và cổ của chúng được bao bọc bằng một lớp áo giáp xương khá dày. Cũng chính vì điều này, hóa thạch của chúng thường bảo tồn được hầu hết phần đầu và cổ.
Bao phủ bên ngoài lớp giáp đó là một bộ da rất bóng, đi theo đó là một đôi mắt mọc ở hai bên đầu với những chiếc răng sắc nhọn khổng lồ có thể nhìn thấy ngay từ bên ngoài.
Mặc dù có thể nhìn thấy ngay từ bên ngoài, nhưng trên thực tế loài cá này không hề có răng, thứ mà chúng ta nhìn thấy và coi là răng về bản chất đó chính là một phần của lớp áo giáp xương của chúng.
Theo hình dạng của hóa thạch cổ và hộp sọ thì loài cá này có phần lưng cao hơn, và cơ thể của chúng phải rất mập mạp, với một cái đuôi lớn, mạnh mẽ ở phía sau. Cơ thể rắn chắc, cái miệng sở hữu lực cắn kinh hoàng và bộ giáp cứng cáp khiến cho Dunkleosteus trở thành một chiếc xe bọc thép đúng nghĩa ở trong lòng đại dương.
Dunkleosteus sống ở thời kỳ cuối kỷ Devon từ 380 đến 360 triệu năm trước – đây được xem là thời đại hoàng kim của các loài cá. Sự phát triển thịnh vượng của các loài cá ăn thịt cỡ lớn cũng được xem là điểm nhấn của thời kỳ này.
Những loài cá có cấu trúc hộp sọ và hàm tương tự cũng xuất hiện khá phong phú, nhưng Dunkleosteus vẫn được coi là một trong những động vật có xương sống có hàm sớm nhất trong lịch sử Trái Đất. Cú chụp cắn của loài này có sức mạnh tương đương 5 tấn. Với lực cắn khủng khiếp này, loài cá mập cùng thời dường như hoàn toàn bất lực trước chúng.
Cùng với đó là tính cách vô cùng hung dữ, loài cá này được xem là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn dưới đại dương thời kỳ bấy giờ. Dunkleosteus cũng được coi là một tay sát thủ hạng nặng của Trái Đất kể từ khi bắt đầu sự hình thành của những sinh vật có xương sống. Với cấu tạo vô cùng đặc biệt, đầu và ngực được bao phủ bởi các tấm xương như bọc thép, Dunkleosteus là nỗi khiếp đảm của cá mập cùng nhiều loài sinh vật biển khác thời tiền sử.
Nghiên cứu cho thấy Dunkleosteus có bộ hàm khỏe nhất trong mọi loài sinh vật biển từ trước tới nay, ngang ngửa với sức mạnh của T-rex và các loài cá sấu hiện đại khác. “Dunkleosteus có thể ăn tươi nuốt sống bất cứ thứ gì trong môi trường của nó”, Philip Anderson, nhà nghiên cứu đứng đầu tại Đại học Chicago, Mỹ, nói.
Hoa thach tim thây vơi nhiêu xương ca, va môt phân thưc ăn con lai cua cac loai ca khac. Cac nha khoa hoc cho răng, Dunkleosteus thương xuyên nha cac xương cua con môi ra chư không hoan toan tiêu hoa chung. Dunkleosteus la môt loai ca hung dư, no co thê ăn bât cư thư gi găp trên đương đi săn, tư ca be, ca lơn, ca mâp, hay thâm chi la đông loai cua minh.
Dunkleosteus sơ hưu môt cơ chê liên kêt bôn phân cua ham giưa hôp so, la chăn ngưc, ham dươi va cac cơ ham nôi lai vơi nhau, cac khơp nay chuyên đông linh hoat giup cho ca hai ham đat tôc đô cao khi mơ va đong. Chung co thê mơ ham trong 20 phân nghin giây va kêt thuc toan bô qua trinh mơ va đong trong khoang 50-60 mili giây.
Dunkleosteus sư dung cơ ham đê hut thưc ăn, hô trơ trong viêc băt giư con môi, tao lưc căn cao khi đong ham. Ap lưc tao ra lơn đên mưc co thê đâm thung hay căt nat qua lơp biêu bi hoăc ao giap da, điêu nay lam cho Dunkleosteus trơ thanh ke săn môi khung khiêp nhât cua đai dương thơi đây.
Trong suốt hàng triệu năm trong kỷ Devon, Dunkleosteus là loài sinh vật biển thống trị hoàn toàn thế giới đại dương. Các nhà khoa học cho biết, loài sinh vật khủng khiếp này là loài cá lớn nhất đại dương trong kỷ Devon. Với hình dạng phục dựng, chúng trông giống như những cỗ xe tăng bóc thép, sẵn sàng tấn công con mồi đang nhắm tới.
Sinh vật biển bảo vệ chúng ta khỏi hàng triệu virus
Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng một số sinh vật biển bảo vệ nhiều loài khác trên Trái Đất khỏi hàng triệu virus tồn tại trong môi trường nước.
Các nghiên cứu trong quá khứ cho thấy đại dương là nơi sinh sống của hàng chục triệu virus khác nhau. Một mililit nước có thể chứa tới 10 triệu virus. Tuy nhiên, sự hiện diện của chúng giảm đi đáng kể bởi các các sinh vật sống trong đại dương.
Theo nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Nature, nhà sinh thái biển Jennifer Welsh tới từ Viện nghiên cứu biển Hoàng gia Hà Lan cho biết, một số loài sinh vật biển có khả năng loại bỏ virus có trong đại dương.
Sinh vật biển bảo vệ chúng ta khỏi hàng triệu virus. (Ảnh: Flickr)
Welsh và các đồng nghiệp đã nghiên cứu trên 10 loài sinh vật biển khác nhau và phát hiện cua, sò, bọt biển, hàu là những loài có "đóng góp" nhiều nhất trong việc làm giảm virus trong nước.
Thông qua các thí nghiệm, nhóm của Welsh nhận ra rằng các sinh vật này loại bỏ virus thông qua các hành động chủ động như săn mồi hoặc vô tình tạo ra một rào cản giữa virus và vật chủ tiềm năng.
Theo bà Welsh, các động vật được chọn để nghiên cứu có thể quét sạch gần như toàn bộ quần thể virus trong vài giờ.
"Trong các thí nghiệm của chúng tôi, bọt biển làm giảm sự hiện diện của virus tới 94% trong vòng 3 giờ. Một thí nghiệm khác cho thấy sự hấp thụ virus xảy ra rất nhanh và hiệu quả. Ngay cả khi chúng tôi đưa virus mới vào nước cứ sau 20 phút, bọt biển vẫn loại bỏ chúng rất hiệu quả", bà cho hay.
Sau bọt biển, cua là sinh vật xếp thứ 2 trong khả năng loại bỏ virus. Nó làm giảm 90% sự hiện diện của virus trong khi sò là 43%, hàu là 12%.
Welsh và các cộng sự lưu ý rằng các phát hiện mới của họ có thể được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản. Các sinh vật như bọt biển có thể được sử dụng để bảo vệ quần thể trang trại khỏi các đợt bùng phát dịch bệnh tiềm tàng.
Hoạt động di cư bí ẩn của cá voi Hàng năm, khi biển Bắc cực hoặc Nam cực rơi vào mùa đông, các đàn cá voi lại bắt đầu chuyến hành trình 'vòng quanh thế giới'. Các nhà khoa học cho rằng, chúng làm vậy để tránh khí hậu quá lạnh và do môi trường khan hiếm thức ăn. Cá voi thường di cư khi vùng biển Nam - Bắc cực rơi...